Biện pháp thi công móng nhà trong thực tập tại Công ty Xây dựng Hiệp Hòa

MỤC LỤC

BIỆN PHÁP THI CÔNG

- Bêtông móng được trộn bằng máy trộn và được lấy mẩu thí nghiệm theo mẫu chuẩn có kích thước (15x15x15)cm³ trước khi đổ để đánh giá chất lượng bờtụng theo đỳng thiết kế, trờn mẫu cú ghi rừ ngày thỏng năm lấy mẫu. Bêtông đạt cường độ khi đủ 28 ngày thì gởi cho cơ quan kiểm tra thẩm định xác định cường độ của bêtông, lấy kết quả này làm cơ sở đánh giá nghiệm thu chất lượng của cấu kiện. Bêtông đế móng được đổ thành từng lớp và được đầm kĩ bằng đầm dùi, khi bêtông đạt khoảng 25% cường độ thì lắp dựng ván khuôn cổ móng, sử lý phần tiếp giáp giữa 2 lần đổ bằng cách tưới nước ximăng và rãi thêm ximăng khô lên vị trí tiếp giáp sau đó tiến hành đổ và đầm bêtông cổ móng. - Khi đổ bêtông xong được khoảng 1 ngày thì ta tiến hành bảo dưỡng bằng cách tưới nước để giữ ẩm không cho bêtông bị trắng mặt, bị nức chân chim và tiến hành tháo gỡ ván khuôn móng trụ sau khi đổ bêtông xong khoàng 1 ngày, để tiến hành lấp đất hố móng. - Ta tiến hành đào đất tạo rảnh tại các vị trí xây móng đá chẻ để tiến hành xây móng đá chẻ bằng vữa ximăng M50.  Trong quá trình đào đất hố móng phải có biện pháp che chắn để tránh việc lỡ đất gây nguy hiểm cho người và máy móc thi công. Lắp dựng cốt thép móng băng. Lắp dựng ván khuôn móng băng. Công tác đổ bê tông móng. - Lấp đất hố móng xong tiến hành xây móng đá chẻ , đá dùng phải sạch , đảm bảo cường độ chịu lực , kích thước chênh lệch không đáng kể , vuông góc , thẳng cạnh. - Tiến hành căng dây vẽ mực lên mặt dầm móng , canh chuẩn cốt đáy móng so với cốt nền , đào hố lớn hơn bề mặt móng thiết kế 25 cm để dễ dàng thi công. - Tiến hành xây , khối xây đảm bảo đặc chắc , ngang bằng , vuông góc và không trùng mạch. - Sau khi xây xong cần bảo dưỡng khối xây tránh va chạm. 2.2/ Công tác thi công g iằng m óng của hạng mục công trình. - Thép đai, thép chịu lực của giằng móng đã được gia công đúng qui cách, chủng loại theo thiết kế đối với từng cấu kiện, từng trục. - Thép đai được luồn vào thép chịu lực và được lắp đặt tại vị trí giằng móng trên móng đá chẻ hay trên lớp bêtông lót tại những vị trí không xây móng đá chẻ đúng theo thiết kế qui định trong bản vẽ. - Thép giằng móng được lắp đặt trước khi lắp dựng ván khuôn để thuận lợi cho việc liên kết và buộc cốt thép. Cốt thép giằng móng. - Ván khuôn được sử dụng trong thi công giằng móng là ván khuôn gỗ được gia công sẵn. - Dựng vừ bao ximăng hay vữa ximăng tiến hành bịt kớn cỏc chổ hở tại các vị trí liên kết để khi đổ bêtông giằng móng không bị mất nước. - Dùng các thanh chéo neo giữ cố định các thành ván tại các vị trí giao nhau của giằng để cho ván khuôn được ổn định đảm bảo vuông góc. → Sau khi lắp đặt cốt thép, ván khuôn giằng móng xong ta tiến hành vệ sinh sạch ván khuôn, cốt thép, kê cốt thép để đảm bảo lớp bêtông bảo vệ rồi tiến hành nghiệm thu nội bộ trước khi mời chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu. Lắp dựng ván khuôn giằng móng. - Sau khi nghiệm thu và được sự đồng ý cho tiến hành đổ bêtông đơn vị thi công dùng nước tưới ẩm ván khuôn và chuẩn bị đổ bêtông. - Bờtụng được trộn bằng mỏy ứ được vận chuyển tới vị trớ giằng múng cần đổ bêtông trên sàn công tác đã chuẩn bị sẳn theo 2 đường để trong quá trình vận chuyển không bị chồng chéo nhau. - Bêtông được đổ từ xa tới gần theo từng trục so với vị trí trộn bêtông và được đầm dùi kĩ nhất là tại vị trí giao nhau với trụ. Phải lấy mẫu thử để thẩm định, đánh giá chất lượng của bêtông. - Không đổ bêtông giằng móng tại vị trí chân cầu thang để sau này khi thi công cầu thang. Sau khi đổ bêtông cần tiến hành kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên. - Sau khi đổ bêtông được 1 ngày thi bắt đầu tháo gỡ ván khuôn giằng móng theo từng trục để tiến hành lấp đất công trình. Bê tông giằng móng. 2.3/ Công tác thi công làm n ền hạng mục công trình. - Đất lấp nền được lấy từ đất đào của công trình được vận chuyển bằng máy đào gầu nghịch có bàn ủi và sự trợ giúp và vận chuyển bằng xe rùa của công nhân đến các vị trí cần san lấp. - Đất được san bằng ra và được đầm bằng các loại máy đầm đó là đầm chân cừu, đầm bàn có trọng lượng nhỏ công nhân dùng tay điều khiển, công tác đầm được thực hiện khá kĩ để nền đất được ổn định, không bị lún hay biến dạng trong quá trình sử dụng để không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của các cấu kiện. - Giữa các lớp đất đắp không được làm nhẵn mặt để đảm bảo sự liên kết và đồng nhất của khối đất. Lớp đất được đắp tới vị trí dưới cốt nền nhà. khoảng hơn 10cm để đổ bêtông lót nền và lát gạch cho nền nhà. - Tiến hành đổ bêtông đá 4x6 cm lên khắp các vị trí làm nền công trình, trong quá trình đổ bêtông có chừa các rảnh đặt ống nước để sau này thi công phần nước không phải đục bỏ. Trong quá trình đổ bêtông phải đầm chặt. - Sau khi bêtông đã đông kết tiến hành bảo dưỡng bêtông nền bằng cách tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm ổn định. Công tác làm nền công trình. *) Trong quá trình thi công cột ở các tầng trên của công trình thì trước khi lắp dựng cốt thép, ván khuôn các cột ta tiến hành xác định vị trí tim trục bằng cách thủ công đó là dùng thước tầm đầu có buộc quả dọi. + Tiến hành dọi tại các góc công trình bằng cách áp thước tầm vào thành dầm biên, dùng thước thép đo khoảng cách từ dây dọi đến mép cột ở chân cột tầng dưới được bao nhiêu rồi lấy kết quả này đo từ mép dây vào cột rồi dùng sôn đánh dấu tại vị trí đó xong ta dùng thước đo để xác định tim trục theo bản veừ thieỏt keỏ. - Trước khi đổ bêtông cần phải tưới nước giữ ẩm và làm sạch ván khuôn vệ sinh chân cột sử lý tại vị trí chân cột giữa lớp bêtong cũ và lớp bêtông sắp đổ bằng cách rắt xinăng bột và đánh dấu có công trình, mạch ngừng của cột trên ván khuôn đối với ván khuôn được lắp dựng dài hơn chiều cao đổ.

- Khi đầm bêtông không được đầm quá lâu, vì cột có chiều cao lớn nên ta phải đầm ăn sâu xuống lớp bêtông đã đổ khoảng 6 cm, khi đầm ta phải đầm đứng hoặc hơi nghiêng đầm .Đầm thứ tự không được cho đầm chạy mạnh quá vào ván khuôn và cốt thép nó làm sai lệch cốt thép khi đầm , xong ta rút đầm lên từ từ khi mũi đầm lên khỏi mặt ta mới tắt động cơ. - Trước khi tiến hành lắp dựng cốp pha dầm sàn, phải tiến hành xác định cốt đáy dầm và đáy sàn theo bản vẽ thiết kế bằng cách dùng thước thép đo dẫn cốt và đánh dấu bằng sơn lên vị trí thép cột của các trục, dùng dây căng và ống nước để xác định mặt bằng đáy dầm, đáy sàn lên các trục công trình. - Sau đó đổ bêtông sàn và cũng được đầm bằng đầm rung cho bêtông đảm bảo đặt chắc, trong quá trình đổ bêtông sàn ta dùng cuốc ban bêtông ra cho điều, dùng xẳng, bàn lược, bay để tạo cho lớp bêtông được bằng phẳng, dùng thanh thép þ6 dài cở 60 cm và có hàn một đoạn thép dài 10 cm ở vị trí cách một đoạn bằng chiều dày của sàn để đo chiều dày của lớp bêtông sàn khi đổ.

- Khi lắp dựng cốt thép ta tiến hành lắp dựng cốt thép chịu mômen dương trước, bắt đầu rãi thép theo chiều dài cầu thang ( thép chịu lực ), rồi đặt các thanh thép ngang lên phía trên thép chụi lực theo đúng khoảng cách thiết kế, cốt thép phải được liên kết với cốt thép của giằng móng chưa đổ bêtông đã chừa sẳn đối với khi thi công cầu thang tầng 1, sau đó tiến hành lắp dựng cốt thép mũ chịu mômen âm, thép cấu tạo đỡ thép mũ đặt ở phía dưới thép mũ.