MỤC LỤC
Như đã phân tích ở trên hoạt động xuất khẩu lao động có tính tất yếu khách quan, chính vì vậy mà Việt Nam cũng giống như các nước đang phát triển khác trên thế giới không thể không triển khai hoạt động xuất khẩu lao động. Trên đây là những quy định của Nhà nước ta về vấn đề xuất khẩu lao động được trích từ Bộ luật lao động và Nghị định 152/NĐ – CP của Chính phủ.
Quá trình quản lý có thể diễn ra dưới nhiều hình thức từ quản lý trong nước cho đến quản lý ở nước ngoài, từ quản lý trực tiếp cho đến việc gián tiếp quản lý..Nhưng dù sử dụng cách thức quản lý nào thì mục đích của hoạt động quản lý đều là nhằm làm cho hoạt động xuất khẩu thực sự hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả quốc gia, doanh nghiệp lẫn người lao động.Từ đây ta có thể thấy rằng quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của các chủ thể quản lý là Nhà nước lên các đối tượng quản lý là hoạt động xuất khẩu lao động và các khách thể quản lý là người lao động, các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động cùng các đối tượng có liên quan khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động. Việc đào tạo giáo dục định hướng là hết sức cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu lao động vì nó giúp cho người lao động có được nhận thức tốt hơn về công việc, luật pháp cũng như yêu cầu của bên nước ngoài đối với họ từ đó nâng cao được chất lượng, uy tín của đội ngũ lao động Việt Nam.Chính vì vậy việc đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động phải dành được sự quan tâm và quản lý chặt chẽ không chỉ của các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu lao động mà còn của cả các cơ sở đào tạo, Cục quản lý lao động ngoài nước, Tổng cục dạy nghề, các Bộ, ngành, địa phương,…Trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đơn vị trờn đều được quy định rừ trong Quy chế đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ngày 13 tháng 12 ngày 1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Dựa vào số liệu trên ta có thể thấy rằng lao động của tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là làm nông nghiệp với con số 267.450 người chiếm 49% tổng số lao động tuy đã là giảm hơn so với năm 2005 ( khoảng 49,5%) song giảm không đáng kể và đây vẫn là một tỷ lệ cao trong khi số lao động thuộc khu vực công nghiệp chỉ chiếm 28,9% và trong khu vực dịch vụ là 120.625 người chiếm 22,1%; do đó trong thời gian tới tỉnh phải có nhiều biện pháp để chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực là tăng số người trong khu vực phi nông nghiệp, giảm số lao động làm nông nghiệp xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa phải là cao so với yêu cầu của thực tế, trong thời gian tới Đảng và Chính quyền tỉnh Bắc Ninh cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa để người nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của mình với những công việc làm thêm đặc biệt là trong thời gian nông nhàn, điều đó không chỉ nâng cao được hơn nữa tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn mà còn làm giảm thiểu nhiều hơn tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, nâng cao hơn thu nhập cho nhân dân giúp họ cải thiện đời sống.
Nhìn chung, lao động tỉnh Bắc Ninh đều có ý thức chấp hành pháp luật cao và tinh thần học hỏi, họ hầu hết đều có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và phấn đấu học tập để có được trình độ toả mãn nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị xuất khẩu cũng như yêu cầu của bên nước ngoài song do trình độ học vấn và nhận thức còn yếu, cơ hội học tập, nâng cao trình độ tay nghề cũng như ý thức kỷ luật không nhiều do đó họ cũng còn có nhiều điểm hạn chế có ảnh hưởng xấu đến công tác xuất khẩu lao động của tỉnh như vi phạm hợp đồng, bỏ trốn,. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý hoạt động xuất khẩu lao động đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan giám sát chỉ đạo tốt việc tuyrnr mộ, tuyển chọn lao động cũng như công tác giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cụ thể: Trong năm 2006 số người tham gia tuyển mộ, tuyển chọn đặc biệt là những người tham gia thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn (KLPT) tăng cao (tỷ lệ thi đỗ là rất cao tới 92%) và được Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đánh giá rất cao về công tác tuyển dụng.
Hiện nay, Việt Nam cũng đang nghiên cứu và thí điểm đưa lao động tới một số thị trường mới như Mỹ, Macau, Canada, EU,…Những thị trường này rất có triển vọng vì mức thu nhập rất cao (ở Mỹ mức lương tối thiểu là từ 8 – 10 USD/giờ, tại Australia lương tối thiểu là trên 30.000/năm,…) song yêu cầu và đòi hỏi về trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề của các thị trường này thường rất cao, họ chủ yếu có nhu cầu về các ngành nghề như kỹ sư công nghệ thông tin, y tá,… do vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước để đáp ứng được và kịp thời yêu cầu của thị trường lao động thế giới đặc biệt là những thị trường khó tính nhưng có thu nhập cao.
Trong bài viết tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi gặp phải những sai sót mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm. Tôi cũng xin cam đoan rằng bài viết này là hoàn toàn do tự bản thân người viết tự mình vận dụng kiến thức của bản thân và tham khảo sách, báo, tài liệu viết ra, không có sự sao chép nào trái quy định. Tôi xin chấp nhận mọi trách nhiệm nếu điều nêu trên là sai sự thật. a) Phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền;. b) Khai thác thị trường, ký kết hợp đồng với bên nước ngoài;. c) Công bố công khai các tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động;. d) Trực tiếp tuyển chọn lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động;. đ) Tổ chức việc đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;. e) Ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; tổ chức cho người lao động đi và về nước theo đúng hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật;. g) Trực tiếp thu phí xuất khẩu lao động, đóng tiền vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quy định của Chính phủ;. h) Quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại;. i) Bồi thường thiệt hại cho người lao động do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra;. k) Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do người lao động vi phạm hợp đồng gây ra;. l) Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. 3- Doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hợp đồng nhận thầu, khoán công trình và dự án đầu tư ở nước ngoài phải đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước về lao động có thẩm quyền và thực hiện quy định tại các điểm c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 2 Điều này. 4- Chính phủ quy định cụ thể về việc người lao động có hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài không thông qua doanh nghiệp. 1- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ sau:. a) Được cung cấp các thông tin liên quan tới chính sách, pháp luật về lao động, điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động làm việc ở ngoài nước;. b) Được đào tạo, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;. c) Ký và thực hiện đúng hợp đồng;. d) Được đảm bảo các quyền lợi trong hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt nam, pháp luật nước sở tại;. đ) Tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tôn trọng phong tục, tập quán nước sở tại;. e) Được bảo hộ về lãnh sự và tư pháp;. g) Nộp phí về xuất khẩu lao động;. h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam hoặc của nước sở tại về các vi phạm của danh nghiệp xuất khẩu lao động và của người sử dụng lao động nước ngoài;. i) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra;. k) Được bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng gây ra. Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lao động xuất khẩu; tổ chức, quản lý và sủ dụng lao động ở nước ngoài và việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động. 1- Nghiêm cấm việc tuyển và đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật. 2- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lợi dụng xuất khẩu lao động để tuyển chọn, đào tạo, tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc trái pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người lao động. 3- Người lao động lợi dụng việc đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện mục đích khác thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Quy định về thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại:. Doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện dưới đây được xem xét cấp phép hoạt động chuyên doanh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:. a) Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;. b) Có vốn điều lệ từ một tỷ đồng trở lên;. c) Doanh nghiệp phải có ít nhất 50% cán bộ quản lý và điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trình độ đại học trở lên, có ngoại ngữ để trực tiếp làm việc với đối tác nước ngoài. Người lãnh đạo và đội ngũ cỏn bộ quản lý phải cú lý lịch rừ ràng, chưa bị kết ỏn hỡnh sự;. d) Có tài liệu chứng minh khả năng ký kết hợp đồng và thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gồm có:. a) Đơn đề nghị cấp phép hoạt động chuyên doanh;. b) Các văn bản chứng minh về vốn và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm xin cấp phép, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền;. c) Luận chứng kinh tế về khẳ năng hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có ý kiến của Thủ trưởng cơ quan chủ quản của doang nghiệp (Thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản của doanh nghiệp);. d) Quyết định thành lập doanh nghiệp chyên doanh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hồ sơ xin phép hoạt động chuyên doanh gửi về Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.Thời hạn xem xét cấp giấy phép không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này; lệ phí giấy phép hoạt động chuyên doanh là 10.000.000 (mười triệu đồng). Doanh nghiệp đăng ký hợp đồng tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy dịnh sau đây:. a) Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh phải đăng ký hợp đồng ít nhất ba ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. b) Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải đăng ký hợp đồng ít nhất bảy ngày trước khi tổ chức tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. c) Hồ sơ đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp gồm có:. c) Bản sao hợp đồng đã ký với bên nước ngoài;. d) Đối với doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này phải có văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanh nghiệp đảm bảo thực hiện hợp đồng tại thời điểm đăng ký hợp đồng, có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền.
Khi kết thúc hợp đồng nếu gia hạn phải được sự đồng ý của doanh nghiệpcử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn thì phải về nước không ở lại bất hợp pháp, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc. Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tièn lãi, trả sổ bảo hiểm, sổ lao động cho người lao động.