MỤC LỤC
Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường.
Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”. Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế.
Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm.
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu.
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền sụt giảm.Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Khi mà lạm phát xảy ra thì tầng lớp có thu nhập bằng tiền cố định thì bị tác động trực tiếp của lạm phát nghĩa là sức mua của thu nhập giảm đi so với trước trong khi đó người có tài sản hoặc người đi vay nợ bằng tiền lại có lợi. Trong tình hình đó thì người ta phải điều chỉnh lãi suất, nhưng dù sử dụng biện pháp nào đi nữa thì người có thu nhập bằng tiền vẫn bi thiệt hại vì không đuổi kịp lạm phát. Như vậy khi lạm phát xảy ra thì dân chúng có khuynh hướng giữ vàng hay nói cách khác người ta tìm cách trốn khỏi thị trường tiền để tìm đến một loại tài sản nào đó, hay nói cách khác người ta tìm cách đẩy tiền mất giá ra khỏi tay để mong sở hữu một loại tài sản nào đó mà ít hoặc không bị mất giá theo thời gian.
Tóm lại, vai trò tái phân phối của lạm phát nó tập trung ở chổ những người đi vay bằng tiền thì có lợi, còn người cho vay bằng tiền thì bị thiệt, thứ 2: nguời tích trữ tài sản (tài sãn thực) thì không chịu tác động của lạm phát, thứ 3: lãi suất thực dù đã điều chỉnh nhưng thường bằng 0 hoặc âm.
Ở các doanh nghiệp khi có lạm phát xảy ra thì sẽ làm lãi suất thấp do đó sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động, giải quyết thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, theo nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng đường Philips chỉ đúng trong ngắn hạn mà không đúng trong dài hạn, bằng chứng là trong dài hạn giá cả tăng lên mà thất nghiệp thì cứ xảy ra.
Khi lãi suất tăng lên, lượng tiền trong lưu thông sẽ giảm đi, và điều đó sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống ( cần chú ý là ở đây chúng ta giả định là đã biết trước về sản lượng và giá cả. Nếu thực tế mà sản lượng và giá cả tăng lên thì đường cong DD’ sẽ bị đẩy về phía phải). Nhưng biện pháp này sẽ làm cho hoạt động của các ngân hàng sẽ khó khăn vì lãi suất tín dụng cũng tăng lên, kết quả là ngân hàng sẽ không thể cho vay được nhiều và sẽ bị lỗ. Trong những điều kiện như vậy, hoạt động của các ngân hàng phải được sự hỗ trợ của ngân sách và ngân hàng Nhà nước trung ương để giảm lãi suất tín dụng.
Nhưng một tai biến có thể xảy ra là nếu lãi suất tiền gởi cao quá mức lợi tức đầu tư thì các nhà kinh doanh sẽ không đầu tư cho sản xuất nữa mà tìm cách đưa vốn của mình vào ngân hàng vì nó không chịu sức ép của rủi ro và vẫn có lợi tức cao. Ở đây là cần thiết có sự tự nguyện giảm tiền lương, vì các nhà kinh tế tư bản cho rằng khi tiền lương tăng sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng lên và do đó giá cả tăng lên. Nhưng theo Paul A.Samuelson và william D.Nordhaus thì công đoàn đã làm giảm được tốc độ tăng của lạm phát khi nó đang lên và giữ không cho lạm phát xuống quá nhanh khi nó đang xuống.
Tức là nhà nước tăng việc phát hành để chi phí chi việc mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất và hy vọng khi các công trình đầu tư này mang lại hiệu quả nó sẽ chặn đứng được lạm phát. Chính sách này đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học và kỹ thuật cao, các chính sách kinh tế và quản lý kinh tế có trình độ cao thì mới có thể thành công được. Ở các nước mà tiềm năng của các yếu tố sản xuất còn nhiều, cạnh tranh sẽ giúp các nhà sản xuất cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do đó chi hpi1 sản xuất sẽ được giảm đi (chống được lạm phát do chi phí đẩy) và sẽ có kết quả là giá cả hàng hóa sẽ được giảm đi.
Tỷ lệ tự nhiên cao của thất nghiệp, cùng với sự cần thiết kèm theo phải chấp nhận nhiều thất nghiệp nhưng không tự nguyện là nhược điểm trung tâm của chủ nghĩa tư bản hỗn hợp hiện đại. Hiện nay bên cạnh tính chất pháp quyền của nhà nước tư bản, người ta phải thiết lập một nhà nước phúc lợi có nghĩa là người thất nghiệp phải luôn nhận được bồi thường thất nghiệp, trợ cấp sa thải, trợ cấp phúc lợi, v.v…và ít ai đề nghị trở lại chế độ tàn ác của chủ nghĩa tư bản thuần túy như trước đây có nghĩa là ai không có việc làm phải chịu đói. - Việt Nam cần chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế; đây là một quyết định khó khăn; nhưng lạm phát hiện tại đã đạt mức độ tiêu cực và ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát là cần thiết.
- Để thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững theo Nghị quyết số 10/2008/NQ- CP của Chính phủ, cần từ bỏ quan điểm tăng trưởng kinh tế theo kiểu “bong bóng”. - NHNN cần sớm xây dựng và ứng dụng lạm phát mục tiêu trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, nghĩa là NHNN cần công bố và cam kết trước Quốc hội, Chính phủ và công chúng một tỉ lệ lạm phát trong dài hạn để đạt được mức tăng trưởng như mong muốn; muốn thực hiện cơ chế này, đòi hỏi NHNN cần sớm xây dựng NHTƯ theo hướng độc lập hơn, được giao trỏch nhiệm rừ ràng và thực quyền hơn trong việc điều hành và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, cần có sự phối kết hợp giữa các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong chính sách tài khoá, chính sách đầu tư công, chính sách xuất nhập khẩu… dưới sự chỉ đạo của Chính phủ.