MỤC LỤC
Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết mối quan hệ giữa tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia tại Việt Nam. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sơ lược mối quan hệ này hay chủ yếu là các công trình nghiên cứu riêng biệt về từng vấn đề kiểm soát an ninh tài chính quốc gia hay quá trình tự do hoá tài chính.
Mục tiêu nghiên cứu
- Khoá luận cũng tìm hiểu những chính sách kinh tế và những nguồn luật liên quan mà Việt Nam đã thực hiện và sắp thực hiện liên quan tới tự do hoá dòng vốn và vấn đề an ninh tài chính quốc gia. - Bài học kinh nghiệm bao gồm những thành công và cả những thất bại từ một số quốc gia trong việc triển khai và quản lý an ninh tài chính trong bối cảnh tự do hoá dòng vốn.
Ở đây, khoá luận tập trung nghiên cứu dòng vốn tiền tệ hay còn gọi là dòng vốn tài chính mà không tập trung nghiên cứu vào dòng vốn hiện vật. Nguyễn Quang Hiệp, giáo viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo và đưa ra những nhận xét quý báu để người viết có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ DềNG VỐN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI AN NINH TÀI
Hiện nay, chưa có một số liệu nào thống kê tỷ lệ tham nhũng cũng như rửa tiền tại Việt Nam vì hệ thống an ninh cũng như pháp luật của nước ta còn nhiều bất cập; trong khi đây lại là một hình thức tội phạm kinh tế tinh vi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc truy tìm và giải quyết; ngoài ra nó còn liên quan đến cả yếu tố chính trị của quốc gia đó. Quyết định 546/2002 QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng, đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của Ngân hàng Nhà nước dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác định lãi suất từng thời kỳ. Như vậy quá trình đổi mới cơ chế lãi suất từ kiểm soát trực tiếp, cố định lãi suất sang cơ chế lãi suất thỏa thuận thực chất là dần dần đã tự do hóa lãi suất, đây là những bước đi thận trọng, đã có những thành công cơ bản của quá trình tự do hóa lãi suất ở nước ta.
- Việc quản lý tỷ giá vẫn mang tính hành chính, mặc dù tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường và biên độ dao động tỷ giá của các Ngân hàng Thương mại đã được điều chỉnh lên 0,25% nhưng tỷ giá này vẫn tỏ ra chưa hoàn toàn hợp lý đối với các Ngân hàng Thương Mại. Trong điều kiện Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài nhiều, đồng thời với một số lượng lớn Việt kiều ở nước ngoài hàng năm gửi về cho thân nhân ở Việt Nam khoảng trên 2,6 - 3,0 tỷ USD, nếu chỉ dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ không phản ánh đúng được tương quan về kinh tế, không đánh giá đúng vị trí nền kinh tế nước ta trên bản đồ kinh tế thế giới, không đạt được mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Theo các chuyên gia, tất cả những rủi ro trên chưa dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính là nhờ Việt Nam vẫn chưa tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn, dư nợ nước ngoài ngắn hạn của Việt Nam còn ở mức kiểm soát được, và lượng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đổ vào giúp cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai.
Tóm lại, các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính nêu trên. Đặc biệt, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ (Nguồn: Báo cáo của IMF, 1999). Tóm lại, một trong những sai lầm lớn nhất gây ra cuộc khủng hoảng năm 1997 là việc Thái Lan đã mở tài khoản vốn quá sớm làm cho một dòng nợ, nhất là nợ ngắn hạn khổng lồ đổ vào kết hợp với chính sách cố định tỷ giá ở mức cao, đồng tiền kém sức cạnh tranh, thâm hụt thương mại gia tăng làm cho vấn đề trầm trọng hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam nên chính sách và cách thức quản lý trong việc từng bước hội nhập thị trường tài chính quốc tế của Trung Quốc có thể giúp chúng ta học hỏi được nhiều. - Năm 1997: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á gây sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, nhưng nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình. Ngoài ra, nhờ khoản tiền dữ trữ ngoại hối dồi dào mà Trung Quốc có thể chi ra cả trăm tỷ USD để khôi phục các ngân hàng thương mại nhà nước với tình trạng tài chính yếu kém trở thành những ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao.
Tuy nhiên, tại một số nước, khi mang ngoại tệ theo người ra khỏi đất nước, người mang tiền phải khai báo hải quan và đối với các NHTM thực hiện những dịch vụ chuyển tiền với giá trị lớn (hạn mức thay đổi tuỳ từng nước) cho khách hàng thì phải báo cáo NHTƯ và Cơ quan chống rửa tiền quốc gia để đề phòng việc rửa tiền phi pháp. Với việc áp dụng cơ chế này, các nước công nghiệp phát triển tiên tiến đã thu hút được một khối lượng vốn lớn phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và doanh nhân có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn do việc phân bổ nguồn vốn được thực hiện một cách hiệu quả hơn. Ba là, phải chủ động phòng chống những nguy cơ khi tự do hoá tài chính, như mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đoái không hợp lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn sang nước khác; nguy cơ tiền tháo chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn hạn; nguy cơ vỡ nợ do sử dụng tiền vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn (đã xảy ra ở Thái Lan năm 1997- 1998); nguy cơ mất chủ quyền về tài chính.
Mục tiêu mà biện pháp này hướng đến là hấp thụ tối đa dòng vốn nước ngoài với cách thức triển khai như sau: NHNN tăng cung ứng tiền để mua vào hết lượng đô la trôi nổi (ngoài hệ thống ngân hàng) và cam kết bán lại lượng đô la này cho các công ty hoặc các quỹ đầu tư, những tổ chức tin cậy và họ sẽ cam kết bán lại lượng đô la này cho NHNN trong thời gian nhất định. Điều kiện tiên quyết để toàn cầu hóa tài chính thành công là phải có một khung pháp lý tài chính lành mạnh, đặc biệt là một vị thế tài chính vững chắc; không có những biến dạng lớn trong giá cả do chính sách bảo hộ quá mức; phải có một hệ thống ngân hàng nội địa vững mạnh với khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu; và có một cơ sở hạ tầng cho việc vận hành một thị trường vốn có hiệu quả. Đảm bảo an ninh tài chính trong lĩnh vực Ngân sách Nhà nước Thực tiễn cho thấy nhiều khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế trầm trọng thường có nguồn gốc sâu xa từ sai lầm của chính sách tài khoá, vì vậy việc đảm bảo an ninh tài chính trong lĩnh vực Ngân sách Nhà nước, tài chính Nhà nước trở thành vấn đề chiến lược đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.