MỤC LỤC
Dưới tác động của cơ chế thị trường cơ cấu nông nghiệp nói chung đã và đang chuyển dịch theo hướng phá vỡ cơ cấu kinh tế khép kín tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc thay thế các giống lúa cũ bằng các giống lúa mới có giá trị hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu cao, việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cõy nguyờn liệu cho cụng nghiệp cũng như phỏt triển mạnh ngành chăn nuụi đều thể hiện rất rừ của thị trường đối với chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển một nền nông nghiệp thương phẩm. Từ đó không chỉ dẫn tới sự xuất hiện một ngành hàng sản xuất chủ lực, mũi nhọn trong nông nghiệp mà còn dẫn tới sự hình thành bước đầu của nhiều ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tập trung, chuyên canh có tỷ suất hàng hóa cao, tạo cơ chế cho việc đẩy mạnh giao lưu, trao đổi hàng hóa trong nước và mở rộng với giao lưu kinh tế bên ngoài.
Sự phát triển của ngành nông nghiệp và sự thay đổi trong cơ cấu của nó đã tạo cơ hội và điều kiện mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Cùng với cây lương thực, nhiều cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày cũng được chuyển mạnh theo hướng đa canh để tăng hiệu quả sử dụng đất, sắp xếp lại, tăng năng suất và sản lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Như vậy, ngành trồng trọt đã phát triển theo hướng đa dạng hóa, không chỉ cây lúa mà các cây màu và cây công nghiệp ngắn, dài ngày cũng được phát triển mạnh, đã và đang hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.[6], [7], [9], [21].
Theo Haen (1991), tất cả các dạng hình thức của sản xuất nông nghiệp đều liên quan đến sự biến đổi của hệ thống sinh thái. Mong muốn rằng nông nghiệp nên tiến hành sản xuất như tình trạng nguyên thủy của tự nhiên là không thực tế. Sự thách thức ở đây là, sự can thiệp vào tự nhiên theo cách nào đó để thực hiện một cân bằng có thể chấp nhận được giữa lợi ích mang lại từ việc sử dụng, khai thác các nguồn tự nhiên cho sản xuất với lợi ích từ việc giữ các chức năng sinh thái của nó. Nhấn mạnh vào khía cạnh cân bằng sinh thái là phản ánh mong muốn của xã hội đối với việc giữ gìn môi trường tự nhiên, đồng thời nó cũng là lợi ích dài hạn của sản xuất nông nghiệp vì sản xuất lệ thuộc vào độ màu mỡ của đất, chất lượng của nguồn nước và khí hậu. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang định hướng lại sản xuất nông nghiệp hướng tới một sự nhấn mạnh hơn về sinh thái. Chắc chắn rằng không phải vì nhu cầu nông sản giảm mà vì thực tiễn của việc sản xuất nông nghiệp hiện đại đã dẫn tới sự phá hỏng sinh thái, hủy diệt nhiều sinh vật, suy thoái hệ thống đất - nước, thay đổi về khí hậu. Theo dự báo FAO, trong những thập niên tới, 80% tổng sản lượng nụng sản sẽ được sản xuất trờn diện tớch được tưới tiờu chủ động. Do đú, vấn đề cốt lừi của sự mất cân bằng sinh thái không phải là do tốc độ phát triển nông nghiệp hoặc tăng trưởng nông nghiệp mà là do phương thức để thực hiện sự tăng trưởng. b) Tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói nông thôn. Họ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa với nguyên liệu chính từ tự nhiên (gỗ, da thú,…) của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác nguồn tự nhiên để kiếm thêm thu nhập (phá rừng, săn bắn, đánh bắt mọi loại sinh vật với bất kể kích thước). Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp tục suy thoái lần nữa, thu nhập của họ tiếp tục giảm và rơi xuống cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Như vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo được sự sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là một hệ thống nông nghiệp bền vững được. Do đó, nông nghiệp bền vững có thể đánh giá bởi một số chỉ tiêu liên quan đến xu hướng việc làm và tình trạng nghèo đói ở vùng nông thôn: tỷ lệ hộ nghèo đói, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn. c) Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường ở nông thôn. Suy thoái về môi trường ở hiện tại là hệ quả của việc áp dụng các phương thức sản xuất trước đây, do đó để đạt tới trình độ nông nghiệp bền vững (khắc phục hậu quả trước đây và áp dụng các phương thức sản xuất mới gắn với giữ gìn môi trường sinh thái) đòi hỏi một quá trình lâu dài. Trong ngắn hạn, phát triển nông nghiệp hướng tới bền vững sẽ là mục tiêu cho các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn.[12]. Mục tiêu chiến lược của các nước có nền nông nghiệp là xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nội dung của sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các mặt cơ bản sau đây. a) Tăng năng suất nông nghiệp một cách bền vững và ổn định. Chỉ có năng suất mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này phải được thực hiện một cách ổn định, bền vững và. nông nghiệp không bị trao đảo trước các “cú sốc” của kinh tế thị trường. Tăng năng suất nông nghiệp trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng đất, lao động và vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm nông nghiệp. b) Phân phối công bằng sản phẩm và tài nguyên nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm các biện pháp thực hiện sự công bằng về phân phối, chia sẻ sản phẩm nông nghiệp và tài nguyên nông nghiệp. Một hệ thống nông nghiệp càng công bằng bao nhiêu thì sự phân phối tài nguyên dân cư, trong cộng đồng, vùng và quốc gia càng công bằng bấy nhiêu. Đạt được sự công bằng thường là điều khó. Cách mạng xanh thuộc thế giới thứ ba đã làm cho nông dân sản xuất quy mô lớn có lợi hơn là nông dân sản xuất nhỏ, đặc biệt là các vùng nghèo. Vì vậy chiến lược phát triển thủy lợi, phân bón, giống phải tính đến yếu tố công bằng cho sự phát triển của nền nông nghiệp. c) Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Nông nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững khi tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, rừng, biển được sử dụng đúng đắn không bị giảm cấp, không bị tàn phá bởi những kĩ thuật canh tác không phù hợp. Trong chiến lược phát triển nông nghiệp cần phải có các nội dung bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên kết hợp với việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. d) Làm tăng sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống. Sự phát triển nông nghiệp được gọi là bền vững khi mà các hoạt động hiện tại về nông nghiệp không ảnh hưởng xấu mà chỉ làm tốt hơn các khả năng phát triển của thế hệ mai sau. Vì thế việc giải quyết các vấn đề hôm nay sẽ làm cơ sở hạn chế và giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong tương lai. Thực trạng nghèo đói là nguyên nhân cơ bản của sự tàn phá và giảm cấp tài nguyên rừng và đất. Vì thế, cần có chiến lược giải quyết tốt những khó khăn, nhất là các vùng điều kiện sản xuất khó khăn. Để làm được điều đó, sự tham gia của nhóm người hưởng lợi, sự phân bố công bằng lợi ích và khả năng tự lập là những yếu tố cơ bản của mọi chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. e) Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững trong “chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” đã định hướng các nội dung sau.
RACV2 : lợi nhuận mô hình sản xuất tiên tiến RACV1: lợi nhuận mô hình sản xuất phổ biến TVC2: tổng chi phí mô hình sản xuất tiên tiến TVC1: tổng chi phí mô hình sản xuất phổ biến. Mục đích: tính được lợi nhuận tăng thêm khi chi phí gia tăng của các mô hình tiên tiến so với mô hình phổ biến. * Tỷ doanh thu/chi phí biên: (MRCR: Marginal Revenue Cost Rate): là tỷ số giữa mức thu tăng thêm và mức chi tăng thêm trên một đơn vị diện tích 1 ha của mô hình tiên tiến so với mô hình phổ biến.