MỤC LỤC
Trong một công ty để các bộ máy hoạt động có hiệu quả thì cần sự phối hợp của nhiều phòng ban khác nhau, mỗi bộ phận có vị trí và chức năng khác nhau trong đó đặc biệt quan trọng là bộ máy kế toán, với chức năng nhằm thực hiện các công tác kế toán thống kê và tài chính trong doanh nghiệp. Tùy từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau, qui mô hoạt động và phạm vi hoạt động cũng như trình độ trang bị sử dụng các phương tiện tính toán khác nhau sẽ tổ chức bộ máy kế toán khác nhau sao cho khoa học và hợp lý nhất. Hiện tại, Công ty TNHH thương mại VIC tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung nghĩa là toàn công ty có một phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính và công tác thống kê trong toàn doanh nghiệp.
Phần mềm kế toán được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo cho quá trình hạch toán được tiến hành thường xuyên, công việc đều ở các khâu và các phần hành kế toán, số liệu cung cấp kịp thời cho công tác quản lý. Do nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán trên máy nhằm tự động hóa công tác kế toán tạo phong cách làm việc công nghiệp cũng như phát huy cao khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ kế toán. Phần cập nhật dữ liệu đầu vào: Cập nhật dữ liệu phát sinh là phần quan trọng nhất của công tác kế toán vì đây là thông tin đầu vào của hệ thống sổ sách báo cáo.
Trên đó đặt sẵn các TK Nợ hoặc Có cho các chứng từ như: Nợ 152/Có 331 đối với nghiệp vụ nhập kho, Nợ 621/Có 152 đối với các nghiệp vụ xuất kho cho sản xuất, Nợ 334/Có 111 đối với các nghiệp vụ trả lương,… Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế suất GTGT thì chỉ cần đánh thuế suất vào ô % thuế và số tiền phát sinh là số tiền chưa có thuế để chương trình sẽ có cơ sở tính ra bút toán thuế GTGT riêng. Phần thao tác cuối tháng: Bao gồm các giao diện giúp người sử dụng thực hiện các công việc kế toán tổng hợp như: kết chuyển chi phí, tính giá thành, kết chuyển các tài khoản không số dư….
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ HIỆU QỦA SỬ DỤNG YẾU TỐ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản nguyên vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao,… áp dụng những biện pháp cụ thể nhằm theo dừi kịp thời quỏ trỡnh biến động của nguyờn vật liệu. Với đặc điểm sản phẩm sản xuất ra hàng loạt, nhu cầu về nguyên vật liệu rất lớn cả về số lượng lẫn chủng loại, quá trình nhập xuất lại diễn ra thường xuyên liên tục đồng thời Công ty đã áp dụng kế toán máy nên để phản ánh kịp thời tính toán và phân bổ chính xác được giá trị của nguyên vật liệu xuất dùng, công ty đã tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá vốn thực tế vật tư XK = SL vật tư xuất kho x Đơn giá BQGQ Với phương pháp này thì kế toán chỉ việc nhập số lượng phát sinh trong quá trình nhập cũng như quá trình xuất, giá mua trong hoá đơn, chi phí thu mua, thuế suất thuế nhập khẩu (nếu có), các khoản giảm trừ (nếu có) của lượng nhập phát sinh; còn số lượng cũng như trị giá của hàng tồn đã có sẵn trong máy.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng và với việc công ty đã áp dụng kế toán máy thì việc tính giá này hoàn toàn do máy tính toán nên khắc phục được nhược điểm cố hữu của nó như khi làm kế toán thủ công là dồn công việc tính giá vào cuối kỳ báo cáo gây ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Khi nguyên vật liệu về đến Công ty, phòng kỹ thuật vật tư sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đối chiếu với hợp đồng đã ký với các nhà cung cấp, sau đó tiến hành các thủ tục nhập kho. Trong trường hợp nếu phát hiện vật tư kém phẩm chất, không đủ số lượng thì phải báo ngay với phòng kỹ thuật vật tư và cùng với bộ phận KCS tiến hành kiểm tra lại lô hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra có thể kèm theo “phiếu lệnh sản xuất” xác định tên sản phẩm, tổng số mẻ và loại đóng bao gồm hai cột kế hoạch và thực hiện, trên đó phải có chữ ký của người viết lệnh, người nhận, người giám sát sản xuất. + 1 liên: Giao cho người giao hàng (trường hợp nhập nguyên liệu trong nước) + 1 liên: Thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào các sổ nhập, xuất và tổng hợp nguyên vật liệu.