Thực trạng mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Hà Nội

MỤC LỤC

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho sinh viên Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, mô hình ăn uống, hoạt động thể lực, bệnh tật,

Việt Nam không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà đã và đang có sự gia tăng các bệnh thừa cân - béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và lối sống. Nhiều cuộc nghiên cứu về dinh dưỡng trên đối tượng sinh viên và đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất đã được tiến hành và cho thấy chế độ ăn của sinh viên thường xấu đi và sinh viên thường bị tăng cân lên. Kết quả cho thấy tuy khẩu phần ăn đó cú sự cải thiện rừ rệt về cơ cấu chất dinh dưỡng nhưng so với khuyến nghị được đưa ra dành cho người Việt năm 1996 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và mới đây là khuyến nghị đưa ra năm 2007 thì khẩu phần ăn của nhân dân ta vẫn còn thiếu về năng lượng, tỷ lệ % năng lượng do protein coi như tạm đủ nhưng tỷ số protein động vật so với protein tổng số còn chưa cân đối, tỷ lệ % năng lượng do chất béo còn thấp [27], Tuy nhiên khẩu phần ăn của sinh viên Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể.

Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị
Bảng 1.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Công cụ và cách thu thập số liệu 1. Công cụ thu thập

Trước khi tiến hành điều tra, các điều tra viên đã được phát phiếu mẫu và tiến hành tập huấn cách thức tiến hành. Cơ cấu bữa ăn trong ngày bao gồm: thu thập số lượng các lương thực thực phẩm (kể cả đồ uống) được đối tượng tiêu thụ trong ngày hụm qua và cú ghi chỳ rừ ăn ở nhà hay quỏn cơm sinh viờn. Thời gian điều tra: Hỏi ghi tất các thực phẩm (kể cả đồ uống) được sinh viên tiêu thụ ngày hôm qua, kể cả những ngày mà bữa ăn có thể được cải thiện hơn ngày thường: chủ nhật, ngày nghỉ…Các ngày ăn uống như ma chay, cưới xin, lễ hội không điều tra.

Dụng cụ hỗ trợ: các dụng cụ hỗ trợ cho việc gợi trí nhớ của đối tượng và giúp quy đổi các đơn vị đo lường của đối tượng ra các đơn vị đo lường. Mỗi ngày ăn của sinh viên đều được chia làm 6 bữa khác nhau để giúp gợi lại trí nhớ của đối tượng, tránh bỏ sót các bữa ăn thêm. Mục đích cuối cùng là để ước lượng chính xác nhất tên và trọng lượng thực phẩm đã được đối tượng sử dụng trong thời gian cần nghiên cứu.

Kết quả tính ra mức tiêu thụ lương thực thực phẩm, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ăn cho bình quân đầu người trên ngày bằng cách dùng bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam. Đánh giá về thiếu đủ năng lượng bằng cách so sánh với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam đối với đối tượng lao động trung bình. Tiến hành hỏi tần suất sử dụng thực phẩm (lần/ngày, lần/tháng…) theo 13 nhóm thực phẩm: Ngũ cốc, khoai củ, lạc vừng, rau các loại, quả chín, dầu mỡ, thịt các loại, cá/hải sản, trứng các loại, sữa/sản phẩm, đồ hộp các loại, đồ ngọt, đồ uống.

Các khoảng thời gian để tính tần suất được ấn định theo ngày, tuần, tháng, thỉnh thoảng/theo mùa hoặc không bao giờ ăn.

Tiêu chuẩn đánh giá

Phần lớn sinh viên năm thứ nhất ở độ tuổi 18 vẫn được xếp vào lứa tuổi vị thành niên, nhưng theo mức lao động, đối tượng này được xếp loại lao động trung bình, do vậy giá trị dinh dưỡng, tính cân đối của KPA được đánh giá dựa trên nhu cầu khuyến nghị cho người lao động trung bình của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam 2007 [4].

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Khẩu phần ăn của sinh viên

Riêng nhóm lạc vừng và đồ ngọt được nữ tiêu thụ nhiều hơn nam (lạc vừng: nữ 65,5. Các nhóm thực phẩm còn lại, nam thường tiêu thụ nhiều hơn nữ nhưng chưa thấy sự khác biệt. Đặc biệt năng lượng trong khẩu phần của nam cao gần gấp rưỡi so với khẩu phần của nữ.

Riêng vitamin C và vitamin A trong khẩu phần của nam cũng cao hơn của nữ nhưng chưa thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong đó tỷ lệ protein động vật trong khẩu phần của nhóm sinh viên nam và nữ bằng nhau (0,4). Lượng protein và lipid cũng đóng góp năng lượng cho khẩu phần với lượng tương đương nhau (của Protein là 16,2%, của lipid là 16,3%).

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhóm thực phẩm đều được sinh viên ăn ở các mức độ khác nhau. Các thực phẩm được sử dụng nhiều trong tuần là cá, trứng, đậu, quả, đồ ngọt, sữa và đồ uống. Các thực phẩm đồ hộp, khoai và rượu bia chỉ được sinh viên nam sử dụng thỉnh thoảng.

Trong khi ở nhóm nam chủ yếu tiêu thụ các nhóm thực phẩm này ở mức thỉnh thoảng (khoai: 1,6 lần và sữa 0,9 lần). Thực phẩm rượu bia được nhóm sinh viên nam sử dụng thường xuyên ở.

Bảng 3.4. Tính cân đối khẩu phần
Bảng 3.4. Tính cân đối khẩu phần

BÀN LUẬN

    Là nhóm thực phẩm quan trọng trong khẩu phần ăn của dân ta so với năm 1985, tiêu thụ bình quân theo đầu người rất cao (68,2g), cùng với thời gian và sự phát triển của đất nước, khẩu phần ăn của người dân cũng thay đổi theo, mức tiêu thụ gạo, ngũ cốc và các loại khoai củ đang từ chỗ là thực phẩm chủ yếu trong khẩu phần ăn bắt đầu giảm xuống và thay thế vào là các nhóm thực phẩm khác giàu giá trị dinh dưỡng tăng lên. Mức tiêu thụ này ở nhóm sinh viên nam (53,4g/người/ngày) thấp hơn mức tiêu thụ của sinh viên nữ (65,5g/người/ngày) với p<0,05 nhưng với mức tiêu thụ cao như vậy trong khẩu phần là rất có lợi cho sức khỏe vì trong nhóm thực phẩm này có chứa lượng protein thực vật rất cao (đậu tương chứa 36,8% theo Norton và al 1978. Kết quả này cho thấy, so với nhu cầu khuyến nghị dành cho sinh viên của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra năm 2007 là 2700Kcal/nam và 2300Kcal/nữ, thì sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội có năng lượng khẩu phần là rất thiếu, đặc biệt là các em sinh viên nữ.

    Nhiều nhà khoa học đã chứng minh ở độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ tăng nhanh và đạt đến “ Đỉnh của tăng chiều cao – Peak Height Velocity ” khi mà trẻ có thể tăng khoảng 8 – 10cm/1 năm và mức tăng giảm dần sau đó [37]. Sự phát triển cơ thể trong giai đoạn này ngoài ảnh hưởng của hóc môn tăng trưởng (GH) và các hormon sinh dục thì vai trò của khẩu phần ăn (năng lượng khẩu phần, protein, canxi và các chất dinh dưỡng) là rất quan trọng. Do đặc điểm hoạt động thể lực của nhóm đối tượng sinh viên không có lao động chân tay, hoạt động đọc sách báo rất nhiều nên khẩu phần ăn nên phải giàu vitamin A và caroten để bảo vệ biểu mô và tăng tuổi thọ cho mắt.

    Đối với lượng lipid thực vật/tổng, trái ngược hẳn với lượng protein trong khẩu phần, thức ăn cung cấp chất béo cho khẩu phần của sinh viên chủ yếu có nguồn gốc từ động vật, tỷ lệ này chiếm 30% thấp hơn so với khẩu phần của toàn dân năm 2000 là 39,22%. Tỷ lệ này có vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi vào cơ thể, do đặc điểm của sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể phụ thuộc vào cơ chế cân bằng toan kiềm các môi trường bên trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực phẩm cung cấp năng lượng chính cho khẩu phần hàng ngày của sinh viên Đại học Y Hà Nội là gạo với 2,3 bữa 1 ngày, trong khi đó nhóm khoai sắn không thấy xuất hiện trong khẩu phần ăn hàng ngày của sinh viên.

    Nhóm thực phẩm rau được sử dụng nhiều thứ 2 trong ngày với tần suất 2 bữa/ngày, tuy nhiên nhóm quả chín được sử dụng lại thấp về cả tần suất sử dụng trong ngày lẫn trong tuần (0,4 lần/ngày và 1,4 lần/tuần) ở nhóm nam sử dụng ít thường xuyên hơn nữ (nam: 1,1 lần/tuần; nữ: 1,6 lần/tuần), điều này hạn chế phần nào nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cho khẩu phần ăn của sinh viên. Các thực phẩm cung cấp protein động vật (cá, trứng, sữa) ở nhóm sinh viên nữ sử dụng trong tuần đều cao hơn nam, riêng thịt, thực phẩm chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho khối nữ lại thấp hơn nam (nữ: 1,4 lần/ngày; nam: 1,5 lần), đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu sắt trong khẩu phần ăn của sinh viên nữ. Với tần suất sử dụng các thực phẩm đã kể trên cho thấy khẩu phần ăn của sinh viên tuy cải thiện hơn so với mức tiêu thụ của toàn dân năm 2000 về lượng nhưng với tần suất tiêu thụ còn thấp, do vậy giá trị dinh dưỡng khẩu phần của sinh viên còn chưa được cao.

    KIẾN NGHỊ

    Giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khẩu phần ăn Giá trị dinh dưỡng.