MỤC LỤC
Những rủi ro trên làm ảnh hưởng đến tính bảo mật thông tin của các bên giao kết hợp đồng, nó nảy sinh rủi ro như việc đánh cắp thông tin cá nhân, giả mạo là người mua hàng gây tổn thất cho người bán, hay lừa đảo lấy thông tin thẻ tín dụng…Tất cả những biểu hiện của rủi ro này gây tổn thất xấu đến hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Mặt khác đối với người bán rủi ro đặc biệt nguy hiểm là không biết chắc chắn là người có thể tín dụng có thực sự là người đặt hàng không, từ đó dẫn đến rủi ro như giao hàng mà người mua từ chối hay hàng đã giao mà người mua từ chối thanh toán… Tất cả những rủi ro này sẽ gây thiệt hại đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Sự ra đời của luật giao dịch điện tử năm 2005, trong 2 năm qua đã có tác động lớn đến nhận thức xã hội như việc hình thành hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam vào ngày 25/6/2007; các hoạt động tuyên truyền đào tạo về TMĐT không ngừng phát triển, các chương trình sinh viên nghiên cứu TMĐT cũng được phát động mạnh mẽ trong cả nước…Đặc biệt, TMĐT có tác động mạnh mẽ đến các phương thức kinh doanh: Các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp kinh doanh TMĐT chuyên nghiệp. Chứng từ TMĐT “có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử đó có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết” (Điều 8). Đặc biệt, để hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề này, Điều 9 Nghị định số 57/2006/NĐ-CP quy định rằng “chứng từ điện tử không chỉ có giá trị pháp lý như văn bản mà còn có giá trị pháp lý như bản gốc”. Chứng từ điện tử có giá trị như bản gốc nếu thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau:. - Có sự đảm bảo tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác. - Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Đã có những quy phạm luật cụ thể hoá các nguyên tắc giao kết hợp đồng TMĐT. - Các bên tham gia có quyền tự do thoả thuận sử dụng các phương tiện điện trong giao kết và thực hiện hợp đồng;. - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng;. - Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về kỹ thuật, chứng thực các điều kiện bảo mật tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng. Đã có một số quy định hướng dẫn cụ thể về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử. Thời điểm gửi, nhận đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trong việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng điện tử và phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Luật Thương mại năm 1997 đã không đưa ra một nguyên tắc nào đển xác nhận thời điểm gửi, nhận, còn Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thời điểm gửi, nhận giao kết hợp đồng nhưng chỉ áp dụng cho giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống. Điều 391 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung cho những thiếu sót này với quy định “đề nghị được coi là đã được nhận khi giao kết hợp đồng là đề nghị được gửi vào hệ thống thông tin chính thức của bên nhận đề nghị”. Quy định này được áp dụng cho những đề nghị được giao kết hợp đồng dưới những thông điệp dữ liệu. Để hướng dẫn cụ thể về giao kết hợp đồng thì Điều 36, khoản 2 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 khẳng định: “Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện qua các dữ liệu điện tử”. Điều 12 Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/06/2006 cụ thể hoá hai giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại: “ Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bờn nhận cụ thể thỡ chưa được coi là giao kết hợp đồng, trừ khi bờn thụng bỏo chỉ rừ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận”. Những quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và những quy định hướng dẫn trong Nghị định số 57/NĐ-CP ngày 09/06/2006 nói trên đã chỉ dẫn tương đối cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử. c) Đã ban hành các quy định về chữ ký điện tử. Đặc biệt Luật này còn quy định điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký điện tử (Điều 22), giá trị pháp lý của chữ ký điện tử (Điều 24), nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử và người chấp nhận chữ ký điện tử (Điều 25; 26), Luật này cũng quy định cả việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thực điện tử nước ngoài (Điều 27). - Đã sử dụng một phương pháp để xác nhận được bên ký chữ ký chứng từ điện tử và xác nhận sự chấp thuận đó đối với thông tin chứa đựng trong chứng từ điện tử được ký. - Phương pháp nói trên đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi chứng từ điện tử xét tới mọi bối cảnh và thoả thuận liên quan”. d) Một số các quy định khác liên quan đến thủ tục giao kết hợp đồng điện tử cũng được ban hành.
Chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho giao kết hợp đồng điện tử trong TMĐT Như đã trình bày ở chương I, hợp đồng điện tử có tính phi giấy tờ, phi biên giới… Vì vậy, có những hợp đồng điện tử được ký kết bằng giao dịch, trao đổi e-mail, qua fax… Những khi thực hiện hợp đồng để khai thác trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của mình, bên vi phạm lập tức đưa ra lý do là: “tôi không biết gì về hợp đồng này”, ai đó đã quét giả mạo chữ ký, dấu chữ ký của công ty tôi lên hợp đồng …Bên có quyền lợi bị vi phạm phải vì một lý do nào đó, do sự bất cẩn của mình, lại không lưu lại trên máy, hoặc không in ra những hợp đồng điện tử qua mail đó.
Việc giao kết hợp đồng điện tử giữa hai doanh nghiệp của hai nước khác nhau khi xảy ra tranh chấp phát sinh lập tức vấn đề đầu tiên cần giải quyết là tranh chấp từ hợp đồng điện tử đó sẽ được giải quyết bằng pháp luật của nước nào và tiếp tới là vấn đề cơ quan giải quyết tranh chấp (toà án hay trọng tài) của nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử đó. Sự hiểu biết không đầy đủ của các cán bộ từ các bộ lãnh đạo doanh nghiệp đến cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử sẽ làm cho doanh nghiệp lúng túng khi có sự thay đổi đó, dẫn đến sự vi phạm pháp luật không đáng có, đồng thời dẫn đến việc giao kết hợp đồng điện tử với những điều kiện bất lợi cho mình mà không biết, hay không thể bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp. Điều kiện thứ hai, doanh nghiệp cần có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho việc giao dịch, cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu về hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp ( thiết kế trang web quảng cáo sản phẩm, làm các đơn chào hàng, xây dựng quy trình chuẩn cho việc giao kết hợp đồng điện tử…) và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phat sinh (như diệt các vius tấn công, có biện pháp phòng ngừa và bẻ gãy tội phạm tin học).
Chính vì vậy cần phải xem xét thông tin đối tác thận trọng, có thể gọi điện tìm hiểu đối tác, hoặc yêu cầu đối tác xuất trình những bằng chứng cụ thể trước khi tiến hành giao kết hợp đồng, nếu trong trường hợp chưa nắm chắc được những thông tin từ phía khách hàng thì có thể yêu cầu khách hàng giao kết hợp đồng theo phương thức truyền thống nhằm đảm bảo an toàn.