Giải pháp đổi mới hệ thống thông tin quản lý tại Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Cấu trúc hệ thống thông tin

Mục đích của nó là thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin môi trường như kế hoạch và thông tin nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ các chức năng như kế hoạch, tổ chức, ra quyết định, phối hợp, kiểm soát, phân tích và đánh giá [25]. Công nghệ hệ thống thông tin không còn giới hạn vào các máy tính nhưng bao gồm một loạt các công nghệ làm kết nối các máy tính với nhau nhằm trao đổi thông tin ở những khoảng cách xa hơn và vượt ranh giới của một tổ chức.

Sơ đồ 1.5: Cấu trúc thông tin của một doanh nghiệp
Sơ đồ 1.5: Cấu trúc thông tin của một doanh nghiệp

Nội dung của hệ thống thông tin trong quản lý

Nên, hệ thống thường được thiết kế có năng lực phân tích mạnh hơn các hệ thống khác, dùng các phần mềm có tính tương tác, sử dụng thân thiện cho người điều hành, có thể đưa ra các giả định theo tình huống, đưa ra các câu hỏi và cần thiết nạp các dữ liệu mới để giả định tình huống. Hệ thống ESS hỗ trợ ra quyết định ở cấp chiến lược của một tổ chức, nên hệ thống ESS thường được thiết kế để kết hợp các dữ liệu bên ngoài như các loại thuế mới, đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, đồng thời hệ thống ESS cũng sẽ rỳt những thụng tin nội bộ cốt lừi từ hệ thống MIS và DSS.

Sơ đồ 1.6: Các loại hệ thống thông tin
Sơ đồ 1.6: Các loại hệ thống thông tin

Đặc điểm của thông tin quản lý trong các doanh nghiệp điện lực 1. Đặc điểm quản lý và điều hành của các doanh nghiệp điện lực

Nó sẽ chi phối cả sản xuất và phân phối điện, cho dù các nhà máy điện có công suất thiết kế là 9975MW thì cũng chỉ phát được 8120MW và lưới phân phối lúc đó chỉ nhận được 6838MW để cấp cho các khách hàng dù hệ thống này có thể cấp một phụ tải tối đa 8400MW; kéo theo các Công ty điện lực phải sa thải các hộ dùng điện không thuộc dạng ưu tiên như ánh sánh nông thôn, các vùng ven, chỉ giử lại các cơ sở sản xuất, dịch vụ và ánh sáng trung tâm thành phố. - Các công ty truyền tải có các thông tin về khả năng chuyển tải và phân bố công suất trên đường dây tải điện và các Trạm biến áp trung gian, khả năng đáp ứng phụ tải, xử lý kịp thời các sự cố trên đường dây, khả năng sang tải và chuyển tải tối ưu, tình trạng vận hành hệ thống truyền tải, dự báo khả năng phát triển để có hướng đầu tư phát triển lưới truyền tải.

Sơ đồ 1.11: Mạng dự án kết nối lưới điện cao áp (500 kV) trong tương lai  giữa các nước Đông Nam Á
Sơ đồ 1.11: Mạng dự án kết nối lưới điện cao áp (500 kV) trong tương lai giữa các nước Đông Nam Á

Vai trò của thông tin quản lý ở các doanh nghiệp điện lực Kể từ năm 1986, Điện lực miền Trung đã bắt đầu triển khai tính tiền

Như vậy, vai trò đầu tiên của hệ thống thông tin chiến lược đã làm thay đổi cách thức hoạt hoạt động của các cấp quản lý, thay đổi từ mối quan hệ với khách hàng, cải tiến chất lượng điện được cung cấp, thay đổi phương quản lý và vận hành hệ thống, dẫn đến bộ máy quản lý nâng cao hiệu năng và làm giảm đáng kể các chi phí. Những năm trở lại đây, ngành điện Việt Nam đã cải thiện hình ảnh trở nên thiện cảm hơn từ phía khách hàng; không thể không nói đến có sự đóng góp của việc áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, điều hành và phục vụ khách hàng.

Yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống thông tin quản lý điện lực Do đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh điện năng và yêu cầu

Ngoài ra, cũng nhắm đến việc xử lý thông tin được tập trung ở cấp quản lý chiến lược, đồng thời phân quyền xử lý và ra quyết định ở cấp quản lý sách lược và tác nghiệp sẽ rất phù hợp với đặc tính phân vùng địa lý của sản xuất và phân phối điện năng. Nguyên tắc này đòi hỏi kết nối được các ứng dụng mạng hiện có như LAN/WAN, các chuẩn IP, internet… Trong đó tính chuẩn hóa yêu cầu các thành phần cấu tạo nên hạ tầng cơ sở của hệ thống phải được xây dựng trên các chuẩn phổ quát trên thế giới, hoặc các tiêu chuẩn được các nhà cung cấp chiến lược xác nhận hỗ trợ lâu dài.

Nội dung của việc bảo đảm thông tin quản lý trong doanh nghiệp điện lực

Nguồn thông tin bên ngoài đối với cấp quản lý chiến lược và sách lược là cần thiết trong phân tích kết hợp với nguồn thông tin nội bộ để lựa chọn các hình thức phân phát thông tin hiệu quả nhất ra bên ngoài; đồng thời cũng giúp cho cấp quản lý chiến lược điều chỉnh quá trình sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng. Điều này nhằm triển cung cấp tình hình sản xuất kinh doanh cho thị trường vốn là nơi có nhiều nhà đầu tư và đối tác mong muốn đầu tư vào ngành điện; các cơ quan của Chính phủ cũng cần biết các thông tin của khách hàng về việc cung ứng điện để có những chính sách đối với quá trình phát triển của ngành Điện;.

Sơ đồ 1.15: Nội dung hệ thống thông tin của ngành Điện
Sơ đồ 1.15: Nội dung hệ thống thông tin của ngành Điện

Những nhân tố quy định sự cần thiết đổi mới hệ thống quản lý ở các doanh nghiệp điện lực

Sự phát triển của công nghệ cho phép có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của ngành điện, nâng cao hiệu suất truyền tải thông tin, phục vụ cho quản lý nội tại và kinh doanh đa phương tiện cho khách hàng. Thứ hai, sự thúc đẩy chuyển đổi theo cơ chế thị trường đối với hoạt động của ngành điện theo hướng cạnh tranh cả về chi phí và chất lượng dịch vụ khách hàng, phù hợp với qui luật của cung - cầu.

Kinh nghiệm của Công ty Điện lực Hàn quốc (KEPCO)

KEPCO ngoài việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng tại Hàn Quốc, còn sản xuất và cấp điện ở nước ngoài (tại Phillippines) và xây lắp các công trình điện, trong đó có các nhà máy điện hạt nhân cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên theo hợp đồng của Chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. Để thực hiện dự án hệ thống thông tin năng lượng, KEPCO đã thành lập công ty Kdn (Korea Electric Power Data Network Co., Ltd) vào năm 1992 để kinh doanh và hỗ trợ mạng thông tin năng lượng, và Công ty Powercomm (PowerComm Corporation, Ltd) năm 2000, nhằm thiết lập xa lộ thông tin sử dụng mạng cáp quang và cáp TV của KEPCO để tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp truyền thông dữ liệu của Hàn Quốc.

Sơ đồ 1.16: Cấu trúc thông tin năng lượng của KEPCO
Sơ đồ 1.16: Cấu trúc thông tin năng lượng của KEPCO

Bài học rút ra từ kinh nghiệm của KEPCO

Việc sử dụng cáp quang OPGW (Ground Wire for Optical Fiber), tải ba trên đường dây điện PLC (Power Line Carrier), sóng ngắn TRS đã nâng cao khả năng đọc tín hiệu, kiểm soát bằng hình ảnh (video), điều khiển từ xa, kết hợp với mạng Internet cho hệ thống EMS, SCADA đã tạo nên khả năng kết nối hệ thống với chi phí rẻ. Thứ năm: Phải có sự đầu tư thích đáng hệ thống thông tin cả về phương hướng phát triển, tổ chức, nghiên cứu và phát triển, đào tạo, đặc biệt phải có sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao là những điều không thể thiếu để bảo đảm triển khai thành công hệ thống thông tin năng lượng.

Quá trình hình thành và phát triển

Thiên, Nghĩa Bình, Phú Khánh và Gia Lai - Kon Tum thành Sở Điện lực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, đưa tổng số các đơn vị thuộc Công ty lên 17 đơn vị (gồm 11 sở điện lực, 2 xí nghiệp, 1 trung tâm, nhà khách, cơ quan công ty). Thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức các đơn vị thuộc Tổng Công ty cũng như thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, Công ty Điện lực 3 được chuyển từ Bộ Năng lượng về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, đồng thời một số đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 3 đã được chuyển sang trực thuộc Tổng Công ty (đó là các Sở Truyền tải điện 1, 2; các Ban Quản lý dự án Thủy điện (YaLy, Vĩnh Sơn, Sông Hinh), Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung, Trường Trung học điện 3,..). Đến ngày 15/01/2001, Khách sạn điện lực và Phân xưởng Bê tông ly tâm thuộc Xí nghiệp Vật tư Vận tải chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Từ 01/07/2005, Điện lực Khánh Hòa cũng hoàn thành thủ tục cổ phần hóa để chuyển thành Công ty cổ phần điện lực Khánh Hòa, ngày 01/01/2006, Xí nghiệp Cơ điện và Xí nghiệp Vật tư Vận tải cũng chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, trong đó Công ty cổ phần cơ điện miền Trung được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 01/7/2006, Điện lực Đà Nẵng cũng tách ra khỏi công ty để trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực Đà Nẵng).

Chức năng và nhiệm vụ

Đến nay, Công ty Điện lực 3 có 19 đơn vị trực thuộc và cơ quan công ty. Ngoài ra, công ty còn góp vốn đầu tư để thành lập 7 công ty cổ phần, công ty liên kết khác.

Tình hình hoạt động

Nội dung hệ thống thông tin quản lý đã được xây dựng và vận hành bằng máy tính

Hệ thống thông tin quản lý tài chính kế toán và quản lý vật tư Hệ chương trình kế toán-vật tư bao gồm các chức năng hỗ trợ tất cả các phần chính trong hoạt động của bộ phận kế toán, từ nhập số liệu về các nghiệp vụ, thực hiện các tính toán, báo cáo cần thiết cho đến xác định kết quả kinh doanh và cho phép lãnh đạo có thể phân tích chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể có các quyết định chính xác và kịp thời cho doanh nghiệp. Chương trình kế toán bao gồm bộ danh mục tài khoản chuẩn, vật tư, tài sản cố định, thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính… Tổng hợp, tính toán để hỗ trợ tăng hiệu quả công việc: Mang tính tự động cho: Tính giá thành, trích và phân bổ khấu hao, bút toán kết chuyển như giá vốn, chi phí quản lý, chi phí hoạt động tài chính, xác định lãi lỗ cho từng đối tượng và kết chuyển kết quả kinh doanh, kết chuyển số dư sang kỳ hạch toán sau.

Sơ đồ 2.5: Nguyên lý hệ chương trình kế toán FMIS
Sơ đồ 2.5: Nguyên lý hệ chương trình kế toán FMIS

Các hệ thống kỹ thuật bảo đảm cho hệ thống thông tin 1. Hệ thống viễn thông điện lực

Bên cạnh đó mạng công cộng internet cũng là mạng thông dụng, dù hiện sử dụng truy cập và kết nối giữa các mạng WAN/LAN chưa dùng trong việc điều hành hệ thống điện; nhưng tương lai khả năng khai thác mạng truyền thông công cộng theo chuẩn internet cũng sẽ được xem xét. Hệ thống các trang thiết bị cũng được đầu tư khá đồng bộ phục vụ cho công tác quản lý với 178 server, 2497 máy PC, 952 máy in các loại và 103 hệ thống mạng máy tính LAN từ Công ty đến các Điện lực và chi nhánh điện ở các quận huyện.

Sơ đồ 2.11: Sử dụng sóng radio trong đọc chỉ số công tơ
Sơ đồ 2.11: Sử dụng sóng radio trong đọc chỉ số công tơ

Đánh giá thực trạng của hệ thống thông tin quản lý đang vận hành

Để đáp ứng được điều này và khắc phục những tồn tại nêu trên cần sớm xây dựng hệ thống thông tin quản lý năng lượng hoàn chỉnh, vận hành ổn định, an toàn và thống nhất, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh điện năng, dựa trên công nghệ nền tảng chắc chắn, thừa hưởng ưu điểm kiến trúc hệ thống tiên tiến đương thời, giao diện đồ họa thuận tiện cho người sử dụng và được triển khai thống nhất trong toàn Công ty Điện lực 3. Trong xu thế đó, Công ty Điện lực 3 là công ty miền hoạt động trên địa bàn miền Trung cũng được tái cấu trúc lại giữa Công ty và các Điện lực tỉnh theo mô hình công ty mẹ và công ty con, tiến hành cổ phần hóa các Điện lực, mở rộng thị trường điện cho các nhà máy điện, kinh doanh viễn thông, tham gia đầu tư và đa dạng hóa các hình thức liên doanh liên kết trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh điện năng.

Dự báo mức sản xuất và kinh doanh điện năng đến 2010 Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân trong 4 năm (2007 - 2010)

Ngoài việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện điện năng; Tập đoàn đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu điện năng, kinh doanh tài chính ngân hàng, kinh doanh viễn thông, chế tạo thiết bị điện, hoạt động trường học đào tạo các kỹ sư và công nhân phục vụ ngành điện. Tùy điều kiện cụ thể của từng đơn vị thành viên để phát triển các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn trong đầu tư xây dựng, dịch vụ quản lý dự án, dịch vụ xây lắp, xuất nhập khẩu VTTB, dịch vụ kinh doanh nhà hàng khách sạn, tài chính, ngân hàng, địa ốc, du lịch.

Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất và kinh doanh điện năng từ 2007 đến 2010
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất và kinh doanh điện năng từ 2007 đến 2010

Quá trình cổ phần hóa và đổi mới cơ cấu tổ chức của Công ty Thực hiện quyết định số 147/2006/QĐ-TTg và quyết định số 148 TTg

Phương án huy động vốn là liên doanh đầu tư, vay vốn tín dụng, huy động vốn cổ phần của CBCNV, vay vốn công trái của ngành. Đang tìm đối tác nước ngoài có uy tín để liên doanh sản xuất công tơ điện tử, chế tạo và lắp ráp máy vi tính, phát triển phần mềm, sản xuất thiết bị điện tử viễn thông.

Đổi mới mô hình quản lý sang công ty mẹ - công ty con

Công ty TNHH Viễn thông và Công nghệ thông tin miền Trung, Công ty TNHH Tư vấn khảo sát và thiết kế điện miền Trung, Công ty TNHH Sửa chữa, vận hành Thủy điện miền Trung (thành lập mới), Công ty TNHH Xây lắp điện miền Trung (thành lập mới), Công ty TNHH sản xuất Thiết bị điện, điện tử và dụng cụ đo điện (thành lập mới), Công ty TNHH đầu tư Tài chính (thành lập mới). Các Công ty liên kết có vốn góp của Tổng công ty gồm Công ty Cổ phần thủy điện miền Trung, Công ty Cổ phần thủy điện điện lực 3, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện miền Trung, Công ty Cổ phần thủy điện Định Bình, Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xây lắp điện miền Trung [2].

Tái cấu trúc mô hình quản lý của Công ty Điện lực 3

- Hệ thống hoạt động kiến thức phục vụ cung cấp kiến thức được tổ chức tại các phòng công ty mẹ, các đơn vị chức năng nghiên cứu, tư vấn, đầu tư. - Các hệ thống xử lý nghiệp vụ theo chức năng được tổ chức tại công ty mẹ và phân cấp đến các công ty con theo từng lĩnh vực kinh doanh.

Xây dựng lại mô hình hệ thống thông tin quản lý tích hợp Qua nghiên cứu cả về lý thuyết hệ thống thông tin quản lý và về kinh

- Quản trị nguồn lực doanh nghiệp theo mô hình hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) tức là tích hợp các chương trình chức năng về cung ứng, bán hàng, tài chính kế toán, nguồn nhân lực…. Ngoài ra, mạng thông tin quản lý của Công ty Điện lực 3 liên kết trong nội bộ, phải kết nối với hệ thống mạng toàn Tập đoàn là yêu cầu không thể thiếu và cần thiết trong hoạt động của Công ty (xem sơ đồ 3.3 và 3.4).

Sơ đồ 3.3: Cấu trúc mạng thông tin của Công ty Điện lực 3 theo mô hình quản lý mới
Sơ đồ 3.3: Cấu trúc mạng thông tin của Công ty Điện lực 3 theo mô hình quản lý mới

Hệ thống hóa và tích hợp các chương trình quản lý được vận hành bằng máy tính

Dựa trên sơ đồ (sơ đồ 3.3 và 3.4) tích hợp các hệ thống năng lượng và thông tin đề xuất cho Công ty Điện lực 3, việc tích hợp các chương trình quản lý tài chính, kế toán; quản lý nhân sự, lao động tiền lương; quản lý kế hoạch; quản lý thiết bị, quản lý tài sản cố định; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý văn phòng;. Việc rút các dữ liệu từ các chương trình trên, cộng thêm với thông tin khác về lịch cắt điện, tình hình cấp điện, giá điện, thủ tục cấp điện… tạo ra vùng dữ liệu riêng phục vụ khách hàng qua mạng Internet, kết hợp hệ thống thu tiền điện quả thẻ ATM là một trong những hệ thống thông tin phục vụ khách hàng trong cấu trúc của hệ thống thông tin của Công ty Điện lực 3 (chi tiết trong phụ lục 6).

Sơ đồ 3.7: Hệ thống ERP của các nhà máy điện
Sơ đồ 3.7: Hệ thống ERP của các nhà máy điện

Xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp điện tử

Khi triển khai hệ thống thông tin quản lý năng lượng trong toàn Công ty thì phương án này sẽ được hoàn thiện và nâng cấp để kết nối nhiều chương trình ứng dụng trong thanh toán, cấp phát vật tư, cấp điện cho khách hàng và chuyển tải những quyết định của lãnh đạo đến mọi đơn vị trong toàn Công ty. Để bảo vệ hệ thống mạng máy tính khỏi sự xâm nhập trái phép khi kết nối internet, thông thường cần 2 lớp bảo vệ, lớp bảo vệ bên ngoài (External firewall) chông xâm nhập từ internet và lớp bảo vệ bên trong (Internal firewall) chống xâm nhập từ các hệ thống mạng khác trong ngành.

Sơ đồ 3.14: Giao diện trong hệ thống video conferrencing
Sơ đồ 3.14: Giao diện trong hệ thống video conferrencing

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin quản lý

Thông thường, đảm nhận nhiệm vụ này là các công ty con hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nghiên cứu ứng dụng, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, đầu tư… Công ty mẹ phải đầu tư và quan tâm đến các lĩnh vực mà các công ty con này đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Vị trí này vừa có nhiệm vụ triển khai các hệ thống thông tin ở cấp sách lược và tác nghiệp tại đơn vị, vừa là các cán bộ chuyên môn được tham gia soạn thảo và đóng góp cho chiến lược phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển hệ thống thông tin trong toàn Công ty Điện lực 3.

PHẦN PHỤ LỤC