Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

Tâm lý

Nếu trình độ dân trí thấp, lạc hậu người dân không nắm được những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt, họ chỉ có thói quen thanh toán bằng tiền mặt. Để các hình thức thanh toán được phổ biến trong cả dân cư thì Ngân hàng phải chú ý tới yếu tố con người như nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, quảng cáo tuyên truyền cho người dân biết về tiện ích của hình thức thanh toán này, có như vậy mới dần dần xóa bỏ được tâm lý chuộng tiền mặt và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ngày một phát triển.

NỘI DUNG CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

    Séc bảo chi cũng là tờ séc chuyển khoản thông thường nhưng được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, đảm bảo khả năng chi trả bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi đưa vào một tài khoản riêng (tài khoản đảm bảo thanh toán séc bảo chi) Ngân hàng sẽ làm thủ tục bảo chi và đóng dấu bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng. + Đối với thẻ thanh toán không ký quỹ (thẻ loại A và loại C): hai loại thẻ này không lập bút toán để hạch toán mà chỉ nhập các thông tin như tên chủ sở hữu thẻ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, mã số của chủ sở hữu thẻ, hạn mức được sử dụng, số kiểm tra của Ngân hàng phát hành thẻ và bộ nhớ của thẻ, sau đó trao đổi thẻ cho chủ sở hữu thẻ.

    CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

    Phương thức thanh toán liên hàng

    Công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thẻ thanh toán nói riêng chỉ phát triển mạnh khi trình độ công nghệ được áp dụng rộng rãi, trình độ dân trí cao. Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và thông tin vào các hoạt động của Ngân hàng nói chung và công tác thanh toán nói riêng là một điều hết sức cần thiết, thanh toán liên hàng truyền thống đã được phát triển thành thanh toán tập trung điện tử. Muốn thực hiện được thanh toán điện tử thì đòi hỏi chi nhánh tham gia phải có đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ như mạng vi tính cục bộ, điện dự phòng, khả năng truyền thông, cán bộ kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ thì quá trình thanh toán mới thực hiện được.

    Phương thức thanh toán bù trừ

    Phương thức này được áp dụng đối với tất cả các khoản tiền bằng VNĐ, và bằng ngoại tệ qua tài khoản tiền gửi thanh toán của chi nhánh tại trung tâm thanh toán. Tóm lại, phương thức thanh toán này có nhiều ưu điểm là nhanh chóng và chính xác, tài khoản hạch toán đơn giản, quy trình thanh toán chặt chẽ. Phương thức thanh toán bù trừ có ưu điểm là thực hiện đơn giản nhưng có nhược điểm là giao nhận chứng từ phụ thuộc vào phiên giao dịch bù trừ trong ngày do đó gây nên chậm trễ trong thanh toán.

    Thanh toán qua tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

    Phần chênh lệch của kết quả bù trừ các Ngân hàng thương mại hạch toán thông qua tài khoản tiền gửi của Ngân hàng mình tại Ngân hàng chủ trì. Ngân hàng chủ trì có quyền trích tài khoản tiền gửi của Ngân hàng thành viên này để trả cho Ngân hàng thành viên khác trong thanh toán bù trừ. THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI.

    KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

    Vài nét sơ lược về Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Sự ra đời

    Ngày 26/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải - Hà Nội với số vốn điều lệ 1100 tỉ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Như vậy, từ khi thành lập cho tới ngày 01/01/1995, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam không chỉ là một Ngân hàng thương mại mà chỉ là một kiểu Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ chủ yếu là huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VND và ngoại tệ để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.

    Tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển

    Trong năm 2001, 2002, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều khó khăn của sự suy giảm kinh tế thế giới và thiên tai lũ lụt trong nước, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng được sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại, Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã từng bước vững chắc hòa nhập cùng với cơ chế thị trường và là một trong những Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển, góp một phần đáng kể trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dựa trên nền tảng phát triển vững chắc của những năm trước cùng với sự chỉ đạo kịp thời linh hoạt và định hướng đúng đắn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Thành Uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố hfn và Ngân hàng Nhà nước cùng với truyền thống 45 năm, phát huy sức mạnh nội lực nên năm qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã có những bước tiến cơ bản hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giao cho và trở thành một trong những đơn vị đứng đầu hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội. Tóm lại: Trong 2 năm 2001, 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn như: các chỉ tiêu kinh tế sụt giảm, giá cả của một số hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam bị giảm mạnh và đặc biệt là sự kiện khủng bố ngày 11/09 tại Mỹ và cùng với nó là điều kiện trong nước gặp những khó khăn như thiên tai lũ lụt… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại trong cả nước.

    Bảng 2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội  Đơn vị: Triệu đồng
    Bảng 2.1 Tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng

    ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

    Tuy nhiên việc chuyển đổi nhận thức từ thói quen lâu nay dân chúng chỉ thích sử dụng tiền mặt làm công cụ thanh toán, việc mở tài khoản cá nhân để giao dịch, thanh toán tại Ngân hàng bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất thiết phải có thời gian để dân cư tiếp cận, làm quen dần và thấy được những tiện ích mới do thanh toán không dùng tiền mặt mang lại như an toàn, nhanh chóng, thuận lợi… Vì vậy, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội cần có biện pháp khuyến khích mọi người mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng để tập hợp những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Phát triển hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hướng chiến lược chung, với sự tiếp cận ban đầu đã đạt được nhiều thành tích đáng trân trọng, đang được tiếp tục cụ thể hóa bằng các chương trình có khả năng thực thi theo kinh nghiệm của quốc tế. Ngày nay với việc dần dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng rộng rãi các chương trình thanh toán mới kết hợp với công nghệ tin học đã đem lại khá nhiều thành công trong công tác thanh toán.

    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

    Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

    Tiếp tục nghiên cứu chu kỳ sống của các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp giúp công tác kế hoạch hóa sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ thích hợp với từng giai đoạn phát triển để khai thác tốt nhất thị trường với hiệu quả cao nhất. Ngân hàng Nhà nước là nơi ban hành các văn bản chế độ là cơ quan quản lý các Ngân hàng thương mại cần có các chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng chế độ quản lý đối với các Ngân hàng thương mại giúp các Ngân hàng thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng thương mại áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, có chính sách đào tạo cán bộ công nhân viên có năng lực triển vọng, cử cán bộ nghiệp vụ đi tham quan các Ngân hàng bạn trong khu vực và trên thế giới… để Ngân hàng có thể học hỏi và tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh doanh và đặc biệt là sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các nước khác đang áp dụng.

    Kiến nghị đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

    Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng, nên việc mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng là một vấn đề Ngân hàng luôn phải quan tâm và thực hiện phương châm “Khách hàng là thượng đế” - “Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Muốn làm tốt công tác này thì Ngân hàng nên bố trí đội ngũ cán bộ tiếp cận với khách hàng giao dịch để phổ biến, hướng dẫn họ tận tình chu đáo về các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và những tiện ích do các phương tiện thanh toán này mang lại, dần dần xóa bỏ tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong người dân và giúp họ tiếp cận, làm quen với các hình thức thanh toán mới. Trong thời gian qua Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đã tìm cho mình những giải pháp tích cực để cải tiến công tác thanh toán, nâng cao khả năng thích ứng với nhịp độ phát triển của nền kinh tế, đạt tới yêu cầu thanh toán thông suốt, nhanh chóng, chính xác thể hiện vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế.