MỤC LỤC
Windows cũng như hầu hết các ứng dụng khác khi chạy đều tạo ra các file tạm thời để làm việc, nhưng có một điều bất tiện là những ứng dụng đó lại không tự xoá chúng sau khi đã làm việc xong. Vì vậy mà có thể hệ thống sẽ chạy chậm hơn rất nhiều do những file “rác” này, trước đây, thường phải làm công việc xoá chúng bằng cách tìm đến thư mục chứa chúng.
Chính vì vậy, Ace Utilities cung cấp cho chúng ta tiện ích này nhằm mục đích tìm và xoá tất cả các file đó. Trên màn hình chính của Ace utilities, click chuột vào tab Remove Unneeded Files bên trái , sau đó click vào nút Scan.
Bất cứ khi nào có một file được mở thì một lối tắt (Shortcut) sẽ được hình thành để định vị đến vị trí của file đó trên ổ cứng cho người sử dụng dễ dàng truy cập chúng lần sau, những liên kết này sẽ được lưu vào một thư mục có tên là Document trong Menu Start của Windows. Cũng giống như lệnh Run, khi tìm một file, folder hay một đoạn văn bản nào đó, ứng dụng Search của Windows cũng lưu giữ lại những từ khoá cần tìm đó (chẳng hạn như *.txt, *.mp3..), để lần sau muốn tìm lại thì chúng ta có thể truy nhập nhanh hơn dòng chữ ta muốn tìm.
Start Menu của Windows thường nhớ ngày và giờ mỗi khi có một ứng dụng nào đó được mở vào trong một cơ sở dữ liệu được mã hoá, lựa chọn này sẽ giải mã cơ sở dữ liệu đó và tìm những dòng lênh bị lỗi và xoá chúng ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, sau khi sử dụng Windows XP một vài lần, thư mục Prefetch sẽ đầy những file và những link (liên kết) rác và chúng sẽ làm chậm hệ điều hành.
Lựa chọn này cho phép xoá những liên kết đến các Website trên Internet được lưu trữ trong Favourist của Internet Explorer. Click vào Tab Scan bên phải cửa sổ chính, chương trình sẽ tự động quét trên toàn bộ đĩa cứng để tìm những file shortcut bị hỏng và hiển thị chúng ở bên phải của của sổ chính.
Hoặc có thể click vào Tab Delete Selected để xoá đi những shortcut được lựa chọn.
Nói cách khác, khi dữ liệu của file bị phân thành các mảnh nhỏ thì ta khó có thể xác định dữ liệu thuộc file nào khi không còn các thông tin của bảng FAT và thư mục gốc. Trước khi chạy công cụ loại bỏ phân mảnh, ta nên chạy chương trình sửa chữa đĩa như Scandisk hay NDD ngay cả khi không gặp một vấn đề gì với ổ đĩa.
Nếu ta thiết lập điện áp cho nguồn là 220V trong khi hệ thống đường điện của ta là 110V, khi đó máy không thể hoạt động được và ngược lại, nếu ta thiết lập điện áp nguồn 110V trong khi điện cung cấp là 220V thì nguồn sẽ hỏng nguồn và các thành phần khác. Lưu đồ xử lý lỗi khi vận hành của bo mạch chủ, vi xử lý, bộ nhớ.
Khi thay thế RAM, chúng ta cũng cần chú ý đến chủng loại RAM cho phù hợp với bo mạch chủ. Xem tài liệu đi kèm bo mạch chủ để biết bo mạch chủ hỗ trợ bus nào?. Khi thay thế bo mạch chủ cần chú ý đến loại CPU va RAM đang sử dụng để thay thế cho phù hợp, tránh tình trạng không tương thích chủng loại (RAM) tốc độ CPU, chủng loại card màn hình hiện có.
Khi khởi động mà đèn ổ đĩa mềm không sáng thì kiểm tra lại dây nguồn cấp cho ổ đĩa mềm.Trong trường hợp đèn ổ đĩa mềm sang liên tục, điều đó có nghĩa là ổ đĩa mềm đang cắm ngược cáp tín hiệu.
Dạng bộ nguồn này đã trở thành chuẩn công nghiệp trong nhiều năm từ các hệ thống sử dụng bảng mạch chính LPX thực sự tới các hệ thống dạng tháp sử dụng các bảng mạch chính Baby - AT hay thậm chí là AT kích thước lớn. Mặc dù về lý thuyết, đây là một cách thông gió tuyệt vời nhưng các hệ thống áp lực tích cực được thiết kế chuẩn yêu cầu phải có quạt công suất lớn để hút được lượng không khí cần thiết qua bộ lọc và điều áp cho thùng máy. Cũng giống như kiến trúc ATX được chuẩn hoá đã thay thế các dạng Baby - AT trong các hệ thống để bàn kích thước đủ và dạng hình tháp, NLX được dự báo sẽ thay thế các dạng LPX nặng nề và bán độc quyền trong các hệ thống để bàn nhỏ hơn.
Hai đầu nối 6 chân (P8 và P9) nối bộ nguồn với bảng mạch chính trong khi đó các đầu nối 4 chân giống hệt từ P10 đến P13 được sử dụng để cấp nguồn cho các thiết bị ngoại vi bên trong như ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng. Ví dụ như trong hệ thống AT của IBM, bộ nguồn chỉ có 3 đầu nối tới ổ đĩa còn trong các bộ nguồn kiểu AT power có tới bốn đầu nối việc có nhiều hay ít đầu nối là do nó bị phụ thuộc vào công suất hoạt động của bộ nguồn, một số bộ nguồn ATX có thể có tới 8 đầu nối ổ đĩa. Máy tính có thể sử dụng các tín hiệu này cho màn hình và điều khiển quạt, giám sát điện thế của tín hiệu + 3.3 V tới bảng mạch chính, cung cấp năng lượng và nối đất cho các thiết bị theo chuẩn IEEE 1394 (Fire Wire).
Một đặc tính của tất cả các bộ nguồn kiểu xung ngắt mở là chúng không chạy khi không có tải Điều này có nghĩa là bắt buộc phải nối thiết bị tiêu thụ điện vào bộ nguồn để nó có thể làm việc được, như bảng mạch chính, các ổ đĩa và các card mở rộng. Chính vì đặc tính này, khi IBM thiết kế hệ thống AT nguyên thuỷ không có đĩa cứng, họ đã cắm cáp nguồn cho đĩa cứng vào một điện trở 5 Ω/ 50 W được gắn trên một hộp kim loại nhỏ lắp ở vị trí ổ đĩa cứng và được gắn vào thùng máy. Phần sơ cấp của nguồn có thể gây nguy hiểm, vì đầu vào của nguồn được kết nối trực tiếp với dòng điện xoay chiều và tụ điện lọc nguồn có điện áp lên tới 320 V khi nguồn làm việc, và sau khi đã tắt nguồn nếu không xả tụ lọc nguồn (vì một lý do nào đó nguồn không làm việc đúng nhưng cầu chì không hỏng dẫn đến có điện áp tích trên tụ lọc nguồn) khi sờ tay vào sẽ gây giật.
- Nguyên nhân hư hỏng: Nguyên nhân gây ra hiện tượng bật điện nổ cầu chì trên mạch nguồn ATX là do phần sơ cấp của mạch nguồn gây nên, các tụ lọc, điện trở mắc trên mạch lọc đầu vào bị chạm chập, các Varistor bảo vệ quá dòng quá áp bị chập, cầu đi ốt đứt hỏng. Nếu khi đo mà không phát hiện thấy có linh kiện nào của mạch lọc đầu vào bị hỏng, tiếp tục tiến hành kiểm tra các linh kiện mắc sau cầu đi ốt, Dùng đồng hồ vạn năng đo kiểm tra hai tụ lọc C5, C6 (470 àF/ 220 V) xem cú bị chập thủng hay khụng, nếu hai tụ này không chập, thủng, kiểm tra hai điện trở phân áp mắc ngay sau hai tụ C5, C6. Hai điện trở R2, R3 (220 KΩ) này có nhiệm vụ chia đều điện áp trên hai đầu của tụ, nếu một trong hai điện trở này đứt dẫn đến điện áp trên hai đầu tụ C5, C6 sẽ bị lệch, khi đó một trong hai tụ C5 hoặc C6 sẽ chịu điện áp lớn hơn dẫn đến tụ bị đánh thủng và gây ra ngắn mạch, nổ cầu chì.
Khi IC dao động IC1 hỏng trên đầu ra của IC1 chân 8 và chân 11 không có tín hiệu điều khiển làm cho hai Transistor Q3, Q4 không hoạt động, khi hai Transistor này ngừng hoạt động kéo theo cặp Transistor ngắt mở không làm việc mất điện áp tại đầu ra, nguồn tắt. - Nguyên nhân hư hỏng: Trường hợp này cũng giống như đối với nguồn AT, khi bật nguồn, quạt quay sau đó tự động mất nguồn, nguyên nhân sẩy ra do mạch bảo vệ quá dòng, quá áp làm việc không đúng, hoặc có sự cố tại đầu ra của nguồn, nguồn ra không ổn định do đó mạch bảo vệ làm việc và cắt dao động. Khi bật công tắc nguồn của máy tính, tất cả các điện áp ra trên đầu ra của biến áp ngắt mở đã có đủ, thì tín hiệu Power Good được gửi tới bảng mạch chính, nếu tín hiệu này không có, hoặc không liên tục máy tính sẽ không hoạt động, hoặc liên tục khởi động lại.
- Phương pháp tiến hành sửa chữa: Dùng đồng hồ vạn năng đo tại chân 8 IC2 (LM393) xem có điện áp cung cấp nguồn cho IC hay không, dùng máy hiện sóng kiểm tra xem co tín hiệu Power Good tại chân 1 của IC2 hay không, nếu không có mà nguồn nuôi có đủ chứng tỏ IC2 đã hỏng cần phải thay thế băng một IC khác.