MỤC LỤC
Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố khách quan như môi trường hoạt động của ngân hàng, các yếu tố thuộc về khách hàng và các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngân hàng. Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng như các đối tượng có thể vay vốn, phương thức quản lý các hoạt động tín dụng, các loại sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp, nguồn vốn dùng để tài trợ, phương thức quản lý danh mục. Nếu như các ngân hàng lớn là các ngân hàng bán buôn, chủ yếu cung cấp các khoản tín dụng giá trị lớn cho các doanh nghiệp thì các ngân hàng nhỏ lại tập trung vào nghiệp vụ tín dụng bán lẻ dưới dạng các khoản cho vay cá nhân, cho vay trả góp.
Chính vì vậy, nếu như có những hình thức cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của Ngân hàng thương mại thì chắc chắn các cá nhân và hộ gia đình chẳng thể mong đợi vay được những khoản tiền từ ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của mình. Mặt khác, khi những quy chế, pháp luật về cho vay nói chung, cho vay tiêu dùng nói riêng có sự nới lỏng cũng như những quy định có tác động làm giá cả hàng hoá tiêu dùng giảm xuống ( chẳng hạn như là quy định về giảm thuế nhập khẩu đối với ôtô, xe máy, hàng điện tử ) thì sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay tiêu dùng. Có nghĩa là khách hàng đáp ứng được các điều kiện quy định của ngân hàng về tài sản bảo đảm cũng như các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp, về tư cách đạo đức ( nhân thân, các quan hệ vay mượn khác), quy mô thu nhập thường xuyên của khách hàng.
Nhu cầu vốn của khách hàng là nền tảng căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.Khách hàng vay tiêu dùng của ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu rất đa dạng, từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu cao cấp.Đời sống con người ngày càng được nâng cao thì các nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cao cấp càng lớn. Đối với nhóm khách hàng thuộc lứa tuổi trung niên, có gia đình và con cái, có thu nhập ổn định thường có nhu cầu mua sắm trang thiết bị lâu bền, đi nghỉ, và cho cái đi du học do đó ưa thích các sản phẩm tín dụng trả góp hay những thanh niên độ tuổi 25-35 năng động ưa thích các sản phẩm thẻ tín dụng….
Cụ thể, ngân hàng sẽ cho vay với những đối tượng đang cư trú hoặc địa chỉ nơi làm việc tại quận Thanh Xuân - Không có nợ khó đòi hoặc quá hạn trên 6 tháng tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội cũng như các chi nhánh ngân hàng khác. Tập hồ sơ gồm có những giấy tờ liên quan như: giấy đề nghị chứng minh vay vốn, hợp đồng vay vốn, phương án vay vốn, tài sản cầm cố, các giấy tờ có liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có), các giấy tờ nguồn thu nhập, hộ khẩu, CMND, các giấy tờ liên quan khác. Bộ hồ sơ gồm có: ngoài những giấy tờ có trong bộ hồ sơ như với các đối tượng không hưởng lương, thì các đối tượng hưởng lương còn cần thêm một số giấy tờ cần thiết sau : hợp đồng lao động, quyết định biên chế ( với cán bộ đang là biên chế ), giấy uỷ quyền khấu trừ lương và các thu nhập khác có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị khách hàng công tác.
Tuy nhiên với khâu thẩm định khách hàng là đối tượng vay thế chấp theo lương thì cán bộ tín dụng còn phải xác nhận thời gian làm việc tại đơn vị của khách hàng và mức lương cũng như các khoản phụ cấp theo lương và thu nhập ngoài lương của khách hàng. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Nam Hà Nội gồm: cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mua nhà đối với dân cư; cho vay mua sắm ôtô, các đồ dùng lâu bền khác, cho vay chi trả tiền thuốc men, viện phí. Từ khi có công văn số 34/CV- NHNN ngày 7/1/2000 về việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công chức và thu nợ từ lương, trợ cấp thì hình thức cho vay tín chấp này đã phát triển mạnh mẽ.
Ngân hàng NoN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội từ khi mới thành lập chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu là các tổng công ty lớn của Nhà Nước cũng như các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn nên ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay kinh doanh là chính, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Nợ xấu là 158 triệu đồng, đây là các khoản nợ cho vay tiêu dùng do một số nguyên nhân khách quan như cán bộ đi công tác chưa kịp về để trả nợ… Nhìn chung các khoản nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tình hình thu hồi nợ tốt.
Việc đề ra chiến lược mở rộng cho vay tiêu dùng phải đảm bảo sự phát triển hài hoà với các hoạt động khác của ngân hàng, sử dụng hiệu quả và khai thác tối đa các nguồn lực của ngân hàng đồng thời tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận của chi nhánh.Vì vậy, trên cơ sở chiến lược chung của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội cần đề ra một chiến lược chi tiết và dài hạn, trong đó có các biện pháp hành động cụ thể phù hợp với đặc điểm riêng của mình. Về vay tín chấp của cán bộ công nhân viên, chi nhánh có thể tìm đến với các cơ quan hành chính, trường học, doanh nghiệp có uy tín thông qua các cuộc trao đổi với lãnh đạo và công đoàn cơ quan về việc nhận tài trợ cho công nhân viên của cơ quan. Để mở rộng được hình thức cho vay này, ngân hàng có thể phối hợp với các công ty tư vấn du học và các trường phổ thông trung học mở các cuộc hội thảo tại các trường học, giải đáp các thắc mắc của các học sinh cũng như phụ huynh về thủ tục vay vốn, hồ sơ giấy tờ, số tiền vay và tài sản đảm bảo..Đây là một cách tiếp cận rất tốt có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng đồng thời quảng bá được hình ảnh ngân hàng.
Để thực hiện được hình thức vay này ngân hàng phải có quan hệ với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu lao động, chính quyền cũng như ban quản lý xuất khẩu lao động địa phương, ngân hàng nước ngoài tổ chức việc chuyển tiền từ nước ngoài về nước. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn các công ty có uy tín, nghiệp vụ bán hàng chuyên nghiệp, khả năng tài chớnh tốt, và xõy dựng hợp đồng liờn kết chặt chẽ, phõn định rừ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ, và thanh lý hợp đồng cũng như khi khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ về sử dụng các chương trình mới theo hướng hiện đại hoá hệ thống ngân hàng do World Bank tài trợ, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về cho vay tiêu dùng giữa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng với nhau.
Chính phủ cũng cần chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở tài nguyên môi trường) đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay, thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm. Hoạt động cho vay tiêu dùng muốn được ngày càng mở rộng thì trước hết nền kinh tế phải thật sự ổn định và tăng trưởng tốt, tiếp theo là việc có một luật định chung nhất, áp dụng được rộng rãi, các văn bản luật cần mang tính chặt chẽ hơn nữa là điều kiện rất quan trọng, tiếp theo là sự chỉ đạo, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường cho vay tiêu dùng và khả năng đáp ứng các nhu cầu này của từng ngân hàng và sự phối kết hợp của nhiều cơ quan chức năng khác nữa.