MỤC LỤC
Bằng cách thu hút khách hàng mở tài khoản và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng huy động được lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng để tiến hành các hoạt động dịch vụ khác như: cho vay, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ… Bên cạnh đó, có thể nói, khoa học kỹ thuật chính là yêu cầu và cũng là thế mạnh của loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, chính vì vậy, việc mở rộng loại hình thanh toán này sẽ tạo điều kiện thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, đưa khoa học công nghệ vào sử dụng sẽ giúp Ngân hàng nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình với các NHTM khác. •Mức gia tăng số món loại hình thanh toán không dùng tiền mặt i (H5) Số món loại hình thanh toán không dùng tiền mặt i là số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt theo hình thức thanh toán i (i có thể là: Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thẻ thanh toán, L/C) mà Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Khi đó, công thức xác định mức gia tăng số món loại hình thanh toán không dùng tiền mặt i được xác định như sau:. Chỉ tiêu mức gia tăng số món loại hình thanh toán không dùng tiền mặt i cho biết số lượng giao dịch thanh toán theo hình thức i năm nay tăng, giảm bao nhiêu lần so với năm trước. Qua đó có thể đánh giá được mức độ tăng trưởng, cũng như. việc sử dụng linh hoạt các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, mức độ đầu tư cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng. Các chỉ tiêu định tính. •Tính nhanh chóng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: cho biết khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành quy trình thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng. •Tính chính xác của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: cho biết mức độ chính xác, số lượng sai sót xảy ra trong quá trình Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. •Tính an toàn của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: cho biết mức độ an toàn khi khách hàng thanh toán qua Ngân hàng. Qua các chỉ tiêu định tính, có thể đánh giá được chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng, đây là cơ sở để Ngân hàng có thể tiến hành mở rộng dịch vụ thanh toán, phát triển loại hình dịch vụ này một cách bền vững và hiệu quả. Nếu các chỉ tiêu kể trên chưa tốt, cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng chất lượng chưa cao, cần phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng thanh toán hơn, qua đó, tạo uy tín của Ngân hàng trong mắt khách hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại. Nhân tố chủ quan. a) Uy tín, hình ảnh của Ngân hàng. Hiện nay, trong hệ thống các NHTM, đã có rất nhiều những Ngân hàng mới ra đời, có thế mạnh về đội ngũ cán bộ trẻ năng động, dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những loại hình dịch vụ mới mẻ, trong đó có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là khó khăn lớn đối với những Ngân hàng truyền thống trong quá trình cạnh tranh. Chính vì vậy, uy tín của Ngân hàng chính là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng vậy, uy tín, hình ảnh của Ngân hàng chính là cơ sở. giúp Ngân hàng có thể tiến hành mở rộng loại hình dịch vụ thanh toán này. Nếu một Ngân hàng thực sự có uy tín và tạo được lòng tin trong mắt khách hàng, Ngân hàng này sẽ có thể thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng chủ động sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng, trở thành những khách hàng truyền thống, gắn bó với Ngân hàng. Ngược lại, nếu một Ngân hàng không đảm bảo về uy tín, chất lượng dịch vụ, khi đó sẽ rất khó để khách hàng có thể tin tưởng sử dụng dịch vụ thanh toán tại ngân hàng. Chính vì vậy, việc tạo lập hình ảnh, củng cố lòng tin trong mắt khách hàng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của mỗi Ngân hàng, nhất là trong nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. b) Trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất của Ngân hàng. Khoa học công nghệ chính là nền tảng vững chắc nhất giúp Ngân hàng có thể bắt kịp với nhịp độ phát triển của các Ngân hàng khác trong và ngoài nước , đồng thời, qua đó giúp Ngân hàng đầu tư vào phát triển hệ thống các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tạo lập lòng tin và thu hút thị hiếu của khách hàng. Có thể nói, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật chính là thước đo đánh giá về sự phát triển trong hoạt động cũng như trong quá trình cung ứng các dịch vụ của Ngân hàng. Vì vậy, nếu một Ngân hàng có hệ thống công nghệ, trang thiết bị hiện đại sẽ là điều kiện giúp Ngân hàng có thể phát triển, mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngược lại, nếu hệ thống máy móc, thiết bị của Ngân hàng lỗi thời, lạc hậu và không được chú trọng đầu tư thì hoạt động của Ngân hàng khó có thể hiệu quả và đạt được lợi nhuận cao trong quá trình kinh doanh. Bởi nếu không đảm bảo về điều kiện trang thiết bị, khoa học công nghệ thì Ngân hàng đã thiếu đi điều kiện để thực hiện giao dịch thanh toán, cũng như đánh mất đi cơ hội để mở rộng dịch vụ thanh toán không dung tiền mặt. c) Trình độ nguồn nhân lực. Thanh toán không dùng tiền mặt là một loại hình dịch vụ thanh toán mới phát triển gần đây ở nước ta; hơn nữa, loại hình dịch vụ này sử dụng chủ yếu những công nghệ kỹ thuật hiện đại, vì vậy, để mở rộng phát triển dịch vụ thanh. toán không dùng tiền mặt rất cần nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đồng thời, cán bộ nhân viên ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu của khách hàng nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng để có những giải pháp kịp thời nhằm hoàn thiện hơn nữa loại hình thanh toán này. Vì vậy, nếu Ngân hàng có thể huy động, thu hút được nguồn lao động trẻ, năng động, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng thực hiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. d) Chính sách Marketing của Ngân hàng. Với vai trò là một công cụ quan trọng của các nhà kinh tế nhằm đánh vào hộp đen ý thức của khách hàng, chủ động xây dựng, tạo lập nhu cầu, mong muốn cho khách hàng, Marketing đã trở thành khâu then chốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng, là sợi dây kết nối giữa khách hàng với Ngân hàng. Thông qua hoạt động Marketing, Ngân hàng có thể quảng bá, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ thanh toán của mình, cũng nhờ vào Marketing, Ngân hàng có thể sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm phí dịch vụ, tặng các sản phẩm quà tặng đi kèm…nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng - đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính sách Marketing. Nếu công tác Marketing của Ngân hàng không được sử dụng có hiệu quả, Ngân hàng luôn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng, khi đó, mọi sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng sẽ không được khách hàng biết đến và sử dụng. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển hoạt động kinh doanh, các NHTM cần chú trọng quan tâm hoàn thiện công tác Marketing ngân hàng. e) Thủ tục hành chính. Sự rắc rối, chồng chéo và thiếu đồng bộ trong các thủ tục hành chính chính đã trở thành rào cản trong mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng. Một khách hàng có thể tin tưởng và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, nhưng nếu thủ tục hành chính quá rườm rà và rắc rối, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của khách hàng, như vậy sẽ rất khó để khách hàng tiếp tục tin dùng và. mong muốn đến với Ngân hàng. Chính vì vậy, việc cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến dịch vụ thanh toán chính là tạo cơ hội phát triển cho bản thân mỗi Ngân hàng. f) Thời gian và chi phí thanh toán. Tuy rằng, chất lượng dịch vụ thanh toán luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu, tuy nhiên, thói quen vẫn luôn khiến khách hàng có sự so sánh giữa giá cả hàng hóa, dịch vụ giữa các Ngân hàng. Mặc dù, nếu một Ngân hàng có sự phát triển vượt bậc về chất lượng sản phẩm vẫn có thể thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, hầu hết các ngân hàng có chất lượng thanh toán khá đồng đều, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng rất dễ bắt chước, vì vậy, yêu cầu đặt ra với mỗi Ngân hàng về chính sách giá cả và thời gian thanh toán phải được xây dựng một cách hợp lý nhất, Ngân hàng phải giải quyết được vấn đề: làm thế nào để có thể hợp lý hóa chính sách giá cả, giảm thiểu tối đa thời gian thanh toán mà vẫn có thể gia tăng thu nhập, mở rộng và phát triển được mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt. g) Nguồn kinh phí đầu tư. Nếu nói khoa học công nghệ là nền tảng vững chắc để Ngân hàng tiến hành phát triển mở rộng dịch vụ thanh toán, thì nguồn vốn lại chính là điều kiện để tiến hành đầu tư mua sắm công nghệ, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Ngân hàng. Đặc biệt đối với loại hình thanh toán qua thẻ ATM, nguồn vốn chính là yêu cầu quan trọng liên quan đến chi phí lắp đặt cây ATM, mở rộng mạng lưới cây rút tiền. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư luôn là yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, Ngân hàng sẽ không thể đáp ứng được những đòi hỏi trong việc đầu tư về thiết bị, nguồn lực để phục vụ cho công tác thanh toán. Nhân tố khách quan a) Các điều kiện xã hội. Một là, thói quen sử dụng tiền mặt của dân chúng: Nếu xã hội, người dân vẫn còn giữ thói quen tiêu dùng tiền mặt thì việc phát triển dịch vụ thanh toán, đưa thanh toán không dùng tiền mặt vào sử dụng phổ biến trong dân chúng là một điều. vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân chính là rào cản sự phát triển, mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hai là, thói quen giao dịch qua Ngân hàng: Thói quen giao dịch qua Ngân hàng chính là điều kiện giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp xúc với những loại hình dịch vụ mới của Ngân hàng và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng hơn. Hơn nữa, nếu khách hàng thường xuyên giao dịch qua Ngân hàng sẽ dần trở thành khách hàng truyền thống, có quan hệ gắn bó với Ngân hàng, sẽ tin tưởng và sử dụng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. Ba là, trình độ dân trí: Trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể tồn tại được hay không. Dịch vụ thanh toán này chỉ có thể tồn tại và phát triển khi người dân có đủ trình độ để hiểu biết hết được tầm quan trọng cũng như vai trò của nó. Ngược lại, nếu trình độ của người dân không cao, nhận thức của người về tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn hạn chế, như vậy, dù hoạt động dịch vụ này có được các Ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển, song, rất khó để dân chúng tiếp nhận và sử dụng. Bốn là, thu nhập của dân cư: Thu nhập dân cư càng cao, người tiêu dùng càng có cơ hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, ở các nước phát triển, mức thu nhập của người dân cao, hoạt động mua sắm càng nhiều thì nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng càng lớn. Theo con số thống kê cho thấy, tại các nước phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ còn chiếm khoảng 10%, trong khi tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, con số này vẫn còn khá cao - thanh toán bằng tiền mặt chiếm từ 30% đến 40%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ thu nhập của người dân các nước đang phát triển còn thấp, nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng chưa cao. Chính vì vậy, thu nhập của người dân chính là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, nhiệm vụ nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống cho nhân dân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức thiết, có ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động của các NHTM. b) Điều kiện kinh tế. Một là, sự ổn định kinh tế, chính trị: Sự ổn định của nền kinh tế, chính trị gắn liền với sự ổn định trong đời sống dân cư, sự gia tăng trong thu nhập của người dân. Thu nhập của dân chúng càng cao, nhu cầu mua sắm, thanh toán càng lớn. Vì vậy, để thuận tiện cho cuộc sống sinh hoạt tiện nghi, người tiêu dùng lựa chọn thanh toán qua Ngân hàng, vừa có thể tiết kiệm được thời gian, công sức, lại vừa bắt kịp được tác phong tiêu dùng hiện đại. Hai là, sự ổn định của tiền tệ: Thanh toán không dùng tiền mặt càng phát triển chứng tỏ lượng tiền mặt được dân chúng sử dụng để thanh toán càng nhỏ, giảm bớt được lượng tiền mặt trong lưu thông - đây chính là điều kiện để Chính phủ cùng với Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, hạn chế tình trạng lạm phát có thể xảy ra. c) Môi trường pháp lý. Hành lang pháp lý chính là công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong giới hạn cho phép của pháp luật. Vì vậy, việc Nhà nước sử dụng công cụ này như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích, cũng như mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong xã hội. Đối với mối quan hệ thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng giữa khách hàng với Ngân hàng cũng chịu những tác động không nhỏ từ môi trường pháp lý, từ những chính sách pháp luật được đưa ra. Nếu một môi trường pháp lý thực sự chặt chẽ, nhất quán trong chính sách pháp luật sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt một cách nhanh chóng và thuận tiện. Ngược lại, sự thiếu đồng bộ, thiếu liên kết và tính nhất quán, thậm chí là sự chồng chéo giữa các quy định, chính sách chính là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt - một loại hình thanh toán chưa thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam. d) Đối thủ cạnh tranh.
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN. NÔNG THÔN KIM ĐỘNG. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Việt. Những nét chính về ngân hàng Agribank Kim Động 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. NHN0 & PTNT huyện Kim Động có trụ sở tại thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Sau khi huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng được tách thành hai huyện là Kim Động và Ân Thi, kể từ ngày 01/04/1996, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Kim Động chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở nâng cấp từ Ngân hàng cấp III Kim Động trực thuộc chi nhánh Ngân hàng huyện Kim Thi. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Động quản lý địa bàn hành chính gồm 19 xã với hầu hết các xã trong toàn huyện có nền kinh tế thuần nông. Tuy nhiên, với những bước đi đúng hướng và kịp thời, sau nhiều năm hoạt động, Agribank Kim Động đã vượt qua khó khăn vươn lên phát triển ổn định, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Cơ cấu tổ chức. Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Kim Động chịu sự quản lý trực tiếp của NHN0 & PTNT tỉnh Hưng Yên. Cơ cấu tổ chức gồm: trụ sở chính và hai Ngân hàng Cấp III nay là hai Phòng giao dịch: Trương Xá và Đức Hợp. Mô hình cơ cấu tổ chức của Agribank Kim Động như sau:. BAN GIÁM ĐỐC. PHềNG GIAO DỊCH. TRƯƠNG XÁ HỘI SỞ CHÍNH PHềNG GIAO DỊCH ĐỨC HỢP. DOANH PHềNG KẾ TOÁN TỔ HÀNH CHÍNH TỔ HẬU KIỂM. NHN0 & PTNT Kim Động có một giám đốc trực tiếp điều hành, giúp việc cho giám đốc là các trưởng, phó phòng và đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Với một bộ máy làm việc hiệu quả đã giúp Ngân hàng thực hiện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh của mình trong thời gian qua. Thực trạng kết quả kinh doanh chủ yếu. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung, tình hình kinh tế Hưng Yên nói riêng có những diễn biến phức tạp, khó lường làm cho hoạt động của các ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, NHN0 & PTNT Kim Động đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, xứng đáng với hình ảnh của một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. a) Hoạt động huy động vốn. Đặc biệt, năm 2012, tình hình huy động vốn tại Ngân hàng có sự tăng trưởng đột biến: số tiền Ngân hàng. Số tiền Số tiền. Tổng nguồn vốn huy động. Từ tiền gửi. Từ tiền gửi. huy động được tăng 143,686 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 32,48%; đó là nhờ vào sự đổi mới trong chính sách huy động vốn của Ngân hàng, cũng như chính sách ưu đãi kèm theo các dịch vụ cung ứng giành tặng khách hàng. Trong đó, nguồn vốn Ngân hàng huy động được hoàn toàn từ tiền gửi của khách hàng và của các tổ chức tín dụng. Điều đó cho thấy, để có được sự phát triển bền vững hơn nữa, NHN0 & PTNT Kim Động cần có những giải pháp kịp thời và thực sự hiệu quả trước tình trạng khủng hoảng chung của nền kinh tế. b) Hoạt động tín dụng và đầu tư. Điều đú cho thấy Ngõn hàng đang rất chú trọng tập trung vào hoạt động đầu tư, nhưng do nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, thu nhập của người dân giảm sút nên tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay và đầu tư có xu hướng chậm lại, thậm chí, nhiều loại hình cho vay theo ngành kinh tế còn có tốc độ tăng trưởng âm (như: thủy sản; xuất, nhập khẩu; tiêu dùng…). Trong đó, Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn và trung hạn. Đối tượng chủ. yếu mà Ngân hàng hướng đến là các cá nhân và các hộ gia đình nhằm cải thiện đời sống dân cư trong toàn huyện, thông qua đó góp phần vào việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. c) Hoạt động cung ứng dịch vụ.
Điều đó cho thấy dịch vụ thanh toán là một trong các loại hình dịch vụ then chốt và là thế mạnh của Ngân hàng. d) Kết quả kinh doanh. Kết quả HĐ kinh doanh. Số tiền Số tiền. Bảng 2.4 cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vô cùng ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận đáng kinh ngạc. Mặc dù thu nhập của Ngân hàng vẫn khá cao, tuy nhiên, do tổng chi của Ngân hàng tương đối lớn nên dẫn đến lợi nhuận thu được bị giảm sút. Điều này cho thấy, Ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể nhằm cân đối hoạt động thu – chi, qua đó, có thể đảm bảo sự tăng trưởng nguồn lợi nhuận thu được qua các năm của Ngân hàng. a) Mức gia tăng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, sự gia tăng đó là không đáng kể và còn khá chậm chạp, các hoạt động thanh toán qua ngân hàng khác vẫn chiếm một tỷ trọng lớn về doanh số thanh toán trong Ngân hàng (chiếm khoảng trên 65%, trong khi thanh toán không dùng tiền mặt chỉ chiếm trung bình khoảng 34,12%). Vì vậy,có thể thấy rằng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang dần được chú trọng đầu tư và phát triển, tuy nhiên, sự đầu tư đó vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Bảng 2.6 cho thấy, số lượng món thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng có xu hướng gia tăng qua 3 năm trở lại đây. Điều đó cho thấy, Ngân hàng đã có sự đầu tư nhưng sự đầu tư đó chưa có chiều sâu và chưa thực sự hiệu quả. Sự gia tăng về số lượng món thanh toán không dùng tiền mặt còn khá chậm, mỗi năm chỉ tăng trung bình khoảng 22,99%; trong khi tỷ trọng chiếm trong tổng hoạt động thanh toán lại có xu hướng giảm sút, đến năm 2012 chỉ còn chiếm 33%. Những con số này cho thấy, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã có những dấu hiệu phát triển khả quan, nhưng vẫn còn khá dè dặt và chưa thực sự ổn định. c) Mức gia tăng thu nhập từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Mặc dù, việc thanh toán bằng Ủy nhiệm thu có những hạn chế nhất định, đồng thời, đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên, điều này cũng đã làm Ngân hàng không đáp ứng được một bộ phận khách hàng có nhu cầu sử dụng loại hình thanh toán bằng Ủy nhiệm thu, làm mất đi một nguồn lợi nhuận có thể thu được từ loại hình thanh toán này. Để đạt được những yêu cầu đó, hệ thống các NHTM nói chung và NHN0 & PTNT Kim Động nói riêng cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp nhằm phát triển hoạt động Marketing, mở rộng chính sách tiếp xúc khách hàng, đa dạng hóa các danh mục loại hình dịch vụ thanh toán và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
• Phát triển nhanh trên cơ sở những kết quả đạt được: NHN0 & PTNT Kim Động cần tiếp tục triển khai phát triển những loại hình dịch vụ thanh toán là thế mạnh của Ngân hàng như: thanh toán Ủy nhiệm chi, Séc chuyển khoản và Séc bảo chi… Tuy nhiên bên cạnh đó, Ngân hàng cần tận dụng phát triển các loại hình thanh toán mới như thanh toán Ủy nhiệm thu nhằm có thể thu hút những đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng loại hình này nhằm tìm kiếm, tăng them thu nhập và lợi nhuận cho Ngân hàng. • Phát triển nhưng phải thực sự bền vững và có hiệu quả thông qua quá trình hiện đại hóa khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng cho Ngân hàng: một Ngân hàng có thực sự phát triển bền vững hay không rất cần có sự đầu tư về trang thiết bị, vật tư hiện đại, nhất là đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt - một loại hình dịch vụ hiện đại.
− Có chính sách ưu đãi về tiền lượng, tiền thưởng một cách hợp lý, đồng thời, phải có chế độ khen thưởng, phê bình một cách công bằng và chính xác dựa trên năng lực và thành tích làm việc nhằm khuyến khích sự cố gắng, nỗ lực của mỗi cán bộ, nhân viên Ngân hàng, góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển của loại hình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là cách tạo vốn để tiến hành đầu tư mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vì khi thực hiện giao dịch thanh toán, Ngân hàng vừa phải đảm bảo kịp thời thanh toán cho khách hàng, trong khi vẫn có thể sử dụng số dư trong tài khoản của khách hàng để tiến hành đầu tư.
Chính vì vậy, mở rộng hoạt động Marketing là nhiệm vụ hết sức quan trọng - vừa có thể giúp NHN0 & PTNT Việt Nam quảng bá, tạo dựng hình ảnh uy tín trong mắt trong mắt khách hàng, vừa là tiền đề, là cơ sở tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng, giúp khách hàng có thể tin tưởng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trên toàn quốc, trong đó có NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Kim Động. Chính vì vậy, NHNN nên ban hành các văn bản, chỉ thị cụ thể về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như: các loại hình kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, những đối tượng khách hàng, các tổ chức, cơ quan của nhà nước bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, việc cắt giảm thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ… nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các NHTM.