MỤC LỤC
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành SXKD đều phải có một lượng vốn nhất định, không có vốn sẽ không có bất kì một hoạt động SXKD nào.Vấn đề là ở chỗ DN “lấy” vốn từ những nguồn nào, chi phí ra làm sao và quản lý sử dụng vốn như thế nào để có thể đảm bảo cho hoạt động SXKD có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của DN.Với ý nghiă đó, việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung và VLĐ nói riêng là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN. Trong khi đó các DN không còn được bao cấp về vốn nữa, phải tự tìm nguồn tài trợ vốn, tự trang trải chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi.Thực tế này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết cho DN phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng vì nếu sử dụng đồng vốn không có hiệu quả, không làm cho nó sinh lời thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị ăn mòn vốn, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và sẽ phá sản.
Hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao có nghĩa là VLĐ được thu hồi nhanh, rút ngắn thời gian chu chuyển từ đó giảm bớt được số lượng VLĐ cần thiết mà vẫn hoàn thành khối lượng sản phẩm hàng hoá hoặc cùng với số lượng VLĐ hiện có, DN sản xuất được nhiều sản phẩm hơn từ đó góp phần làm tăng doanh thu, và cuối cùng tăng lợi nhuận. Hai chỉ tiêu trên đây có thể dùng để tính toán cho toàn bộ VLĐ của DN đồng thời có thể dùng để tính toán cho từng khâu riêng biệt của chu kỳ kinh doanh, từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý VLĐ nói chung và VLĐ ở từng khâu nói riêng.
Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của các DN trong quá trình tái sản xuất trong khuôn khổ các nhiệm vụ đề ra của mục tiêu kế hoạch.Quán triệt nguyên tắc này, một mặt bản thân DN phải chủ động khai thác các nguồn vốn tự có mặt khác phải tìm cách huy động khai thác các nguồn vốn bên ngoài theo các hình thức phù hợp nhất sao cho đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất, đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp và phải sử dụng vốn vay một cách thận trọng và tiết kiệm. Bên cạnh đó DN cần quản lý, sử dụng VLĐ đúng mục đích, có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá thành, không ngừng nầng cao chất lượng sản phẩm nhằm tối đa hoá lợi nhuận của DN.
♦ Rủi ro trong kinh doanh: Trong quá trình SXKD, DN có thể gặp phải những rủi ro khi cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, cùng cạnh tranh…nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn sẽ làm tăng thêm sự rủi ro của DN. ♦ Biến động của cung cầu hàng hoá: Những biến động của thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, giá cả của nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, giá cả các sản phẩm cùng loại sẽ tác động đến khả năng huy động các yếu tố đầu vào cho sản xuất cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn kinh doanh. Nếu DN đầu tư sản xuất ra những sản phẩm lao vụ, dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng đồng thời hạ giá thành thì DN sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
Mỗi khi có trục trặc về mặt kĩ thuật, phòng VT-TH sẽ phải thực hiện việc bảo dưỡng (mà phòng kinh doanh gọi là chiến lược hậu sản phẩm) rồi từ đó nghiên cứu khắc phục những nhược điểm của sản phẩm và loại bỏ những nhược điểm đó trong những sản phẩm hoặc dự án sau đó. Các phòng còn lại trong công ty cũng có sự phối hợp nhịp nhàng, phòng Tài chính phải vào sổ để đưa kết quả kinh doanh của công ty lên giấy tờ, có sự so sánh với các năm đã qua, nghiên cứu những kết quả đạt được để đề ra chính sách phát triển cho năm tới. Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm sẽ được phòng lập một cách chi tiết kèm theo bản thuyết minh phân tích mọi chỉ số tài chính một cách cụ thể, từ đó phòng kinh doanh sẽ có được phương án hoạt động trong năm tới và khắc phục những kết quả chưa được, tìm hướng đi khác.
Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng VLĐ của công ty bị chiếm dụng khá lớn vào thời điểm cuối năm 2006 trong khi đó công ty phải nợ khách hàng một lượng vốn rất lớn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như vậy công tác tổ chức quản lý các khoản phải thu còn nhiều hạn chế, do đó doanh nghiệp cần tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để vốn nằm trong khâu lưu thông trở về khâu sản xuất càng nhanh càng tốt. Tóm lại, qua việc phân tích cơ cấu và sự biến động của VLĐ của công ty năm 2006 cho thấy kết cấu VLĐ như vậy chưa thật hợp lý vì một phần khá lớn vốn của công ty bị chiếm dụng và xu hướng nói trên tăng dần vào cuối kỳ trong khi vốn bằng tiền giảm làm tăng độ rủi ro về tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu ta nhận thấy: trong năm 2006 để đáp ứng cho nhu cầu vốn tăng thêm, công ty đã phải cố gắng rất nhiều trong việc huy động, tìm kiếm các nguồn tài trợ thích hợp phục vụ cho nhu cầu vốn tăng thêm đó nhằm đảm bảo cho nhu cầu kinh doanh của đơn vị được tiến hành bình thường và liên tục.
Lượng thành phẩm tồn kho giảm cũng góp phần đáp ứng cho nhu cầu vốn của công ty.Việc giảm lượng thành phẩm tồn kho cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển tốt đẹp, hàng hoá được tiêu thụ với khối lượng lớn, hàng tồn kho giảm , nhờ đó công ty giải phóng được lượng vốn tồn đọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do tăng được vòng quay vốn. Qua đó đã làm nổi bật lên tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty bởi lẽ thực chất việc phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn là để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn bằng tiền mà diễn biến vốn bằng tiền lại liên quan chủ yếu trực tiếp đến tỡnh hỡnh sử dụng VLĐ của cụng ty.
Do đó để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển VLĐ từ đó góp phần sử dụng VLĐ tiết kiệm, hiệu quả, công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu siết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế một cách thấp nhất tình trạng nợ nần kéo dài, cố tình không thanh toán tiền hàng của khách hàng. Do đó, nhiều lúc mất cân đối giữa thị trường thành thị và nông thôn, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của công ty.Để giải quyết vấn đề này, công ty cần cử riêng một bộ phận làm về công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt, phản ảnh cụ thể tình hình thực tại của thị trường, giúp công ty có được các chính sách hợp lý hơn, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường. + Về các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ: Công ty cần tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn nguời tiêu dùng đặc biệt là thị trường mới bằng việc sử dụng tổng hợp các biện pháp như quảng cáo tren tivi, đài, tham gia hội trợ, triển lãm…Bên cạnh đó để xúc tiến bán hàng, công ty nên tổ chức hội nghị khách hàng qua đó củng cố mối quan hệ với khách hàng, qua trao đổi ý kiến của khách hàng để giúp công ty có biện pháp khắc phục thiếu sót nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ của mình.