Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội trong chiến lược Marketing quốc tế

MỤC LỤC

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Trong đó đáng kể nhất là chuyển đổi các nồi hơi chạy dầu phải nhập khẩu sang đốt than sẵn có trong nước theo công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm được trên 10 tỷ đồng tiền điện; lắp đặt thiết bị mới để nâng cao hiệu suất sử dụng động cơ điện và máy biến áp phân phối điện, giảm được mức tiêu hao điện năng, đồng thời làm lại trần nhà mới cho xí nghiệp sợi, giảm được điện năng điều hoà hệ thống điều hoà không khí và thông gió, tiết kiệm mỗi năm 4-5 tỷ đồng tiền điện. Là một doanh nghiệp lớn với trên 6000 công nhân viên và kĩ sư lành nghề, nên việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, cũng như chăm lo đến đời sống hằng ngày cho đội ngũ cán bộ, công nhân - nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công của doanh nghiệp, đặc biệt với một doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều thiết bị tiên tiến, hiện đại, tự động hoá cao vào loại bậc nhất của VINATEX như HANOSIMEX laị càng được ban lãnh đạo công ty quan tâm hơn.

Bảng 1.2. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng
Bảng 1.2. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng

HÌNH TH ỨC TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA TỔNG CÔNG TY

Nhưng với mô hình quản lý " Công ty mẹ - công ty con" đã giúp ban lãnh đạo giải quyết phần nào những khó khăn đó và trên hết lại tạo ra động lực để mỗi đơn vị thành viên phát huy mạnh mẽ hơn nữa quyền chủ động, năng lực sáng tạo của mình, nhằm xây dựng Tổng công ty ngày càng vững mạnh, năng lực sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Nhằm đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ phù hợp với mô hình quản lý mới, Công ty đã chi một số tiền đáng kể tổ chức tổ chức 54 lớp chuyên đề cho 528 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân giỏi đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế-kỹ thuật, điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị đầu ngành ở trong nước và một số nước ngoài. Giúp Tổng giám đốc thống nhất quản lí hoạt động, vận hành cơ sơ hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty; đồng thời tìm kiếm địa điểm và mức độ đầu tư thích hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác quan tâm chăm sóc đến đời sống của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp như phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời gian làm việc tại công ty; quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn công ty. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tổ chức khám sức khoẻ định kì cho người lao động, chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ chủa Sở y tế Hà Nội và sự quản lí của ngành, của Trung tâm y tế Tổng công ty Dệt may Việt Nam. Ngoài ra, Tổng công ty còn mới có sự thay đổi cơ cấu bộ máy khi tách phòng Kỹ thuật may thành Phòng điều hành may và Phòng điều hành sợi dệt nhằm phân chia công việc rừ ràng, giỳp tập trung và sử dụng nguồn lực hợp lý từ đú thu được kết quả hoạt động cao hơn.

Sơ đồ 1.2.Sơ đồ tổ chức phòng Xuất - Nhập khẩu
Sơ đồ 1.2.Sơ đồ tổ chức phòng Xuất - Nhập khẩu

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Chính đặc điểm này đã làm cho nhận thức của người dân Mỹ có những nét khác biệt so nhận thức người dân ở các quốc gia khác, dẫn đến thói quen tiêu dùng cũng có nhiều điểm khác biệt như: coi trọng ấn tượng đầu của các sản phẩm mới, không quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hoá nếu giá cả của hàng hoá đó phù hợp, nhóm tham khảo không chiếm ưu thế…. Trước những khó khăn của thị trường và những đòi hỏi mới của người tiêu dùng đối với sản phẩm Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội buộc phải có những thay đổi về chất lượng sản phẩm truyền thống, về danh mục hàng hoá xuất khẩu…bằng cách đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ tiên tiến, các thiết bị máy móc hiện đại và nâng cao tay nghề của công nhân. Nhưng công việc đưa ra những mẫu thiết kế mới rất khó thực hiện, và điều kiện của Tổng công ty chưa cho phép nên một trong những phương pháp mà Tổng công ty áp dụng là nghiên cứu mốt trên thế giới: dựa vào kiểu dáng của những nhà tạo mẫu nước ngoài, Tổng công ty sẽ đưa ra những mẫu phù hợp với chất liệu, màu sắc và với khả năng của mình để tạo ra những sản phẩm mới.

Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội đang tiến hành định giá dựa vào những chi phí như chi phí vải, chi phí cổ, bo (nếu có), chi phí phụ liệu, chi phí đóng gói, giá gia công may, giá giặt (nếu có), giá thêu, in, phí ngân hàng, chi phí xuất nhập khẩu, chi phí bán hàng, lãi…Giá của sản phẩm được tính bằng tổng chi phí và những yếu tố liên quan.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG MARKETING QUỐC TẾ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Tuy còn nhiều hạn chế về ngân sách, về nhân lực, và về các chương trình xúc tiến nhưng các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội cũng đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quảng bá thương hiệu cho Tổng công ty trên thị trường Mỹ. Mặc dù đã có những nhận thức về tầm quan trọng của Marketing quốc tế đối với doanh nghiệp của mình, nhưng những nhận thức này vẫn chỉ mang tính phiến diện, đơn lẻ chưa coi đây là một hệ thống vì vậy việc đầu tư cho hoạt động này vẫn manh mún, nhỏ lẻ chưa thích đáng. Công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu, bộ phận nghiên cứu thị trường chưa được tỏch riờng rừ ràng, nhõn viờn nghiờn cứu chưa cú chuyờn mụn cao, vẫn còn tồn tại tình trạng ngồi chờ đơn đặt hàng đến với Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội công ty.

Khi mà những đòi hỏi của hệ thống pháp luật Mỹ đối với chất lượng, kỹ thuật hàng hoá ngày càng cao thì việc thiếu hiểu biết về thị trường sẽ làm cho các sản phẩm của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội công ty không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy cách, bao bì….

VỀ PHÍA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI 1.Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường

Nếu thấy phù hợp với điều kiện kinh doanh, với sản phẩm của Tổng công ty cung cấp thì mới tiến hành hoạt động giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, tránh trường hợp đòi hỏi về sản phẩm đối tác cần vượt quá khả năng cung cấp của Tổng công ty dẫn đến trường hợp khiếu nại, bồi thường không đáng có. Lúc này chính sách đa dạng hoá sản phẩm là một giải pháp mà Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội cần phải nghĩ đến và nên đa dạng hoá theo hướng như: bên cạnh việc ổn định mặt hàng truyền thống đã quen thuộc với bạn hàng quốc tế phải mở rộng thêm những mặt hàng mới có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, khác biệt hơn như veston, đồ lót nam nữ…để tạo ra năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mới ngay từ đầu. Mặc dù người tiêu dùng Mỹ hiện nay không coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm bằng giá cả sản phẩm, nhưng để có thể cạnh tranh được với hàng dệt may của Trung Quốc vốn được mệnh danh là sản phẩm giá rẻ thì Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội cần nhiều hơn là một chiến lược cạnh tranh bằng giá, và việc nâng cao chất lượng sản phẩm nên là một vấn đề được toàn thể ban lãnh đạo Tổng công ty quan tâm.

Trong trường hợp này Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội nên quan tâm hơn đến phương pháp định giá dựa trên giá tham khảo tại thị trường quốc tế hoặc định giá căn cứ vào mặt bằng giá gốc quốc tế rồi trừ dần đến điểm dự tính có lãi gọi là điểm mức giá xuất.

VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC

Bên cạnh đó việc tăng cường sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của Phòng Xuất nhập khẩu cũng là một đòi hỏi tất yếu mà Tổng công ty nên quan tâm. Sau khi có ngân sách thì việc tiến hành quảng cáo trên báo, tạp chí của nước ngoài, tạp chí của hàng không, tại các địa điểm công cộng như sân bay quốc tế, địa điểm đông khách du lịch…là bước tiếp theo phải tiến hành. Tham gia các hội chợ triển lãm tại nước ngoài một cách đều đặn, công việc này vừa giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm các khách hàng mới, vừa tạo điều kiện tiếp xúc trực tiếp, củng cố hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Đưa ra một hệ thống kiểm định chất lượng chung cho các sản phẩm dệt may cùng loại, công việc này làm cho chất lượng sản phẩm xuất khẩu dẽ quản lỹ hơn, tránh khiếu kiện về chất lượng hàng hoá.