Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn

MỤC LỤC

Cấu trúc rừng

Catinot (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến..tác giả cho rằng muốn ổn định hệ sinh thái rừng nhất thiết phải nắm vững quy luật vận động, biết cách điều tiết mối qua hệ trong sự phức tạp [6]. Trong các nghiên cứu về rừng tự nhiên, nghiên cứu định lượng quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D1.3), phân bố số cây theo chiều cao (N-H) phân chia tầng thứ được nhiều tác giả thực hiên có hiệu quả, ngoài việc phản ánh cấu trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đề xuất các biện pháp kinh doanh còn làm cơ sở để điều tra, thống kê tài nguyên rừng.

Nghiên cứu về phục hồi

Tại một số nơi, có những diện tích rừng rộng lớn đã bị phá huỷ do các cách khai thác cạn kiệt hoặc do canh tác tạm thời, trên những lập địa như thế còn phải trải qua những thời gian dài thì diễn thế tự nhiên mới sản sinh được những lớp rừng gỗ kinh tế và trồng rừng là phương sách đẩy nhanh quá trình diễn thế đó. - Trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh ( Extensive Enrichment Planting). Thuật ngữ “trồng dặm dưới tán” bao hàm việc trồng các cây con vào trong rừng, và trước khi cây con mọc lên vững vàng thì rừng càng ít phải chịu đựng sự can thiệp càng tốt. Trồng dặm dưới tán kiểu quảng canh được áp dụng nhiều ở các khu vực nói tiếng Pháp tại Châu Phi. Năm 1949 qua điểm lại các kết quả thu được trong trồng rừng kiểu quảng canh, Brasnett đã kết luận rằng cách trồng dặm dưới tán đem lại một phương pháp để tái sinh từng phần, hoặc để tăng tỷ lệ có giá trị loài cây ở nơi nào mà: 1) sự tái sinh tự nhiên bị thiếu hụt và không thể thúc đẩy được một cách thích đáng; 2) có ít cây có thể bán được đến mức là chăm sóc những đám cây tái sinh tự nhiên nằm rải rác thì tổn phí còn đắt hơn là rừng có thể bù đắp được; 3) nơi nào mà không thấy có mặt loài cây có giá trị.

Ở Việt Nam 1. Cấu trúc rừng

    Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài cây trong các trạng thái thực bì ở Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003): Trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưu sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho nhiều loài cây ưu sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỷ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài cây chịu bóng sống dưới tán rừng như: Bứa, Ngát…sự có mặt với tần số khá cao của một số loài cây ưa sáng định cư và một số loài cây chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của diễn thế rừng. Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994) [33] dựa vào các trạng thái thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau (1966) và Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Lâm Nghiệp và theo phương pháp của Thái Văn Trừng đã nghiên cứu các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, IC, IIA, IIB đưa ra nhận xét, trong suốt quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trước khi đạt tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hương giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định.

    SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XÃ QUẢNG BẠCH VÀ YÊN MỸ TRONG HUYỆN CHỢ ĐỒN
    SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XÃ QUẢNG BẠCH VÀ YÊN MỸ TRONG HUYỆN CHỢ ĐỒN

    Huyện Bạch Thông

    Điều kiện kinh tế xó hội

    + Giao thông: Huyện có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đã hình thành mạng lưới liên hoàn trong toàn huyện và nối với các địa phương khác, nhưng chất lượng đường còn phải đầu tư lớn mới đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường chính như: tỉnh lộ 257 và tỉnh lộ 254 chạy qua nối liền trung tâm huyện với Thị Xã Bắc Kạn và các tỉnh lân cận, ngoài ra còn có hệ thống đường liên xã nhưng chất lượng đường còn thấp cần được duy tu bảo dưỡng thường xuyên mới đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

    Xã Dương Phong

    Nằm cách xa trung tâm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế. Địa hình chia cắt mạnh, phức tạp, cao và dốc là cản trở lớn cho việc sản xuất Nông Lâm nghiệp cũng như việc đi lại, vận chuyển hàng hoá, nông lâm sản giao lưu với bên ngoài.

    Xã Lục Bình

    Cơ sở hạ tầng: Có đường giao thông giải nhựa liên xã và đường ô tô đến tận các xóm, tuy nhiên đường liên xóm còn gặp nhiều khó khăn do không được tu sửa thường xuyên và là đường đất nên dễ bị xuống cấp. Do điều kiện địa hình phức tạp nên diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp rất ít (361,8 ha) chiếm 12,6% diện tích tự nhiên, đặc biệt là diện tích đất canh tác lúa thấp, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở một số thôn vùng thấp, trong khi đó kinh tế đồi rừng chậm phát triển do người dân vẫn trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước.

    Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

    Về thực tiễn

    Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể cho từng trạng thái rừng nghèo tại khu vực nghiên cứu.

    Phương pháp nghiên cứu

    Nội nghiệp

      Khi viết công thức tổ thành người ta quy định chỉ viết chữ cái đầu của tên cây sau hệ số của nó, các loài có hệ số lớn hơn viết trước, giữa các loài cây không dùng dấu. Từ đó xác định số cây trong mỗi tổ và tính HVN ; D1.3 dùng biểu 2 nhân tố áp dụng cho rừng tự nhiên để xác định thể tích cho cây tiêu chuẩn của từng cấp rồi tính trữ lượng theo từng cấp.

      Kết quả nghiên cứu về hiện trạng quản lý, sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu

      Thực trạng quy hoạch sử dụng rừng

      Kết quả nghiên cứu về hiện trạng quản lý, sử dụng tài nguyên rừng tại.

      Kết quả nghiên cứu một số chính sách liên quan đến tái tạo rừng 1. Chính sách về đất đai

      Chính sách về quyền và trách nhiệm của chủ rừng tham gia quản lý phát triển rừng

      - Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. Về khai thác rừng đã có Quyết định số: 40/2005/QĐ- BNN, ngày 07/07/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản; Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý 3 loại rừng; Quy định rất rừ ràng về đối tượng rừng được phộp khai thác, tỷ lệ khai thác, thủ tục khai thác…Tuy nhiên, thiếu qui chế khai thác rừng phòng hộ và thủ tục khai thác rừng tự nhiên là rừng sản xuất còn nhiều công đoạn như phải có phương án điều chế rừng được phê duyệt mới được phép khai thác do vậy khó khăn cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân.

      Kết quả nghiên cứu một số đặc trƣng của các trạng thái rừng nghèo 1. Đặc điểm tầng cây cao

      Điều kiện đất đai tại khu vực nghiên cứu

      Nhìn chung khi cây tái sinh vượt qua tầng thảm tươi 1,4 m sự canh tranh của thảm tươi đối với cây tái sinh là không lớn, do vậy cây tái sinh đuợc lựa chọn là cây triển vọng ngoài chất lượng còn phải cao trên 1,4 m trở lên. Như vậy trong khu vực điều tra 4 xã đại diện cho 2 huyện có thể sơ bộ kết luận đất tại khu vực nghiên cứu đất còn tính chất đất rừng là điều kiện tốt cho cây rừng sinh trưởng và phát triển.

      Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh 1. Lựa chọn các loài cây mục đích

      Căn cứ vào kết quả điều tra chúng tôi có được kết quả nghiên cứu về đất được thể hiện ở biểu 4.16. Qua kết quả điều tra của các phẫu diện đất của khu vực 2 huyện, có thể nhận xét chung như sau: Đất tại những nơi điều tra còn tương đối tốt.

      Thống kê loài cây mục đích đƣợc lựa chọn cho các trạng thái

      Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng

      Để đánh giá được những điểm thuận lợi, khó khăn trong quản lý và phát triển rừng, đồng thời tìm ra giải pháp để quản lý và phát triển rừng tốt hơn. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn điều tra người dân trong khu vực nghiên cứu.

      Kết quả điều tra về thuận lợi, khó khăn trong quản lý phát triển rừng Trạng

        Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng: Xúc tiến tái sinh kết hợp làm giầu rừng bằng việc trồng bổ xung một số loài như: Keo, Trám, Lát - Xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Cáng lò, Dẻ, Trám đen, Xoan ta, Giổi xanh, Giổi bà, Xoan mộc, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu. + Đối với trạng thái rừng có trữ lƣợng gỗ <50m3, độ dốc <300 không thuộc đầu các lưu vực nước ( vùng phòng hộ ít xung yếu) - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh là khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên: Trong 3 năm đầu phát luỗng dây leo bụi rậm vào T2-T3, để lại các cây mục đích, dọn vệ sinh rừng theo băng, tạo điều kiện cho cây mẹ gieo giống chú trọng phát triển nhóm loài cây chính sau: Bồ đề, De bầu, Kháo vàng, De hương, Xoan nhừ, Dẻ, Trám đen, Giổi xanh, Giổi bà, Trám trắng, Xoan nhừ, Táu, Sến, Sấu.