MỤC LỤC
- Những tài liệu báo cáo có liên quan đến tín dụng - Tham khảo một số hồ sơ vay vốn của các cá nhân 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp so sánh tăng giảm về số tuyệt đối và tương đối - Phương pháp tỷ số.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ-tín dụng và làm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn như các chi nhánh cấp 1 khác, chi nhánh Cần Thơ còn là trung tâm huấn luyện - trung tâm điều hòa vốn - trung tâm quản lý máy tính phân vùng tập trung - trung tâm của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ và là trung tâm nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra tổ hành chính còn có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc điều hành trong những hoạt động của ngân hàng như soạn thảo văn bản về nội quy cơ quan, quy chế làm việc, xây dựng khung chương trình thi đua nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động; đảm nhận công tác lễ tõn, hậu cần, và chịu trỏch nhiệm tổ chức theo dừi kiểm tra cụng tỏc ỏp tải tiền, và đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.
- Phòng Kế toán và Quỹ có chức năng hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với các đơn vị trước thuộc chi nhánh; đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với các đơn vị nội bộ và các ngân hàng khác; tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh; đồng thời quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, kho quỹ và bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chi phí qua các năm là do để chi trả lãi huy động tiền gửi và lãi vốn điều chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, cải thiện hệ thống, mở thêm nhiều phòng giao dịch,..Bên cạnh đó, do mở rộng thị trường, gia tăng các sản phẩm dịch vụ, trang thiết bị công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực, nộp thuế và các khoản chi phí khác nên làm cho chi phí ngoài lãi trong tổng chi phí của Ngân hàng tăng lên.
- Hệ thống công nghệ thông tin: Sacombank đã đầu tư hệ thống Corebanking- T24 với kinh phí trên 4 triệu đô la Mỹ nhằm đáp ứng được các yêu cầu xử lý thông tin, nâng cao chất lượng quản lý và là tiền đề cho việc ứng dụng và mở rộng các dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. - Trong những năm qua, hoạt động kinh tế của thành phố Cần Thơ gặp không ít khó khăn do biến động về giá cả thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng do chính sách nhà nước thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao… đã tác động rất lớn đến công tác cho vay của ngân hàng.
Nhìn tổng quan qua bảng 3 cho vay cá nhân theo thời hạn ta thấy trong bốn lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống, cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay nông nghiệp thì hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong cho vay trung- dài hạn là cho vay sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống. Chính vì những lý do trên mà tình hình dư nợ của Sacombank Cần Thơ đối với lĩnh vực cho vay cá nhân tăng liên tục qua các năm Nguyên nhân của tình hình trên là do ngân hàng luôn hướng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho xã hội. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng là do tình hình kinh tế các năm nay có tăng trưởng mạnh các cá nhân cần nhiều vốn đầu tư trung dài hạn cho việc sản xuất kinh doanh, vì thế tuy có nhiều ngân hàng đã được thành lập và phát triển trên địa bàn thành phố nhưng với uy tín và tồn tại lâu dài với khách hàng ở trên địa bàn cùng với lãi xuất phù hợp nên Ngân Hàng Sacombank vẫn chiếm tỷ trọng cao về cho vay các cá nhân sản xuất kinh doanh trung và dài hạn.
Trong năm 2006 nguyên nhân vòng quay giảm là do các cá nhân sản xuất kinh doanh cần vốn đầu tư trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn hơn như thiên tai bão lụt, dịch bệnh, vấn đề lạm phát, tình trạng cạnh tranh; giá cả xăng dầu, nguyên vật liệu tăng mạnh, các vụ kiện bán phá giá hay thị trường bất động sản đóng băng cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng mạnh đến việc thu nợ do đó làm vòng quay vốn giảm. Tuy nhiên nợ xấu trong năm 2006 đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng tăng cao do công tác thu hồi nợ trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, do khách hàng nghỉ một thời gian dài không có lương, mất việc hoặc bỏ trốn, hoặc ngưng hoạt động, tình trạng bất động sản đóng băng không bán được dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ. + Năng lực hoạt động: chưa xem xét khả năng quản lý và năng lực chuyên môn của người điều hành, thị trường cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, uy tín chất lượng sản phẩm dẫn đến tình trạng hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được trên thị trường, kém phẩm chất, tồn kho, ứ động.
Do đó, cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản, hàng hoá đảm bảo nợ vay,…do số lượng người vay ngày càng đông nên khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều, song do số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn.
Thông tin về khách hàng có thể được thu nhập thông qua các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp vay vốn thường xuyên phải cung cấp cho Ngân hàng, hoặc thông qua các báo cáo kiểm toán, thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc cũng có thể thông qua quan hệ bạn hàng, qua hội nghị khách hàng,… Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng công trình,…việc mua bảo hiểm tiền gửi sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro, bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Nhìn vào thực tại ta có thể thấy được tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, bởi vì cán bộ tín dụng phải làm rất nhiều việc từ việc cho vay đến giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, bên cạnh đó mỗi một cán bộ tín dụng phải quản lý một địa bàn tương đối rộng nên dẫn đến việc lơ là công việc giám sát việc sử dụng nguồn vốn của khách hàng nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng.
Trước hết, nó phù hợp cơ chế lãi suất của các nước trong khu vực và tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đang định hướng hội nhập nền kinh tế của mình nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng, giảm dần sự can thiệp và điều hành bằng các biện pháp hành chính của Ngân hàng Nhà nước vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đồng thời giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc quyết định lãi suất cho vay. + Trước hết cần cũng cố kiến thức, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng để hiểu biết và sử dụng tốt công cụ dẫn xuất tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Việt Nam đồng thời cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong từng thành viên của Ngân hàng, nhằm làm giảm các nguy cơ rủi ro về đạo đức trong giao dịch dẫn xuất tín dụng nói riêng và trong hoạt động tín dụng nói chung.