Quản lý và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm

MỤC LỤC

Những bài học về quản lý Lâm Sản Ngoài Gỗ

Ngay từ khi mới thành lập TCLN, LSNG đã được coi là đặc sản có giá trị đặc biệt về kinh tế với nhận thức rằng “ chúng ta phải ra sức xây dựng vốn rừng trong đó có vốn rừng đặc sản, đẩy mạnh khai thác đảm bảo tái sinh, chế biến tạo ra nhiều mặt hàng mới từ đặc sản để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu..”. Trong đó có mẫu dịch quốc doanh đặt các trạm thu mua ở những nơi có lâm thô sản để dân mang tới bán.dịch vụ đó đương nhiên là tạo điều kiện cho người dân gần rừng có thể tăng thu nhập, nhưng đồng thời cũng kích thích họ dua nhau vào rừng thu hái LSNG.

Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu

    Cù Lao Chàm là một cụm đảo gồm có 8 hòn đảo lớn nhỏ đó là Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai và Hòn Ông với tổng diện tích khoảng 18 km2 nằm phía đông Bắc thành phố Hội An cách Cửa Đại 15 km,cách trung tâm thành phố 19 km, thuộc phạm vi hành chính xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Việc thành lập Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển, bảo vệ và sử dụng hợp lý các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử, phục vụ phát triển bền vững tại xã Tân Hiệp – Tp.

    MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu chung

    - Đề xuất các biện pháp nâng cao điều kiện sống cho nhân dân trên quần đảo Cù Lao Chàm thông qua cộng đồng địa phương và các đoàn thể. LSNG qua đó đề xuất một số biện pháp quản lý LSNG phù hợp với quy định hiện hành và với bối cảnh địa phương.

    Nội dung nghiên cứu Các nội dung được thực hiện

      Đối với các thông tin thu thập được sau khi điều tra cần được xử lý, phân tích để có được kết quả theo yêu cầu nghiên cứu đặt ra. Thông tin từ tài liệu thứ cấp: sau khi tài liệu được thu thập thì chọn lọc phần tài liệu có chứa các nội dung và thông tin mà liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông tin sơ cấp: phương pháp xử lý thông tin sơ cấp thu thấp được từ các nguồn thông tin phỏng vấn từ những người đưa thông tin thên chốt được tổng hợp lại làm thông tin tổng quát, đây là nhưng thông tin ban đầu cho những thu thập tiếp theo.

      KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

      Mô tả thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương

        Nhưng trong những năm gần đây, khi mà tình trạng rừng ngày càng suy thoái về số lượng và chất lượng nhà nước có nhiều quan tâm hơn đến rừng, đặc biệt là từ khi xây dựng và thành lập khu bảo tồn Cù Lao Chàm từ 2001- 2003 và công nhận khu dự trử sinh quyển thế giới 26/5/2009 đến nay thì việc thu hái LSNG của người dân đã có nhiều thay đổi như các loại động vật khi, kì đà, sóc, rắn, trăn, mây … đã không còn bị khai thác số lượng đã tăng lên rất nhiều. Việc chặt phá cây làm gỗ lớn làm nhà hoàn toàn bị cấm từ năm 1977 nhưng vẫn còn bị chặt do đời sồng của người dân ở đảo còn nhiều khó khăn mãi tới năm 1996 việc chặt cây gỗ ở đây hoàn toàn chấm dứt khi người dân nhận thấy được chặt cây xẽ làm cho nguồn nước ở đây bị cạn kiệt thiếu nước sinh hoạt, việc thu hái LSNG có phần dè dặt hơn như trước đây việc săn bắt các loại cua đá, trăn, rắn, thỏ, kỳ đà, chút, bìm bịp, cu đất, khỉ, sóc, mật ong, chim quốc…. Qua gần ba tháng điều tra phỏng vấn 15 hộ chính đại diện cho ba thôn, thôn cấm, thôn bải ông, thôn bải làng và nhóm phụ nữ, nhóm những người quản lý đã tìm hiểu được các loài LSNG mà người dân ở đây thường thu hái về bán phục vụ cho nhu cầu đời sống của họ theo số liệu phỏng vấn thu được có loài khai thác nhiều có loài khai thác ít hơn.

         Nhóm các loại LSNG dùng làm chất đốt: người dân thường xuyên thu hái các loại cành nhánh khô, các loại vỏ cây rừng, việc thu hái củi được sự cho phép của ban kiểm lâm và được kiểm tra chặt chẽ, củi thu hái về được chẻ nhỏ, phơi khô, trử trong nhà để sử dụng dần nhiều thì bán cho những người trong xã và không được bán vào đất liền.

        Bảng 3.2. thống kê một số cách thức thu hái, bảo quản LSNG
        Bảng 3.2. thống kê một số cách thức thu hái, bảo quản LSNG

        Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng lâm sản ngoai gỗ tại khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm

          Những hộ dân được nhận rừng thuộc các chương trình trên có nghĩa vụ là bảo vệ và phát triển phần diện tích rừng được nhận và có quyền thu hoạch toàn bộ những LSNG trong khu vực rừng của mình được nhận: củi từ cánh nhanh , vật rụng, chương trình năm năm một lần và đã giao 580 ha rừng cho 13 hộ và kết thúc vào năm 2010, đất được giao lại cho kiểm lâm quản lý tới nay. Kế hoạch quản lý đã đươc tiến hành với sự tham gia góp ý kiến của cộng đồng địa phương .Công đồng địa phương đóng góp ý kiến trực tiếp đối với một số quyết định liên quan đến quản lý như: Quy chế quản lý BQL , phân định ranh giới và cắm mốc , quy chế quản lý sắn bắt , khai thác …Trao đổi nhanh và thường xuyên các thông tin về quản lý bảo vệ với chính quyền địa phương cấp xã. Nếu 50% chim và thú có vai trò phát tán hạt bị mất đi thì việc thụ phấn và phát tán của thực vật cũng sẽ suy giảm như chim ăn hoa, quả thì hạt của một số loài cây chim không tiêu hủy được và khi bay đi nơi khác khi nó thải ra thì một số hạt đó gặp thời tiết thuận lợi nó mọc cây con, hay ong lấy mật nó giúp cho hoa của cây đậu quả tốt hơn.

          Trong khi xã hội đang phát triên nhất là các loại hàng hóa, vật dụng trong gia đình luôn làm bằng công nghiệp luôn làm ảnh hưởng đến ô nhiểm môi trường thì ở đảo Cự Lao Chàm lại cú một nghề thủ cụng là làm vừng cõy ngụ đồng nú khụng làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nó giúp con người quay lại thời đại ít sử dụng đồ dùng công nghiệp, nhưng nó lại đang dần dần bị thất truyền, hiện tại ở xã đảo còn một cụ bà đó ngoài 80 tuổi là làm vừng này.

          Bảng 3.3. Danh Sách những người vi phạm
          Bảng 3.3. Danh Sách những người vi phạm

          Mục tiêu của việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó LSNG dựa vào sự phụ thuộc của người dân địa phương

            Mục tiêu nghiên cứu và giám sát: Các hoạt động quản lý, bảo vệ và giám sát rừng đều hướng vào các vùng trọng điểm trên cơ sở các loài ưu tiên, do cán bộ được đào tạo của bộ phận giám sát và nghiên cứu khoa học thực hiện theo kế hoạch chiến lược cho từng vùng, loài và bảo tồn hệ nước ngọt, các sinh cảnh ưu tiên, độ che phủ của rừng. Qua phỏng vấn người dân để đánh giá sự phù hợp của các mục tiêu thì đa số người dân đều cho rằng thực hiện các mục tiêu là quan trọng và nên làm, nhưng trong quá trình thực hiện thì không thống nhất về cách triển khai xuống từng đối tượng cụ thể.Ví dụ muốn nhóm hộ dân sống phụ thuộc vào rừng quản lý và bảo vệ rừng thì trước hết phải phát triển kinh tế hộ. Việc săn bắn và đánh bẫy thú rừng có lẽ không còn là hoạt động thường xuyên nữa, nhưng một số hộ dân vẫn chưa ý thức được họ luôn len khai thác, họ vào rừng gặp tổ ong thì họ sẵn sàng tìm mọi cách để lấy được mật của chúng, Hay họ gặp con cua, con trăn, con rắn hay con tắc kè họ cũng tìm cách bắt cho được, nếu họ bị BQLR phát hiện thì họ thả lại rừng, còn nếu thành công không bị phát hiện thì cũng kiếm được một khoản nho nhỏ.

            Ngày nay tuy nhiều người dân đều đến bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh nhưng những cây thuốc thông dụng vẫn còn quan trọng đối với họ như đọt mây, bột trị bệnh sốt rét, hay hạt cây mãng tiền họ lấy về ngâm rượu trị bệnh đau lưng, đau khớp và cây cộng sản trị bệnh kiết lỵ, rượu tắc kè, rượu rắn, rượu chim bìm bịp uống vào trị bênh đau lưng… Người dân sử dụng các phương thuốc cổ truyền như một sự hỗ trợ hay bổ sung cho thuốc tây.

            Các biện pháp quan lý và phát triển bền vững LSNG có sự tham gia cộng đồng địa phương trên cơ sở KBT và người dân cùng có lợi

              Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích KBT trong hoạt đồng bảo vệ và phát triển rừng. Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng: hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến hải sản…Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Thực tế từ ngàn đời nay cộng đồng phải sống dựa vào rừng, ngoài ra rừng còn góp phần vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 nó là một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.

              Kiểm soát nhu cầu thị trường ( đặc biệt là thị trường LSNG ): Tăng cường lực lượng kiểm lâm cả số lượng và chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng ( đặc biệt là vùng trọng điểm người dân hay đi khai thác LSNG), mùa trọng điểm tác động.