MỤC LỤC
Việt Nam đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khu vực Trung Đông, ký kết nhiều hiệp định hợp tác với nhiều nước trong khu vực về kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích và bảo hộ về đầu tư… Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới thương vụ ở nhiều nước trong khu vực như Iran, Ixrael, Cô-Oét, Ả Rập Xê út, UAE…giúp ích cho việc tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại, đầu tư, xuất khẩu lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt Nam XK sang thị trường Trung Đông sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho số lượng lao động này và tạo ra một khu vực sản xuất ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho khu vực đồng bằng sông Hồng, các tỉnh ĐBSCL và khu vực duyên hải miền Trung, góp phần làm giảm khoảng cách giàu nghèo, cải thiện đời sống nông dân, giữ vững an ninh trật tự xã hội, ổn định tình hình chính trị quốc gia.
Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thế giới, gạo chất lượng cao ngày càng tăng lên về nhu cầu ở các nước, do đó, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện chất lượng mặt hàng gạo cao hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu gạo tốt hơn và nâng cao NLCT của mặt hàng gạo tại thị trường khu vực Trung Đông, xâm nhập vào các thị trường Dubai, Ca ta…. Tại thị trường Trung Đông, hoạt động xúc tiến và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam mới được quan tâm và bước đầu thực hiện trong thời gian gần đây.Các hoạt động xúc tiến thương mại đối với hạt gạo của Việt Nam chủ yếu dưới các hình thức như tham dự hội chợ triễn lãm gạo Dubai, tổ chức các hội thảo chuyên đề tìm hiểu về thị trường Trung Đông cho các DN Việt Nam…Các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua khá hiệu quả, bước đầu tạo được những bước đi đầu tiên cho gạo Việt Nam thâm nhập vào thị trường cao cấp ở khu vực này như UAE, Ca-ta. Các tỉnh vùng ĐBSCL đã chú trọng đến việc tăng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như An Giang, Tiền Giang, …Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã bước đầu hình thành nên các vùng sản xuất lúa đặc sản như lúa đặc sản Tám Thơm, Nam Định, Hưng Yên…Tuy nhiên, việc áp dụng và phổ biến giống lúa chất lượng cao chưa thật sự rộng rãi.
Nghị định 109/2010/NĐ- CP ngày 4/11/2010 quy định về việc điều hành xuất khẩu gạo: Hàng năm, Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc cân đối nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước, công bố vào quý IV hàng năm nguồn thóc, gạo hàng hóa có thể xuất khẩu trong năm kế hoạch tiếp theo; cập nhật và thông báo với Bộ Công thương, HHLT VN về tình hình sản xuất, sản lượng, chủng loại theo mùa vụ trong năm. Đối với những hợp đồng xuất khẩu theo thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài (hợp đồng xuất khẩu tập trung), Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và HHLT VN xây dựng cơ chế, tiêu chí để chỉ định thương nhân ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng tập trung và chỉ đạo việc thực hiện hợp đồng tập trung. Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến việc xúc tiến thương mại vào khu vực Trung Đông thông qua các chương trình trọng điểm quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới thương vụ tại các nước trong khu vực Trung Đông và tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Đông giúp DN tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Như vậy, trong chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng NLCT XK của mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Đông thông qua các chỉ tiêu như RCA, giá, thị phần, chất lượng gạo xuất khẩu, kênh phân phối, quảng cáo và xúc tiến thương mại, nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT XK của mặt hàng gạo thông qua mô hình kim cương của Michael Porter.
Theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ban hành ngày 25 tháng 07 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tăng trưởng xuất khẩu khoảng 8-10%/năm, triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, áp dụng quy trình canh tác tốt cho năng suất, chất lượng cao và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; nâng cao trình độ, công nghệ trong thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản, thúc đẩy thực hiện thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phục vụ xuất khẩu đồng thời liên kết về lực lượng, tư liệu sản xuất, theo dừi, tổng kết cỏc mụ hỡnh tốt để phổ biến, triển khai mở rộng trên cả nước. Bên cạnh đó, ngành từng bước nâng cao năng lực cho các đơn vị cung cấp thông tin chuyên nghiệp nhằm thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới, luật pháp, chính sách và tập quán buôn bán của các thị trường để giúp DN có nguồn thông tin chuyên sâu, chính xác, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả…đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại (kho tàng, bến bãi, trạm kiểm dịch động, thực vật, các phòng kiểm nghiệm chất lượng,…), ưu tiên đầu tư tại các cửa khẩu, cảng biển, các khu tập trung nông sản lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa phù hợp với nhu cầu, đặc tính của hàng nông sản. Để tiến hành xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu, cục Trồng trọt cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các tỉnh thành trong khu vực qui hoạch thành từng vùng có điều kiện đất đai đặc thù để chọn ra những loại giống lúa chất lượng cao phù hợp cho từng địa phương nhưng phải đảm bảo gieo trồng trên diện tích lớn, tránh hiện tượng gieo trồng đơn lẻ.
Bên cạnh đó, vụ khoa học, công nghệ và môi trường trực thuộc bộ NN&PTNT phối hợp với các chi cục địa phương hỗ trợ người trồng lúa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất lúa gạo an toàn như tiêu chuẩn Global G.A.P (Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) hay cao hơn nữa là chứng nhận hữu cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic và nhãn hiệu gạo hữu cơ an toàn tuyệt đối có lợi cho sức khỏe của Mỹ. Khi một thành viên của hiệp hội đã có mối quan hệ với các nhà NK gạo Trung Đông, nếu thành viên này chia sẽ thông tin với các thành viên khác trong Hiệp hội, giới thiệu các thành viên khác cho đối tác Trung Đông sẽ giúp các DN xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng mối quan hệ với nhiều DN NK gạo Trung Đông giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường khu vực này. Bên cạnh đó, DN cần áp dụng hệ thống chế biến gạo xuất khẩu theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO, GMP, HACCP hay Global GAP, các tiêu chuẩn chất lượng tổng thể (TQM- Total Quality Management) và những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khác nhằm giúp gạo xuất khẩu Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước trong nhóm GCC và một số thị trường có yêu cầu cao về chất lượng gạo trong khu vực Trung Đông.
Dựa trên các kết quả thu được từ khâu nghiên cứu thị trường, DN đề ra những chiến lược thâm nhập các thị trường mới và mở rộng các thị trường cũ một cách tối ưu nhất phù hợp với nguồn lực hiện có của DN và có chiến lược phát triển DN theo hướng tối ưu nhất để nâng cao NLCT sản phẩm lúa gạo xuất khẩu của DN từ đó tăng NLCT của DN và góp phần tăng NLCT mặt hàng gạo của Việt Nam tại khu vực Trung Đông.