MỤC LỤC
Muốn thực hiện được điều này thì nhu cầu vốn là rất lớn để áp dụng công nghệ sản xuất mới vào trong sản xuất thì mới giành được lợi thế so với đối thủ cùng ngành, và doanh nghiệp có khi phải chuyển đổi cả ngành kinh doanh của mình. Điều kiện khó khăn nhất để doanh nghiệp từ bỏ một ngành để chuyển sang ngành hoạt động trong một ngành khác là đổi mới vốn cố định, nghĩa là loại bỏ thiết bị kỹ thuật công nghệ thế hệ cũ chuyển sang thế hệ hiện đại.
Nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề làm cho cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng khốc liệt hơn. Các doanh nghiệp muốn giành thắng lợi trong môi trường này phải không ngừng nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, chuyên biệt, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Điều này sẽ rất bất lợi cho chúng ta trong việc tồn tại và đứng vững trước những nền công nghiệp hiện đại của các nước bạn. Trước những lợi thế và khó khăn của DNVVN, Nhà nước cần có những chính sách hay chiến lược để giúp DNVVN khai thác và phát huy được lợi thế của mình cũng như khắc phục khó khăn hạn chế sự phát triển của loại doanh nghiệp này.
Bởi DNVVN được ví như “xương sống” của nền kinh tế, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Thực hiện những quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương.
Căn cứ vào nội dung thẩm định và đề xuất cho vay của CBKH, cấp thẩm quyền phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng, đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay. Kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro P.QHKH phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro để có biện pháp can thiệp hữu hiệu.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định (bao gồm vốn đã thu hồi và chưa thu hồi). Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng.
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một khoảng thời gian. Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định.
Đánh giá các chỉ số này giúp ngân hàng xây dựng được cơ cấu cho vay hợp lý.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, NHNTVN còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Á Châu, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn 2015-2020.
Doanh số cho vay DNVVN tăng do Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút khách hàng mới, quyết tâm giữ khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp chế biến lương thực, phân bón, xăng dầu,…làm ăn có hiệu quả, Chi nhánh cũng luôn chú trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu qua cách ứng xử của nhân viên với khách hàng, luôn nhắc nhở nhân viên giao tiếp với khách hàng với ý thức và thái độ “Khách hàng là người trả lương và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng”. Ngoài ra cán bộ khách hàng cũng đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng kỹ lưỡng để biết được khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn trước khi cho vay, thực hiện tốt đảm bảo tiền vay là kênh thu hồi nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ, kiểm tra giám các khoản vay đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích và có những biện pháp xử lý kịp thời khi người vay đúng như cam kết. Trong chiến lược phát triển Ngân hàng thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn coi các DNVVN là nhóm khách hàng mục tiêu, bởi vì những ưu thế vượt trội của nhóm khách hàng này về số lượng, đặc điểm sử dụng vốn (đầu tư tín dụng vào các DNVVN sẽ làm cho vốn ngân hàng quanh nhanh hơn), và đây cũng là đối tượng sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng nhất tạo điều kiện cho ngân hàng “bán chéo” sản phẩm của mình.
Đạt được kết quả tốt này là do hầu hết các khoản cho vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nợ cho vay cơ bản có tài sản đảm bảo; năm 2006 là năm mới thành lập, Ngân hàng Ngoại thương còn quá non trẻ, để đạt được lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả thì Ngân hàng đã rất thận trọng trong vấn đề cho vay, cho vay có chọn lựa kỹ càng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ 2008/2007 thấp hơn 2007/2006 do tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 bị tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, những biến động của thị trường như tình trạng thiếu điện, giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu tăng, tình hình thiên tai, dịch bệnh,…tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh,…các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến việc thu nợ, một số doanh nghiệp được Ngân hàng cho gia hạn. Các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu nguyên liệu: sợi, hóa chất, hạt nhựa, nguyên liệu may, phụ tùng, thức ăn,…để đáp ứng các đơn đặt hàng mới với kim ngạch nhập khẩu là 330 triệu USD, nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán cho phía nước ngoài tăng nên doanh số USD tăng lên năm 2007 là 16%; năm 2008 thị trường các mặt hàng trên vẫn ổn định và mở rộng đã thu hút nhiều doanh nghiệp mới tham gia sản xuất và xuất khẩu.
Đối với loại hình DNTN Chi nhánh tiến hành kết hợp nhiều biện pháp nghiệp vụ để sàng lọc khách hàng chọn lựa những khách hàng kinh doanh hiệu quả để cho vay nhằm đa dạng hóa khách hàng. Vốn huy động luôn có chi phí thấp hơn vốn điều chuyển, Ngân hàng sử dụng nhiều vốn huy động để cho vay thì thu được lợi nhuận cao hơn do chênh lệch lãi suất đầu ra và đầu vào lớn hơn. Nhận thấy thế mạnh của địa bàn là DNVVN chiếm tỷ lệ rất cao nên ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu của mình là DNVVN và luôn có những chính sách để thu hút nhóm khách hàng này.
Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở.
- Thành lập thêm các điểm giao dịch tại những khu vực đông dân như thị trấn Thủ Thừa, Cần Giuộc, Đức Hòa,…tiếp nhận làm thẻ ATM để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa huy động được nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi và thu phí giao dịch,.; nhận làm sổ tiết kiệm để thu hút tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. CBKH thông qua trò chuyện có thể gợi ý cho khách hàng của mình về sự liên kết các doanh nghiệp lại với nhau, giúp họ thấy được những lợi ích của sự liên kết này như tăng tiềm lực tài chính, tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn hóa sản phẩm,… và có thể tham gia vào xuất khẩu. Chi nhánh sẽ có giải pháp linh hoạt tiếp cận những khách hàng tốt, thuộc diện định hướng ưu tiên phát triển của Trung ương trên cơ sở chính sách ưu đãi ban đầu đối với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng khác trên địa bàn chuyển sang giao dịch với Chi nhánh.
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: nhân viên phải khéo léo trong giao tiếp, ứng xử để tạo thiện cảm với khách hàng; nhất là ở các bộ phận có quan hệ trực tiếp với khách hàng, phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe, giải quyết hợp lý những than phiền, vướng mắc của khách hàng.