Phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Thào Chư Phìn trong quá trình xây dựng nông thôn mới

MỤC LỤC

Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã

Hiện nay nhiều chương trình dự án đang được đầu tư, triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. - Cơ sở hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế … đã được đầu tư cơ bản, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. - Diện tích đất canh tác chủ yếu nằm trên các khu vực núi cao, độ dốc lớn, dẫn đến khó khăn trong việc canh tác do thiếu nước, xói mòn..; mưa lớn tập trung theo mùa thường gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân sinh.

- Các ngành kinh tế chưa phát huy được hết khả năng và thế mạnh của địa phương như công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch – dịch vụ. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên nghành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác triệt để. - Trong những năm tới việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến tình hình sử dụng đất, đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng các loại đất trên điạ bàn.

CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI 1. Dự báo về kinh tế

Dự báo về thị trường

Như vậy đối với Thào Chư Phìn, nếu được tổ chức lại sản xuất, các sản phẩm như nông, lâm sản (nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực dồi dào), được tiếp thị đầy đủ sẽ có lợi thế cạnh tranh trong tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu.

QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2011-2020 1. Quan điểm và mục tiêu

Quy hoạch tổng thể nông thôn mới xã Thào Chư Phìn đến năm 2020

+ Cây lương thực: chuyển 275 ha diện tích đất trồng ngô địa phương sang trồng ngô hàng hoá có năng suất cao; tăng vụ trên đất nương khoảng 300 ha; bảo vệ tốt diện tích ruộng trồng lúa hiện có nhằm cung cấp lương thực cho người dân, chuyển một phần diện tích lúa chất lượng cao như: Séng cù, Khẩu nậm xít. - Lâm nghiệp: Bảo vệ tốt các diện tích rừng hiện có đặc biệt là rừng phòng hộ; chú trọng phát triển rừng phòng hộ nhằm tăng độ che phủ rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, chống sa mạc hoá; trồng rừng sản xuất nhằm cung ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trên địa bàn; quan tâm lâm sản phụ như: trẩu, thảo quả. - Dịch vụ: Quy hoạch các vùng ven đường giao thông liên xã, liên thôn chuyển một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp sang sản xuất bán nông nghiệp (vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm dịch vụ) hoặc dịch vụ để làm đầu mối tiêu thụ nông sản cho nhân dân, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, tham gia vào một số khâu sản xuất như: sấy nông sản, bảo quản nông sản.

+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, huy động học sinh trong độ tuổi phổ cập ra lớp tiến tới thực hiện phổ cập bậc trung học; nâng cao chất lượng dạy và học; mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho học sinh; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc THPT và học nghề. + Giải pháp thực hiện: Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhằm đưa phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc; xây dựng nền văn hoá mang bản sắc địa phương; thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nếp sống mới tại khu dân cư; đổi mới phương pháp phổ biến pháp luật; tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho nhân dân. - Vấn đề giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư nông thôn và đảm bảo an sinh xã hội: Duy trì tăng trưởng kinh tế trên 12%/năm trở lên; Giá trị thu nhập/ha canh tác đạt 40 triệu đông/ha/năm trở lên; thu nhập bình quân/người/năm đạt từ 22 – 24 triệu đồng; giảm tỷ lệ nghèo xuống còn dưới 10%.

- Giải pháp chủ yếu: Đối với các công trình xây dựng mới, nâng cấp cần quan tâm đến tiêu chí bảo vệ và phát triển môi trường (khi phê duyệt các dự án đầu tư), lấy phương châm xây dựng, nâng cấp công trình thì công trình đó phải đạt tiêu chí nông thôn mới, tránh đầu tư dàn trải, hiệu quả không cao. - An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, kết hợp với xã đội, không để xảy ra các hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình công cộng, văn hóa, an ninh..; không để xảy ra các hoạt động chống đảng, chính quyền, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, các hoạt động gây rối an ninh trật tự.

Khái toán vốn đầu tư

- Quốc phòng được giũ vững, thường xuyên kết hợp với ban công an xã, ban chỉ huy quân sự huyện làm tốt công tác tuyển quân hàng năm, đảm bảo lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên. - Sắp xếp dân cư: Việc sắp xếp dân cư căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế, đảm bảo các điều kiện như: khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh (giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học ..); các điểm dân cư đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường. - Chỉnh trang khu dân cư: 5/5 thôn, bản hiện có cần phải chỉnh trang để xây dựng đường liên thôn, đường liên gia, đường ra khu canh tác, bảo vệ môi trường.

- Đối với nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc: do phong tục tập quán lạc hậu, phần lớn các hộ gia đình đều chưa có nhà vệ sinh, chuồng trại có nhưng chưa hợp vệ sinh. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới để người dân hiểu và tự giác tham gia, lấy phương châm “xây dựng nông thôn mới cho dân, vì nhân dân và nhân dân làm là chính, nhà nước chỉ hỗ trợ..”.

CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Cơ chế

Giải pháp

- Việc lựa chọn các công trình cụ thể, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công trình trọng điểm do chính người dân tại xã bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực đầu tư và có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn. - Trước mắt ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo ra các vùng hàng hoá tập trung có chất lượng cao, khai thác triệt để tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai, nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững. - Thực hiện lồng ghép hợp lý các nguồn vốn, các dự án hỗ trợ trên địa bàn, đồng thời huy động tối đa sự đóng góp từ nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Quản lý các nguồn vốn phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo tính công khai dân chủ, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tránh thất thoát, lãng phí. - Khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Ứng dụng KHCN đã xây dựng mô hình khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, làm cơ sở nhân rộng và phát triển sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Tổ chức thực hiện

- Rà soát đội ngũ cán bộ công chức, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản lý kinh tế, chính trị - xã hội. - Mở rộng các hình thức đào tạo nguồn lao động có chất lượng, thông qua các hình thức tham quan, tập huấn hoặc đào tạo nghề. - Khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tiếp thu những kết quả nghiên cứu KHCN và bảo vệ môi trường vào sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị hàng hóa. Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mở rộng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp bền vững nhằm bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan môi trường.