MỤC LỤC
Công tác vận động ODA cũng còn được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và đó đạt được những kết quả rừ rệt với mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, đạt tổng lượng 14.597 triệu USD trong giai đoạn 2001-2005. Việc thu hút và sử dụng ODA trong 10 năm qua đã được thực hiện theo các quan điểm, chủ trương và đường lối chỉ đạo của Đảng tại các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước: ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân”. Trong lĩnh vực giáo dục, trong giai đoạn 2001-2005 Việt Nam đã tranh thủ được nguồn vốn ODA để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác dạy và học của tất cả các cấp học (dự án giáo dục tiểu học, dự án trung học cơ sở, dự án trung học phổ thông, dự án giáo dục đại học, dự án dạy nghề..), đào tạo giáo viên, tăng cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, gửi sinh viên ra nước ngoài đào tạo đại học và sau đại học, cử hàng nghìn cán bộ, viên chức đi nước ngoài đào tạo và đào tạo lại về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ và quản lý.
Trong triển vọng dài hạn, khi nước Nga trở thành thành viên tổ chức OECD quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước có thể được thiết lập, song có thể chủ yếu là hợp tác tài chính thông qua các khoản tín dụng ưu đãi, đồng thời Việt Nam cần tranh thủ hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là giáo Một số nước thành viên mới của EU: như Ba Lan, Hungary, Séc hiện cung cấp ODA cho Việt Nam thông qua một số dự án, nhất là hỗ trợ kỹ thuật (TA). Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam với nòng cốt là các tổ chức như Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã có đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhờ có lợi thế so sánh và điểm mạnh của các tổ chức này là tính chất bình đẳng (một quốc gia, một phiếu bầu), sự nhậy bén trước những nhu cầu luôn luôn thay đổi về nguồn vốn tài trợ không hoàn lại. - Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc tế về môi trường, bao gồm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng diện tích cây xanh ở các đô thị, sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế, xã hội, để giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường, hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xử lý chất thải nguy hại và chất thải y tế, xử lý sự cố môi trường trên các dòng sông; tăng số dân thành thị và dân cư nông thôn sử dụng nước sạch.
- Chương trình: Khoản ODA được cung cấp để hỗ trợ thực hiện một hoặc một số mục tiêu xác định trong khuôn khổ một chương trình cụ thể như chương trình nước sạch nông thôn, chương trình tiêm chủng mở rộng… mà ngay từ đầu chỉ xác định trên tổng thể các công trình, hạng mục hoặc các hoạt động cũng như phương thức thực hiện và các nguồn lực cần thiết, còn việc xác định cụ thể và những điều chỉnh cần thiết sẽ diễn ra trong quá trình thực hiện. Hỗ trợ ngân sách không có điều kiện là một mô hình viện trợ rất tiến bộ, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của nhà tài trợ tuân thủ các hệ thống quốc gia nhằm giúp Chính phủ và nhà tài trợ đạt được đồng thời nhiều mục tiêu mà hợp tác phát triển theo đuổi: (i) Ngân sách của Chính phủ và các cấp được hỗ trợ trực tiếp, giải ngân nhanh; (ii) Vai trò làm chủ của nước tiếp nhận ODA được đề cao, trách nhiệm giải trỡnh của cơ quan thực hiện được xỏc định rừ ràng; (iii) Hệ thống chi tiờu cụng ngày càng trở nên minh bạch, có thể dự báo trước, góp phần đấu tranh chống tham nhũng;. Trong thời kỳ 2010-2015 Việt Nam cần vận động các nhà tài trợ áp dụng mô hình hỗ trợ ngân sách không có điều kiện, nhất là đối với các nhà tài trợ có quy mô ODA không lớn và hạn hẹp về người làm công tác quản lý viện trợ ở nước tiếp nhận, trước hết nhằm hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách của các tỉnh góp phần thực hiện các chương trình như Chương trình giao thông nông thôn, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình giáo dục cho mọi người….
Đã có một số dự án được triển khai ở lĩnh vực này như: Dự án “Phát triển lúa gạo”, Dự án “Phát triển cung cấp hạt giống Thái Bình”, Dự án “Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)” đều do Đan Mạch tài trợ, Dự án “Đê biển PAM 5325” do Tổ chức lương thực Thế giới tài trợ… Nguồn ODA góp phần nâng cao chất lượng giống (đặc biệt là giống lúa), nâng cao chất lượng xay xát, chế biến lúa gạo; xây dựng 1 nhà máy xay xát gạo chất lượng cao, công suất 27.000 tấn/ năm bằng nguồn vốn tài trợ của Đan Mạch.
Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống trường tiểu học ở vùng nông thôn nghèo. Dự án xây dựng tài nguyên phục vụ chế biến thủy, hải sản và nhà máy chế biến thủy, hải sản. Dự án nạo vét sông trục hệ thống Bắc Thái Bình và xây cống Trà Linh 1.
Chương trình cấp nước sinh hoạt đô thị- nông thôn tập trung và bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Phụ.
Cần có sự đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của mình để xác định đúng lợi thế so sánh, đặt lợi ích của địa phương trong lợi ích của toàn quốc gia, nâng cao tính chủ động trong việc lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; đồng thời, cần phải tăng cường và có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư. - Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng; Thủ tục quản lý phải chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn,không gây phiềnhà làm giảm tốc độ giải ngân. Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ.
Tất cả các khâu, các thủ tục ở địa phương cũng mất thời gian không kém, do đó, khi đưa ra kế hoạch cũng cần phải có kế hoạch cụ thể và riêng cho địa bàn tỉnh, có sự kết hợp giữa nhà tài trợ với tỉnh, giữa tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về thủ tục khi đưa ra quyết định tài trợ về địa bàn tỉnh. Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cần được coi là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch thực hiện dự án ODA, vấn đề này không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thân, cuộc sống hiện tại cũng như lâu dài của người dân mà còn liên quan đến luật pháp, chính sách của nhà nước, chính sách của nhà tài trợ. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam và trong mỗi dự án cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần áp dụng những biện pháp cụ thể, kịp thời để ODA thật sự trở thành nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài có ý nghĩa trong phát triển kinh tế đất nước, cũng như phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình.