Hoàn thiện cơ chế tài chính cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập

MỤC LỤC

Vai trò của FDI

Mặc dù còn nhiều tranh luận, còn nhiều ý kiến khác nhau về vai trò, về mặt tích cực, tiêu cực… của FDI đối với nước nhận đầu tư, nhưng chỉ điểm qua nhu cầu, qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủ cho ta khẳng định rằng FDI hiện nay đối với các nước nhận đầu tư, có tác dụng tích cực là chủ yếu, đa phần các dự án FDI khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư. Đối với nhiều nước, FDI thực sự đóng vai trũ là điều kiện, là cơ hội, là cửa ngừ giỳp thoỏt khỏi tỡnh trạng của một nước nghèo, bước vào quĩ đạo của sự phát triển chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Thông qua các dự án FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận những kỹ thuật mới, những công nghệ tiên tiến, góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, từ đó củng cố năng suất chung của toàn nền kinh tế, đồng thời tạo ra các điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho việc thực hiện việc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ….

Thông qua thực hiện các dự án FDI có thể làm cho đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại, hình thành một lực lượng công nhân lành nghề…. - FDI có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với một nền sản xuất hiện đại, tiếp cận thị trường mới, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế…Hình thành được những khu công nghiệp, khu chế xuất…. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thành công khi thực hiện công nghiệp hoá của các nước đang phát triển hiện nay, trong đó có 4 yếu tố cơ bản nhất được xem là điều kiện quyết định khả năng thực hiện công nghiệp hoá là công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực, cải cách thể chế (thị trường, hội nhập,…).

Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI

Những vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI gồm rất nhiều lĩnh vực: vốn đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, khấu hao, kế toán, kiểm toán, ngoại tệ, vay vốn và trả nợ nước ngoài, xuất nhập cảnh, tranh chấp, thanh lý tài sản, phá sản, xử lý quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, công nghệ kỹ thuật, môi trường. Doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm nhiều loại hình có đặc điểm khác nhau, trong công tác quản lý Nhà nước phải nghiên cứu và vận dụng các chính sách phù hợp thì hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI mới có thể phát triển mang lại hiệu quả mong muốn. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Cể VỐN FDI TRONG ĐIỀU KIỆN CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP.

Nhận thức chung về cơ chế tài chính doanh nghiệp

Các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng - hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ. - Tính năng động: Cơ chế tài chính là một sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý - Nhà nước, mặt khác cơ chế quản lý phải tuân thủ các qui luật kinh tế khách quan của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới và các qui luật kinh tế đó có tác động trở lại đối với cơ chế quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, cơ chế tài chính doanh nghiệp chỉ đơn thuần là quan hệ cấp phát và giao nộp, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ cũng như sự vận động của các luồng tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp không có quyền tự chủ.

Các hoạt động tài chính doanh nghiệp bao gồm nhiều nhóm khác nhau, như: huy động vốn, quản lý tài sản, sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận, kiểm soát tài chính…Như vậy cơ chế tài chính doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành và có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy nội dung cơ bản của cơ chế tài chính trong các doanh nghiệp cơ bản giống nhau, trong những loại hình doanh nghiệp khác nhau thì cơ chế tài chính có sự khác nhau ở mức độ nào đó, điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như: quan hệ sở hữu, ngành nghề kỹ thuật, qui mô kinh doanh…. Trong các doanh nghiệp có vốn FDI, với các đặc điểm khác biệt với các doanh nghiệp khác trong nước (như đã phân tích ở mục 1.1.3.4.), do đó cơ chế tài chính có nội dung đặc điểm đáng chú ý là cơ chế huy động tạo lập vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn kinh doanh, cơ chế phân chia kết quả kinh doanh.

Vai trò của cơ chế tài chính đối với việc phát triển doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập

- Cơ chế tài chính phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn FDI tăng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh một cách thực sự và qua đó doanh nghiệp mới có những hoạch định cụ thể trong mở rộng đầu tư, tận dụng lợi thế cạnh tranh và việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trở nên chủ động hơn. Nội dung chủ yếu cơ chế tài chính doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm cơ chế huy động và tạo lập vốn, cơ chế quản lý sử dụng vốn, cơ chế phân phối kết quả kinh doanh, cơ chế giám sát tài chính, cơ chế cho việc sáp nhập, giải thể, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp. Sau khi phân tích lý luận về doanh nghiệp có vốn FDI và cơ chế tài chính đối với các các doanh nghiệp có vốn FDI, việc nghiên cứu thực trạng cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt nam là rất cần thiết, để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính doanh nghiệp có vốn FDI trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện hiệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH. Đại hội đã đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng CNXH, đặc biệt quan niệm về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hoá và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung bao cấp và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần. KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể, kinh tế tư bản Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến và có vai trò tích cực trong nền kinh tế.

Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam

Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm rất mạnh trong 2 năm tiếp theo. Thứ nhất: Doanh nghiệp có vốn FDI tác động đến cả chiều rộng và chiều sâu của quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tất cả các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh đều có mặt của các doanh nghiệp có vốn FDI.

FDI trở thành nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển, đóng góp ngày càng tăng cho ngân sách Nhà nước, góp phần khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tăng sức mạnh cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng lớn mạnh và trở thành bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế Việt nam. Nguồn: Tính toán từ kết quả sơ bộ điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2002, Tổng cục Thống kê.

Chỉ tính riêng 5 nước và vùng lãnh thổ là Xingapore, Đài loan, Nhật bản, Hàn quốc và Hồng kông đã chiếm tới 61% tổng vốn đầu tư đăng ký (phụ lục số 1). Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có các dự án đầu tư nước ngoài (phụ lục số 3).

Bảng 2.1 .                Số lượng doanh nghiệp và lao động năm 1995-2002
Bảng 2.1 . Số lượng doanh nghiệp và lao động năm 1995-2002