Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang

MỤC LỤC

Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường

Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế. Dưới góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của các ban ngành: Phương pháp được sử dụng ở đây là sử dụng các báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn, giá tham khảo); Ở đây ta không lấy giá thị trường để tính toán cho các chi phí và lợi ích kinh tế- xã hội vì nó không phản ánh đúng chi phí thực tế mà xã hội bỏ ra do phải chịu ảnh hưởng từ các chính sách tài chính, kinh tế của nhà nước.

Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Vì thế, khi tiến hành đầu tư, thực hiện các công trình lớn của quốc gia hay mang tính chất quốc tế người ta đều phải tiến hành phân tích chi phí lợi ích để có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế- xã hội mà dự án mang lại, từ đó đưa ra những quyết định chính xác, nhằm hướng tới đảm bảo phát triển bền vững cho nền kinh tế. Do đã có hai kết quả của hai phõn tớch trước làm tiền đề, mọi chi phớ và lợi ớch đó được bộc lộ rừ, thậm chớ cú những vấn đề trước đây trong phân tích kiểu Exante và kiểu Inmediares chưa xuất hiện thì đến giai đoạn này đã bộc lộ, nên kết quả ở kiểu phân tích này cho phép ta có những can thiệp cụ thể hơn, đảm bảo tính chính xác cao hơn.

Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang-

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang

Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%) trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sự phát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần phải có các biện pháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơ cấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp. Cũng nhằm phát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinh thái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng. Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường là cán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hoặc nếu là những người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn, buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định và kinh tế khá giả.

Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành  2002- 2006
Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành 2002- 2006

Hiện trạng khu vực thực hiện dự án .1 Hiện trạng thoát nước

Về cơ bản hiện trạng thoát nước mưa ở thị xã Hà Giang không đảm bảo do tuyến cống thoát nước cấp 1 (suối, mương thoát nước) có tiết diện nhỏ, bị bồi lắp và lấn chiếm, cản trở dòng chảy, giảm năng lực thoát nước. Sông Lô Hố ga thu. nước mặt đường. b) Hiện trạng hệ thống mương, cống thoát nước. - Hệ thống thoát nước chính (tuyến cống cấp 1) gồm các mương, suối nằm rải rác trên địa bàn nội Thị xã Hà Giang để thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt là các mương suối có chiều rộng từ 2m -10m nhưng đến nay một phần mương suối này đã bị lấn chiếm do nhân dân xây dựng các công trình và đất đá, phế thải xây dựng đổ trực tiếp xuống dòng chảy dẫn đến hệ thống thoát nước thường. xuyên bị tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm nguồn nước cũng như ảnh hưởng vệ sinh môi trường. Về mùa mưa nước ở trên các núi dồn xuống gây úng lụt dài ngày ở nhiều khu vực trong thị xã làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường. c) Hố ga thu nước mặt đường. Hiện tượng ngập úng tại thị xã Hà Giang ra tại một số nơi khá trầm trọng như khu vực Trần Hưng Đạo (trước cửa Sở KH&ĐT Hà Giang), khu vực đường Lê Quý Đôn (cổng sở KHCN & MT), khu vực dọc đường Lý Tự Trọng, Chiều cao ngập lụt có thể lên đến gần 100cm, thời gian ngập lụt lâu nhất là 24h.

Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang.
Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang.

Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang

Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai, nhưng cho đến nay thị xã Hà Giang vẫn chưa được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường hợp tiêu chuẩn, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…, mà còn tạo ra không ít những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của thị xã khi mà cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng được với sự phát triển của đô thị. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải này được hoàn thành: việc nước mưa ngập úng, chảy tràn trên lòng đường, các con phố hay các khu vực buôn bán sẽ không còn nữa, rác thải sẽ được thu gom và xử lý một cách hợp lý, sẽ không còn mùi hôi thối bốc ra từ các cống rãnh hay mương hồ nữa, điều đó không những sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện cảnh quan, bộ mặt của đô thị; mà còn đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế trong thị xã: thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch; từ đó hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong khu vực thị xã và các khu vực lân cận. Từ trước đến nay, các công tác liên quan đến nguồn nước và công tác vệ sinh môi trường luôn là trách nhiệm của người phụ nữ ; nhưng từ khi dự án được đi vào vận hành và hoạt động: sẽ không còn hiện tượng ngập úng, không còn việc các thành viên trong gia đình bị ốm do những bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước nữa.., người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm kinh tế, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe của bản thân cũng như gia đình họ.

Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình

Chi phí

Hội phụ nữ cũng tham gia tích cực trong việc tuyên truyền vệ sinh môi trường, quản lý và cho vay vốn giúp chị em thoát nghèo. Các chi hội phụ nữ cũng rất mong muốn được tham gia vào quản lý các dịch vụ nước và vệ sinh và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh. Và kinh nghiệm cho thấy là ở nhiều địa phương, hội phụ nữ đã tham gia vào việc quản lý dịch vụ nước và vệ sinh; thực hiện quỹ quay vòng vốn vệ sinh rất có hiệu quả.

Lợi ích

    Qua biểu đồ ta có thể thấy được sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu xã hội có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả của các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là đối với chỉ số NPV: đối với r = 8% thì giá trị hiện tại ròng mà dự án mang lại cho xã hội là lớn nhất; khi tăng tỷ lệ chiết khấu r = 12% thì dự án thực sự không đạt hiệu quả, với giá trị hiện tại ròng của dự án đạt giá trị âm. Như vậy, có thể thấy “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang” có mang tính khả thi, bên cạnh việc đảm bảo sự phát triển đồng đều của hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Hà Giang nói chung và thị xã Hà Giang nói riêng, nó còn góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân nơi đây, bảo vệ môi trường. Dự án được thực hiện trong khuôn khổ của kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, vì vậy khi nghiên cứu và triển khai các dự án khác về cơ sở hạ tầng như cấp nước, cấp điện, thông tin, bưu chính, giao thông vận tải, vệ sinh môi trường và dịch vụ công cộng … nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ.

    Kiến nghị các cơ quan chức năng của tỉnh xây dựng cơ chế đền bù đất và tái định cư của dự án phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thị xã, tuân thủ luật pháp, chính sách nhà nước, đồng thời có xét đến hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng nhân dân đang sinh sống ở khu vực có công trình thoát nước. Cần phối hợp lợi ích thoát nước với các lợi ích thu được từ gia tăng giá trị đất đai, từ các hoạt động dịch vụ, giải trí, kinh doanh thương mại để huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư, tạo nên cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông - đô thị trong khu vực thực hiện dự án.

    Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án
    Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án