MỤC LỤC
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khóa, ngoại khóa; quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở mỗi cấp học, có quy định bắt buộc trong các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao; có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Thể dục Thể thao tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn của toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa tác dụng to lớn của giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao trường học trong mục tiêu giáo dục toàn diện nhằm đào tạo, bồi d- ưỡng nguồn lực con người phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;.
Tăng cường phối hợp với Ngành GD&ĐT để tổ chức các hoạt động TDTT trong học sinh, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường, nhất là đối với khối học sinh các trường THPH trên địa bàn toàn tỉnh. Sở Giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở trường học, hàng năm, sau khi nhận được văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục thể chất chi tiết đầy đủ theo các nội dung trên.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang viết “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái vật chất”. Đối tượng chính cần trau dồi, bồi dưỡng chính là học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước, trong tương lai các em sẽ tham gia trực tiếp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì vậy nhiệm vụ giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học là rất quan trọng, trường học là cái nôi đầu tiên hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, tạo cho các em hứng thú trong học tập, kích thích khả năng sáng tạo những cái mới, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho cuộc sống sau này.
Thầy Nguyễn Văn Chính - Giáo viên thể dục trường Phổ thông trung học Ngô Thì Nhậm thị xã Tam Điệp - Ninh Bình cho biết ”Chúng ta không thể đòi hỏi quá cao về thành tích, hay kỹ thuật chính xác ở môn học này trong khi điều kiện về cơ sở vật chất của các trường chưa đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi của các em. Thầy Phạm Văn Đàm - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Yên Sơn thị xã Tam Điệp - Ninh Bình cho biết “Học sinh phải học môn học thể dục trong điều kiện hết sức khó khăn: Nhảy cao bằng hố cát, môn điền kinh không có đường chạy riêng mà học sinh phải chạy xung quanh sân trường làm ảnh hưởng nhiều đến các lớp đang học văn hoá.
Hiện nay, hệ thống thi đấu thể thao của học sinh hàng năm có các cuộc thi học sinh giỏi về thể dục thể thao và 4 năm 1 lần, các cuộc thi thể dục thể thao toàn quốc như: Hội khoẻ phù đổng toàn quốc; Hội thi văn hoá thể thao các trường PTDT Nội Trú; Đại hội văn hoá thể thao các cấp. * Trí nhớ: Ở lứa tuổi này, hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, có logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập, do đặc điểm trí nhớ đối với lứa tuổi học sinh THPT khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích sâu sắc các chi tiết, kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, phương pháp trong giáo dục thể chất để các em có thể tự tập;.
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ,chính sách theo quy định của pháp luật;. - Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ quy định trong khoản 1 điều này.
Để giờ học Thể dục của học sinh có chất lượng ngoài nghiệp vụ của Giáo viên, sự hứng thú học tập của học sinh còn cần sự quan tâm của lãnh đạo trường, sự đầu tư về kinh phí cho bộ môn thể dục để trang bị dụng cụ tập luyện cho học sinh và cho giáo viên giảng dạy nhưng qua bảng 3.5 cho thấy, lãnh đạo trường THPT Bộc Bố quan tâm chưa được nhiều tới bộ môn Thể dục, cụ thể là có 62.5% lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn nhận xét các hoạt động này thực hiện vẫn còn ít; 50% người được hỏi cho là những hình thức động viên khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình giảng dạy còn hạn chế, đó là khó khăn trong công tác GDTC của trường; 75% người lựa chọn việc phối hợp với chính quyền. Trả lời phỏng vấn, 66.67% lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn trường THPT Bắc Kạn nói: đã quan tâm đầu tư đúng mức với bộ môn Thể dục, tạo mọi điều kiện phục vụ cho dạy và học; 77.78% trả lời những hình thức động viên khen thưởng về vật chất và tinh thân cho giáo viên có thành tích trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu diễn ra đều đặn, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho Giáo viên; 100% trả lời hàng năm đều tham gia đầy đủ các đợt tâp huấn, tiến hành dự giờ đúc rút kinh nghiệm và sinh hoạt chuyên môn đều đặn để đảm bảo trình độ chuyên môn của giáo viên Thể dục được nâng cao.
* Cách thực hiện: Tập hợp những em có cùng sở thích, sở trường, bước đầu hình thành những câu lạc bộ với quy mô nhỏ tập luyện một đến hai buổi một tuần, sử dụng những trang thiết bị tập luyện sẵn có của trường; tạo điều kiện cho các em tham gia các cuộc thi đấu thể thao các cấp, các ngành; sử dụng những giờ ngoại khoá cho các em đi tham quan, giao lưu các câu lạc bộ thể thao, các trung tâm huấn luyện, cho xem các cuộc thi đấu thể thao thông qua tranh, ảnh hay phim video để tạo hứng thú tham gia tập luyện đồng thời bằng những buổi thuyết trình để trình bày về tác dụng, tầm quan trọng ảnh hưởng của việc tập luyện thể dục thể thao; động viên phụ huynh các em tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi ngoại khoá trong tuần; liên hệ với các đơn vị, địa phương có phong trào thể thao tạo sân chơi thường xuyên cho các em thi đấu giao hữu; vận động tài trợ từ các doanh nghiệp tổ chức các cuộc thi đấu thể thao cho các em tạo sân chơi lành mạnh lôi cuốn các em tham gia tập luyện. * Mục đích: để gạt đi suy nghĩ “Đầu óc ngu xi, tứ tri phát triển” như mọi người hiện nay vẫn nói, thay vào đó là suy nghĩ tích cực về hoạt động thể dục thể thao, vì tập luyện thể dục thể thao là để nâng cao sức khoẻ, giúp cho con người nhanh nhẹn, dẻo dai, sáng tạo, tỉnh táo trong công việc cũng như trong cuộc sống, vì “Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người” “Có sức khoẻ là có tất cả” tạo điều kiện cho sự nghiệp xã hội hoá TDTT phát triển, nâng cao chất lượng thể chất cho nhân dân, phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xây dựng nước Việt Nam XHCN phát triển sánh vai với bạn bè thế giới.
Từ kết quả trên cho thấy, khi được quan tâm của lãnh đạo; được tạo điều kiện đầu tư về nguồn lực, về giáo viên có trình độ và có nhận thức đúng đắn về hoạt động TDTT; thường xuyên nâng cấp và mua sắm mới cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện; tăng cường công tác động viên khen thưởng kịp thời; nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh về tác dụng của việc tập luyện TDTT của học sinh ngoài các buổi tập thể dục chính khóa trên lớp các em còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá thường xuyên, cho thấy kết quả học tập của học sinh đã được cải thiện. Tăng cường phối hợp với địa phương chủ quản cũng như các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hoặc mượn các địa điểm đảm bảo chất lượng của các cơ quan, đơn vị để các nhà trường có sân bãi phục vụ học sinh tập luyện.
Đề nghị cho biết khi soạn giáo án, đồng chí đã căn cứ vào những yêu cầu nào dới đây, đồng chí đánh giá theo mức độ cần thiết (đánh dấu x vào ô tơng ứng). Đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống của các nội dung dạy học (Kiến thức, kỹ năng, trình tự sắp xếp nội dung giảng dạy hợp lý, đảm bảo nguyên tắc dạy học và giáo dục) Đảm bảo tổ chức lên lớp và tiến hành nội dung đúng kế hoạch, sắp xếp nội dung tập luyện hợp lý, đánh giá đúng khả năng của học sinh.
Về việc lựa chọn giải pháp nhằm tác động có hiệu quả vào giờ học giáo dục thể chất cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn. Anh (chị) xin vui lòng đánh dấu x vào mỗi ô tương ứng với mỗi câu trả lời của mình (mỗi sự lựa chọn tương ứng với một dấu x).