MỤC LỤC
Bồn trũng Cửu Long nằm ở thềm lục địa Việt Nam chịu sự tác động của ba mảng Evrazi, Oxstraylia và Thái Bình Dương (Gareser, VPG. Lê Trần Đông tuyển tập báo cáo khoa học) kết quả của quá trình di chuyển của các mảng lục địa có sự biết vị của đới Benofa thuộc dạng có uốn nếp nhấp nhô chúng là những khối nặng của các lớp phía trên mảng quyển đá, quá trình dịch chuyển nhiều lần của các mảng đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành cơ sở đá Granit, Granodiori, tạo ra hình dạng ovan của bồn trũng, trầm tích ở trung tâm bồn dày tới 8km. Vào Miocene giữa, môi trường biển đã ảnh hưởng ít hơn lên bể Cửu Long, trong thời gian này môi trường lòng sông tái thiết lập ở phần Tây Nam bể, ở phần Đông Bắc bể các trầm tích được tích tụ trong điều kiện ban đầu từ Miocene muộn đến hiện tại, bể hoàn toàn thông với bể Nam Côn Sơn và sông Cửu Long trở thành nguồn cung cấp trầm tích cho cả hai bể các trầm tích hạt thô được tích tụ ở môi trường ven bờ ở phần Nam bể và ở môi trường biển nông ở phần Đông Bắc bể các trầm tích hạt mịn hơn được chuyển vào vùng bể Nam Côn Sơn và tích tụ tại đây trong điều kiện nước sâu hơn.
Việc giải đoán GR cho thân cát được làm như sau: Nhận diện các thân cát và sau đó minh giải các tướng của thân cát này bằng cách nghiên cứu các kiểu dạng đường cong GR, các kiểu ranh giới dưới và trên (chuyển đổi từ từ hay đột ngột của giá trị GR) và bề dày của lớp cát. - Dạng hình phễu: ứng với giá trị GR có xu hướng giảm dần lên trên, cho biết xu thế trầm tích độ hạt thô dần lên trên của bồi tích sông (alluvial), trầm tích cửa sông, cửa kênh phân phối dịch chuyển, doi cát ven biển, trầm tích carbonat, quạt đáy biển sâu…. - Dạng hình răng cưa: ứng với giá trị GR biến đổi không theo quy luật, cao thấp xen kẽ, phản ánh các trầm tích đầm lầy, ao hồ, vũng vịnh, bãi thoái triều, trầm tích sườn, carbonat sườn, các trầm tích lấp đầy hẻm núi biển sâu.
Giá trị GR không những phụ thuộc vào hàm lượng sét, độ hạt mà còn bị chi phối bởi lượng các nguyên tố phóng xạ trong các vật liệu trầm tích, quá trình biến đổi thứ sinh xảy ra trong quá trình trầm tích. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp địa vật lý giếng khoan để nhận biết tướng đá và môi trường trầm tích, nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ với các thông tin về tướng đá và môi trường từ các nguồn khác như lừi khoan, cổ sinh địa tầng và cỏc dữ liệu thạch học, địa chấn địa tầng, tướng địa chaán….
Phương phỏp thạch học: gồm việc mụ tả mẫu lừi và phõn tớch thạch học lát mỏng. Mụ tả mẫu lừi nhằm xỏc định sơ bộ loại đỏ và sự phõn bố của nú trong lỏt cắt giếng khoan, kiểu phân lớp, các kiểu cấu trúc , xu hướng thay đổi độ hạt (thô dần hay mịn dần), dấu vết sinh vật…. Phân tích thạch học lát mỏng: Nhằm xác định độ hạt, hình dạng hạt, độ chọn lọc, thành phần khoáng vật, thành phần xi măng, matrix, độ rỗng nhìn thấy, kiến trúc và biến đổi sau trầm tích của đá.
Mặc dù hai hoạt động nén ép xảy ra từ Jura muộn cho tới Creta sớm tạo nên những dải nâng, đồi sót nứt nẻ như Rồng-Bạch Hổ-Rạng Đông –Ruby-Vừng Đông-Sư Tử Vàng -Sư Tử Đen vv…nhưng các pha nén ép cuối Oligocene đóng vai trò quyết định trong việc hình thành độ rỗng nứt nẻ hiệu dụng trong cấu tạo móng hoạt động nén ép vào cuối Miocene trung có thể cũng góp phần vào việc tăng độ nứt nẻ trong móng,rất may nó không quá mạnh tạo điều kiện lí tưởng trong bảo tồn dầu khí chứ không làm trầm tích nghịch đảo,bốc mòn cắt cụt ghê ghớm gây bất lợi trong việc hình thành bãi chứa như ở bể sông Hồng hoặc Nam Côn Sơn. Tầng sét D phủ trực tiếp lên móng lý tưởng nhất khoảng trên dưới 3000m ở phần trung tâm (Bạch Hổ, Rạng Đông,. …), song ở vùng rìa phía Đông nó có thể gặp ở độ sâu rất nông, do điều kiện kiến tạo thuận lợi, nó chỉ khoảng trên 2000m (Thăng Long-1X) .Tuy nhiên, nếu thiếu tầng sét D này, thì không chỉ đối với vùng rìa bể mà kể cả ở độ sâu khá lớn ở phía Tây của bể, các cấu tạo như Báo Gấm hoặc Báo Vàng (lô16.2) cũng chỉ có thể cho kết quả âm về dầu trong móng. Trên tài liệu địa chấn 3D, các lát cắt có bề mặt địa hình móng càng nhô cao, càng ghồ ghề, các khép kín trên lát cắt địa chấn 3D tiết diện ngang càng xê dịch, bất đối xứng thì đới granit nứt nẻ hình nêm càng rộng, càng sâu và khả năng chứa dầu càng lớn, tương tự như sự chìm nổi nông sâu của các vật thể có kích cỡ khác nhau trong nước hoặc tỷ lệ cao thấp khác nhau giữa móng và độ cao của các ngôi nhà cao tầng vậy.
Mặt cắt với mô hình móng nứt nẻ đặc trưng được lấy từ các lát cắt ngang qua vòm Trung tâm mỏ Bạch Hổ (hình 6) đại diện cho phần giữa bể với nóc móng nằm bất chỉnh hợp dưới tập D tại độ sâu khoảng 3000m và Thăng Long- 1X(hình 7) đại diện cho phần rìa của bể Cửu Long với nóc móng nằm bất chỉnh hợp dưới tập D ở độ sâu 2250m do sự nâng lên của phần Đông Bắc dải nâng Côn Sơn vào giai đoạn cuối Oligocene này. Dựa vào tài liệu địa chấn được kiểm định qua thực tế thi công tới thời điểm này, các giếng khoan theo hướng Tây Nam-Đông Bắc,Đông- Tây thường cho kết quả thành công hơn nhiều so với các hướng khác, bởi ngoại trừ vòm trung tâm Bạch Hổ, nơi hoạt động nén ép diễn ra qúa mạnh mẽ gây nứt nẻ và vỡ vụn hầu như toàn đới, còn hầu hết các nơi khác, kiến tạo khu vực thường tạo ra các dải nứt tương ứng vớ các đứt gãy đối lập trải theo phương Tây Bắc-Đông Nam. Thực tế khoan ở tất cả các bể trầm tích tại thềm lục địa Việt Nam, ngoại trừ phần trung tâm bể Nam Côn Sơn, nơi phải đối diện với các khó khăn kỹ thuật do dị thường nhiệt độ cao, áp suất cao ở độ sâu dưới 2500m mà MJC đã phải chi trên 90 triệu USD cho 2 giếng và một vài sự cố khí tầng nông như Lan Tây-1X (bể Nam Côn Sơn), Trà Xanh Tây-1X (thềm lục địa Tây Nam), hoặc khí chứa nhiều CO2 và H2S tại giếng 112-Bạch Trĩ-1X (bể Sông Hồng), nhìn chung về kĩ thuật là không quá phức tạp.
Bởi thế, ngoài mục đích thấu hiểu về địa chất và tiềm năng dầu khí của mỗi bể, việc tổng kết công tác khoan, nghiên cứu đề xuất một thiết kế gọn nhẹ, an toàn với các tham số công nghệ và dung dịch lý tưởng cho các bể nói chung và bể Cửu Long nói riêng góp phần rút ngắn thời gian khoan được xem như một nhu cầu bức thiết, nhất là trong điều kiện giá giàn và dịch vụ khoan ngày càng tăng mạnh như hiện nay.
Về đá mẹ cơ chế nạp, tầng sét D hình thành trong môi trường đầm hồ, với hàm lượng TOC cao, được thừa nhận là tầng đá mẹ cực tốt và tầng đất sét này được chôn vùi đến độ sâu vừa đủ đêû sinh ra một lượng dầu khí lớn từ Miocene giữa trở lại đây. Đối với các bãi ở vùng rìa bể nằm ngoài đới trưởng thành của đới mẹ ngoài tính chất chứa chắn của bẫy, dầu khí cần có đường dẫn để di cư và nạp vào bẫy vì vậy ở vùng rìa khoảng cách giữa bẫy và đới trưởng thành bể mẹ là một yếu tố quan trọng. Ta cho rằng nguồn gốc là do tái lắng đọng trầm tích tầng B1 khi nước biển nâng cao và tràn đột ngột vào bể Cửu Long, nó bốc đi một lớp trầm tích, khi tái lắng động thì có sự phân dị cơ học, cát lắng đọng trước, sét lắng đọng sau và hệ quả là ở đâu có tầng chắn Bạch Hổ dày và chất lượng tốt thì dưới đó có tầng cát có tính chất chứa tốt.
Trầm tích phủ trên nóc rất đa dạng từ tầng E, D, C và B1, kết quả thăm dò trong thời gian qua cho thấy khi chỉ có tầng C và B1 trên nóc móng thì không có khả năng chắn, tầng chắn tốt cho móng là tầng D, tuy nhiên ở đới rìa bề dày tầng D giảm đi nhiều và có xen kẹp cát. -Trong phụ đới Tây bẫy địa tầng đã được tổ chức dầu lửa chú ý nghiên cứu từ những năm 1993-1994 ở khu vực lô 17, trọng tâm chú ý vào các vùng có biên độ địa chấn cao trong tập D được cho là các fan cát trong môi trường đầm hoà.