MỤC LỤC
Kính lúp cầm tay, kính sôi nổi, dung dịch cồn 700; khung lưới trắng, hộp nhựa có lưới vải trắng.
Sâu Non tuổi 1 và tuồi 2, được nuôi trong hộp nhựa tròn có thể tích 60ml. Thời gian phát triển của trưởng thành ( từ lúc vũ hoá cho đến chết) nuôi trong hộp nhựa có lưới vải bên trong hộp có trồng cây đậu trắng 1 –2 lá thật, mỗi lồng 2 con gồm 1 con đực và 1 con cái. Thu toàn bộ số trứng đẻ cùng ngày của các cặp trưởng thành đươc nuôi để thí nghiệm.
Tiến hành thu thập nụ, hoa, quả và lá đậu trắng ngoài ruộng thí nghiệm về phòng sôi dưới kính sôi nổi để xác định vị trí đẻ trứng. - số trứng được đẻ của 1 trưởng thành cái : xác định bằng cách đếm số trứng con cái đẻ từ lúc bắt đầu đẻ cho đến lúc ngưng đẻ. Quan sát nhộng vũ hoá để xem có bao nhiêu trưởng thành đực và bao nhiêu trưởng thành cái.
-Tuổi thọ trưởng thành cái : quan sát 30 nhộng vừa vũ hoá cho đến khi chúng cheát.
Đồng thời thu mẫu gồm 30 nụ, hoa (có triệu chứng do Maruca vitrata G. gây nên ) để xác định mật số sâu. Mỗi nghiệm thức thí nghiệm thu 50 quả đậu có triệu chứng bị hại do Maruca vitrata G. Tiến hành thu hái nụ, hoa và quả có chứa 60 con sâu đục quả Maruca vitrata G.
Đem về nuôi trong phòng thí nghiệm ; để xác định thành phần và tỷ lệ ong ký sinh sâu đục quả trên 2 nghiệm thức thí nghiệm. Đánh giá mức độ xuất hiện của ong ký sinh theo bảng phân cấp sau : - : Khoõng xuaỏt hieọn.
Tuy có khác nhau về màu sắc và kích thước, nhưng tất cả ấu trùng ở các tuổi (trừ lúc mới lột xác) đều có điểm chung là : trên mỗi đốt ở mặt lưng của cơ thể có 4 chấm màu nâu đen xếp thành hai hàng song song nhau, ở mỗi mặt bên cũng có 2 chấm có màu tương tự các chấm trên lưng và cũng được xếp thành 2 hàng. Lúc gần lột xác phần đầu và các chấm có màu nâu đen trên mỗi đốt cơ thể đạm hơn bình thường. Ơû cùng một tuổi, sâu non ở đầu tuổi và sâu non ở cuối tuổi có sự chênh lệch về kích thước cơ thể rất lớn. °Nhộng của Maruca vitrata G. là dạng nhộng màng. Khi mới vào nhộng ở một hai ngày đầu toàn thân có màu xanh nhạt, từ ngày thứ 4-5 nhộng chuyển dần sang màu. nâu vàng và có phủ một lớp vỏ cứng bên ngoài, trong suốt có thể nhìn thấy đươc mầm cánh, râu, mắt kép… Sắp vũ hoá nhộng có màu nâu sẫm. Nhộng đực : mầm chân, râu kéo dài tới đốt bụng cuối cùng hoặc tới gai đuôi. Ơû nhộng cái, các cơ quan trên chỉ kéo dài đến đốt bụng thứ 6-7. 3.1.2 Một số đặc điểm sinh học chính của Maruca vitrata G. a.Tập tính sinh sống và gây hại của Maruca vitrata G. Quan sát sâu non các tuổi trên ruộng thí nghiệm đậu trắng và trong phòng thí nghieọm, cho thaỏy :. Sâu non mới nở thường sống trong nụ và hoa đậu, đôi khi còn sống trong lá non ở ngọn chưa xoè ra. Sâu non thường gây hại chủ yếu trên nu, hoa và quả đậu. Ngoài ra chúng còn có khả năng gây hại trên lá, nách lá và cuống lá đậu, nếu như trưởng thành đẻ trứng gần các vị trí này thì sau khi trứng nở sâu non sẽ đục khoét chui vào hoa, cuống lá, nách lá và gây hại ở dưới mặt lá. Phần lớn sâu non tuổi 3, 4 và 5 gây hại trên quả đậu, nhưng thỉnh thoảng cũng có sâu non tuổi 1 và 2 gây hại trên quả đậu mới tượng. Đặc điểm gây hại của sâu non:. Để chui vào trong hoa, sâu non có thể đục thẳng từ ngoài vào hoặc theo các khoe giữa các cánh hoa để chui vào bên trong hoa. Đối với những hoa mới bị Maruca vitrata G. tấn công thì thường có một vài sợi tơ trắng mỏng giăng ngang. Trong hoa sâu non sẽ cắn phá phần nhuỵ và các cánh hoa bên trong, thải phân và nước bài tiết tại chỗ làm rụng hoặc thối nhũn những cánh hoa bên ngoài nếu gặp trời mưa. các quả mới tượng khi bị sâu non tuổi 1 và tuổi 2 tấn công thường có lỗ đục rất nhỏ, khó phát hiện, đôi khi cũng có vài sợi tơ trắng mỏng mảnh giăng bên ngoài lỗ. Các quả lớn bị Maruca vitrata G tuổi 3 ,4 và 5 gây hại có lỗ đục lớn hơn ở phần thịt quả và hạt hư hại nhiều, phân do sâu thải ra được đùn ra ngoài bịt kín lỗ miệng đục. Đối với trái mới bị hại, màu sắc vẫn bình thường khó phát hiện. Nhưng đối với trái bị hại nặng thường có mùi hôi do phân và nước thải của sâu non thải ra miệng lỗ đục ẩm ướt và xung quanh vùng gây hại thì quả bị nhũn. Thường các hoa và quả đậu trắng bị hại chỉ có một sâu non trên mỗi hoa và quả, đôi khi cũng có 2- 3 sâu non gây hại trên một hoa hoặc một quả. Đường đục của mỗi sâu non trong một quả ít khi gặp nhau. Thông thường thời điểm sâu non hoạt động mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối, những giờ còn lại chúng thường ẩn núp trong quả đậu. Sau khi sâu tuổi 5 phát triển đầy đủ, chúng ít hoạt động, ngừng ăn tìm nơi hoá nhộng. Ngoài đồng sâu non thường hoá nhộng ở dưới đất mặt, trong quả đậu, lá đậu già, khô. Trong phòng thí nghiệm, sâu non thường hoá nhộng dưới giấy thấm, đôi khi chúng cũng hoá nhộng trong quả. Theo dừi nuụi sõu trong phũng thớ nghiệm, chỳng tụi nhận thấy:. Trưởng thành của Maruca vitrata G. mới vũ hoá thì ít hoạt động. Sau 7 phút thành trùng có thể bay lượn bình thường. Thông thường thành trùng đậu ở mặt dưới lá, ban ngày khó tìm thấy. Trong một ngày đêm thành trùng bắt cặp sau 24 giờ, khi gần bắt cặp thành trùng xoè rộng chùm lông ở đốt bụng cuối ra. Sau khi bắt cặp chúng bắt đầu đẻ trứng, trứng thường được đẻ trên nụ, hoa và thỉnh thoảng ở dưới mặt lá. Trứng được đẻ thành từng cụm 2-3 quả trứng/ cụm hoặc rải rác từng quả Thời gian trứng được đẻ nhiều nhất trong ngày là sau 23 giờ. Thời gian trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng cho đến lúc ngưng đẻ là 4-6 ngày. Thời gian trưởng thành cái đẻ nhiều nhất từ lúc bắt đầu đẻ cho đến lúc ngưng đẻ là vào ngày thứ 2 – 3 sau khi bắt đầu đẻ. a)Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời của Maruca vitrata G. Kết quả theo dừi thời gian phỏt dục cỏc pha cơ thể và vũng đời của Maruca vitrata G. + Trứng của sâu đục quả đậu trắng ( Maruca vitrata G.) có thời gian phát dục dài nhất là 4 ngày, ngắn nhất là 2 ngày và trung bình là 3 ngày.
Tổng thời gian phát dục của sâu non ngắn nhất là 8 ngày và dài nhất là 19 ngày ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trên. Một số kết quả nghiên cứu về thời gian phát dục của nhộng Maruca vitrata G. Kết quả quan sát thí nghiệm về thời gian phát dục của trưởng thành Maruca vitrata G.
Nguyễn Thị Aùnh (1981) nhận xét về thời gian phát dục của thành trùng Maruca vitrata G. Kết quả theo dừi khả năng đẻ trứng và sự phỏt triển sau đẻ trứng của Maruca vitrata G. So với kết quả nghiên cứu về khả năng đẻ trứng của trưởng thành Maruca vitrata G.
Như vậy, ở nghiệm thức có sử dụng thuốc trừ sâu thì tỷ lệ hại trên nụ và hoa cao hơn so với nghiệm thức không sử dụng thuốc trừ sâu. Nghiệm thức không sử dụng thuốc trừ sâu Nghiệm thức sử dụng thuốc trừ sâu. Tỉ lệ quả bị hại ở nghiệm thức không sử dụng thuốc trừ sâu thì thấp hơn so với nghiệm thức có sử dụng thuốc trừ sâu, điều này chứng tỏ sâu đậu quả đậu Trắng Maruca vitrata G.
Kết quả theo dừi thành phần và tỉ lệ ong ký sinh sõu đục quả Maruca vitrata 0. Ơû nghiệm thức phun thuốc thì không có ong ký sinh trên sâu đục quả Maruca vitrata G. Còn ở nghiệm không phun thuốc thì có 4 loài ong ký sinh trên sâu đục quả Maruca vitrata G.
° Tổng số quả/ cây ở 2 nghiệm thức sử dụng thuốc trừ sâu và không sử dụng thuốc trừ sâu không có khác biệt nhau. °Năng suất hạt giữa hai nghiệm thức đậu trắng thí nghiệm có sự khác biệt nhau ở mức rất có ý nghĩa. °Năng suất quả giữa hai nghiệm thức đậu trắng thí nghiệm thì có sự khác biệt nhau ở mức có ý nghĩa.