MỤC LỤC
Mọi hoạt động của con người đều có mục tiêu chung là kinh tế, tuy nhiên kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người, như là cải thiện điều kiện sống, môi trường làm việc, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động. Nếu chỉ xem xét hiệu quả trên phạm vi cá biệt, mọi hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho một cá nhân, một đơn vị nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội nó có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung chính vì vậy đỏnh giỏ hiệu quả cần phõn định và làm rừ mối quan hệ giữa cỏi chung và cái riêng để đưa ra một phương hướng đúng đắn nhất.
Đối tượng nghiên cứu là các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội liên quan đến địa bàn nghiên cứu cùng với các loại hình sử dụng đất có hiệu quả nhất ở vùng đồi núi độ dốc từ 80 – 200.
+ Xã được coi là có diện tích đất canh tác lớn, có nền kinh tế phát triển với loại hình sử dụng đất chính là cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng đất có độ dốc từ 10 - 150 là xã Nghĩa Phú đại diện cho tiểu vùng II. + Xã thứ ba được lựa chọn làm điểm điều tra là xã Nghĩa Mai đại diện cho tiểu vùng III có nền kinh tế phát triển trung bình với loại hình sử dụng đất chính là cây hàng năm như ngô, sắn, khoai, mía và lúa.
Nghĩa Đàn là một huyện có khá nhiều tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động cũng như các nguồn lực đầu tư từ ngoài vào cùng với truyền thống đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo cần cù của nhân dân trong huyện, Nghĩa Đàn đang từng ngày được đổi mới, nâng cao về tất cả mọi mặt trong cuộc sống. Với đặc điểm địa hình, đất đai trên, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng: địa hình đồi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, màu các loại; nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu…Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng, trong đó đến 80,6% cho phát triển nông nghiệp, 13,7% cho phi nông nghịêp, chỉ còn 5,7% diện tích chưa sử dụng. Cùng Sông Hiếu còn có 48 sông suối lớn nhỏ, trong đó có 5 nhánh chính, đó là Sông Sào dài 34 Km, Khe Cái dài 23 Km, Khe Hang dài 23 Km, Khe Diên dài 16 Km, Khe Đá dài 17 Km, các sông suối lớn nhỏ có nước quanh năm và địa hình thích hợp tạo cho Nghĩa Đàn nhiều thuận lợi trong công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, với trên 100 hồ đập có trữ lượng hàng trăm triệu m3.
Nhìn chung do phần lớn công trình thuỷ lợi trong huyện là công trình nhỏ, hệ thống kêng mương đã được xây dựng kiên cố 221.270 Km, phần lớn các công trình đã xuống cấp, nên hiệu suất tưới chưa cao; Trong đó có 5 hồ chứa có dung tích trên 700.000 m3 cần được đầu tư nâng cấp.
- Sản phẩm hàng hoá khai thác ở Nghĩa Đàn thường là hàng quý, hiếm không phải nơi nào cũng có như là đá trắng, đá bọt Bazan, là cao su, cà phê…ít chịu sự cạnh tranh của thị trường và luôn có giá trị hàng hoá, xuất khẩu cao. Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (F), diện tích 3.400 ha, chiếm 5,93% đất toàn huyện, nằm rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông suối và phân bố nhiều ở các xã Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm. Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất thổ nhưỡng toàn huyện, chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, có thể trồng các cây ăn quả dứa, mía hoặc cây ngắn ngày.
Nếu như trước đây, sử dung đất dốc với hệ thống canh tác truyền thống là nương rẫy nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung ,tự cấp của nhân dân trong huyện thì nay việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đang trở thành điểm khởi đầu để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời bảo vệ môi trường đất được tốt hơn.
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, đặc biệt đối với các cây trồng có tính chiến lược quan trọng của tỉnh như cao su, cà phê, cam. Diện tích dành cho trồng cỏ chăn nuôi còn ít, cả huyện mới có 138 ha.
Tuy nhiên chất lượng rừng nghèo, không có rừng giàu, chỉ có khoảng 900 ha rừng trung bình, diện tích còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi. Công tác giao khoán rừng ở Nghĩa Đàn được thực hiện tốt , đến nay có khoảng 90.1 % diện tích lâm nghiệp đã có chủ rừng quản lý, với 5.600 hộ được nhận khoán. Với hiện trạng đất lâm nghiệp trên, hoạt động ngành lâm nghiệp của Nghĩa Đàn từ nhiều năm nay chủ yếu tập trung cho khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng.
Hiện tại còn 1.515 ha đất trống đồi trọc, tập trung nhiều trên đất rừng sản xuất, rất cần được đầu tư phủ xanh trồng mới bằng cây nguyên liệu hoặc cây cao su nhằm nâng cao hiệu quả.
Thông qua Phụ biểu 02 ( Về hiệu quả kinh tế của các LUT cây trồng hàng năm) cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của LUT này đạt khoảng 56,2 triệu/ha/năm trong khi đó tổng chi phí phải bỏ ra mỗi vụ chỉ mất khoảng 20,6 triệu đồng/ha/năm, thu nhập đem lại cho người nông dân ở LUT này khoảng 35,5 triệu đồng/ha/năm. Qua tổng hợp các thông tin điều tra từ phiếu thống kê tại Phụ biểu 02 cho thấy năng suất mía trồng ở huyện là khá cao, đạt trung bình 75 tấn/ha, bởi vậy tổng giá trị sản xuất thu được từ LUT này khá cao, đạt 52,5 triệu đồng/ha/vụ, trong khi tổng chi phí bỏ ra để chăm sóc và trồng chỉ mất 12,5 triệu đồng/ha/vụ. Việc áp dụng mô hình trồng xen các loại cây họ đậu vào vườn mía đã mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng mía thuần, thông thường 1ha mía trồng xen cây họ đậu cho thu nhập cao hơn 1ha mía trồng thuần khoảng 6 – 8 triệu đồng ( Theo nghiên cứu của trung tâm thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ ).
Cây công nghiệp dài ngày của huyện chủ yếu là 2 loại cây cà phê (diện tích 571 ha ) và cao su ( diện tích 2.067 ha ) , đây là 2 loại cây tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên , đặc biệt là điều kiện đất của huyện cho nên năng suất sản lượng cũng như chất lượng tương đối cao. Cây cao su là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày phát triển rất tốt trên đất đỏ bazan, nó rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của Nghĩa Đàn, do vậy những năm gần đây diện tích cao su đang được mở rộng dần, cây cao su đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân trong huyện. Mô hình nhãn, vải xen đỗ tương cho thu hoạch từ những năm đầu đã giải quyết nhanh nhu cầu lương thực trước mắt mặc dù mô hình này có mức đầu tư chi phí cao song vì nó cho thu nhập ngay từ những năm đầu nhờ có cây đậu tương nên dễ dàng được người dân chấp nhận.
- Lúa vụ xuân hè + Màu vụ thu đông: Trong đó sau khi vụ lúa thu hoạch vào khoảng tháng 6 bắt đầu làm đất để canh tác màu theo kiểu luống cao để tránh bị úng nước của ruộng lúa và trong mùa mưa, màu có thể được thu hoạch vào tháng cuối tháng 9, đến tháng 10. Với các mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cũng nên bố trí theo mô hình trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác nhất là các loại cây họ đậu thay vì các mô hình trồng thuần như hiện nay. Theo nghiên cứu của TT thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ thì việc bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày trong các vườn cây công nghiệp đã làm tăng thu nhập của người dân hàng năm khoảng 10.6 – 12.5 triệu đồng so với trồng thuần.
Các loại đất như đất nâu vàng, đất đen, đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi ở độ dốc khoảng 8 – 150 nên sử dụng để canh tác các loại cây công nghiệp ngắn ngày xen cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả theo các LUT như mía xen đậu, sắn xen cam, dứa.