Quy trình Đánh giá Trọng yếu và Rủi ro trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính tại Công ty DCPA

MỤC LỤC

Đặc điểm vận dụng các chế độ kế toán 1. Đặc điểm vận dụng các chính sách kế toán

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA áp dụng hệ thống tài khoản cấp I, cấp II và hệ thống tài khoản ngoài bảng theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính ra ngày 14/9/2006 vê chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên DCPA là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên công ty chỉ sử dụng một số tài khoản trong hệ thống tài khoản theo quy định, đặc biệt không sử dụng các tài khoản hàng tồn kho.

Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA
Sơ đồ 4: Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty DCPA

ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA

Đặc điểm về quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Trước khi chấp nhận một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng từ đó đánh giá khả năng chấp nhận cuộc kiểm toán. Trong báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận về báo cáo tài chính được kiểm toán, trong đó trình bày ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của các thông tin định lượng và sự trình bày các thông tin định lượng này trên báo cáo tài chính do khách hàng lập.

Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA
Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán tại công ty DCPA

Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

• Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và người có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên hoặc chuyên gia khác thực hiện;. • 200: Báo cáo của khách hàng báo gồm: báo cáo tài chính năm trước, báo cáo tài chính năm nay, giải trình của ban giám đốc….

Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA

Chủ nhiệm kiểm toán cũng là người có chuyên môn cao, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán bằng cách trực tiếp hướng dẫn cuộc kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý kiểm toán thực hiện công việc kiểm tra chi tiết theo sự phân công của kiểm toán viên chính và báo cáo mọi vấn đề xảy ra với kiểm toán viên chính.

Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA
Sơ đồ 6: Sơ đồ phân chia cấp bậc nhân viên tại công ty DCPA

ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN

VÀ TƯ VẤN DCPA

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO CỦA CÔNG TY DCPA

    ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG. một khách hàng mới hay tiếp tục với một khách hàng cũ có làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của công ty không, công ty có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho khách hàng hay không. Đối với công ty DCPA, việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán do chủ nhiệm kiểm toán cấp 3 thực hiện, bao gồm đánh giá: tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên đối với công ty khách hàng. Các thông tin được dùng để đánh giá được thu thập từ các nguồn sau:. • Kinh nghiệm của kiểm toán viên;. • Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm;. • Trao đổi với ban giám đốc;. • Thu thập thông tin từ báo chí, ấn phẩm;. • Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan;. Các bảng hỏi thường được công ty sử dụng để tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh cần thiêt. Dựa trên các thông tin thu được, rủi ro được đánh giá trên 3 cấp độ: thấp, trung bình, cao. Nếu rủi ro được đánh giá ở mức thấp, hợp đồng kiểm toán đương nhiên được chấp nhận. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức trung bình, chủ nhiệm kiểm toán cần thảo luận với giám đốc kiểm toán trước khi đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức cao, chủ nhiệm kiểm toán thảo luận với giám đốc kiểm toán về vấn đề này nhưng thông thường hợp đồng kiểm toán không được chấp nhận. b) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.  Bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị (nếu có). Đối với những đơn vị tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ, hoạt động và vị trí của bộ phận này trong đơn vị là một yếu tố rất quan trọng để kiểm toán viên đánh rủi ro kiểm soát đối với báo cáo tài chính của đơn vị đó.  Xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho báo cáo tài chính Để đạt được mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên dựa vào kết quả đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng để xác định mức rủi ro phát hiện cho cuộc kiểm toán theo công thức. c) Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán. Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ trong báo cáo tài chính để có thể thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp. Quá trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn này cũng bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm soát được đánh giá trên 3 mức độ: thấp, trung bình, cao.  Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ. Rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ được đánh giá dựa trên các nhân tố sau:.  Báo cáo tài chính có nhiều điều chỉnh liên quan đến niên độ trước;.  Báo cáo tài chính có nhiều ước tính kế toán;.  Có sự thay đổi chính sách kế toán trong năm kế toán;.  Cần chú ý đến số dư của các tài khoản dự phòng, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản cố định;.  Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi ý kiến của chuyên gia;.  Các nghiệp vụ kinh tế bất thường;.  Mức độ biến động của các số dư tài khoản;.  Bản chất của các khoản mục và rủi ro có thể xảy ra đối với từng loại khoản mục;.  Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ. Công ty sẽ lập ra một bảng hỏi để đánh giá hiệu quả kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng loại nghiệp vụ. Đối với mỗi số dư tài khoản hay nghiệp vụ sẽ có yêu cầu về kiểm soát khác nhau.  Đánh giá rủi ro phát hiện đối với từng số dư tài khoản, tưng loại nghiệp vụ. Để đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức mong muốn, kiểm toán viên cần dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện cần thiết cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính theo công thức. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA. Sau khi đánh giá rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên dựa vào đó để xác định mức trọng yếu cần thiết. Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro cho toàn bộ báo cáo tài chính đã được thực hiện, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính trên cơ sở tổng tài sản, cụ thể như sau:. Mức rủi ro phát hiện Mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. a) Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trong báo cáo taì chính Mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục trong báo cáo tài chính căn cứ vào mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro phát hiện đối với từng khoản mục đó.

    HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

    CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA

    Đánh giá 1. Ưu điểm

    HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI. a) Công tác quản lý tại DCPA. Mặc dù bộ máy kế toán đơn giản là phù hợp với quy mô của công ty nhưng điều đó cũng tạo khó khăn cho phân công công việc, gây chồng chéo trong việc thực hiện. Chẳng hạn thủ quỹ của công ty cũng kiêm luôn công việc của kế toán tiền lương. b) Quy trình kiểm toán. Do thiếu về nhân sự, việc xét duyệt chấp nhận cuộc kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán không được thực hiện ở nhiều cấp, điều này gây hạn chế cho việc thực hiện cuộc kiểm toán. c) Quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro tại DCPA. Mặc dù được thiết lập bởi những kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, công ty DCPA cũng là một công ty kiểm toán mới thành lập, quy trình kiểm toán chưa thể hoàn thiện, đặc biệt là với những với công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như quy trình đành giá rủi ro, trọng yếu.

    KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

      Mức rủi ro sẽ được công ty DCPA sử dụng để xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán, do đó, công ty nên xác định mức rủi ro cụ thể hơn nhằm thể hiện chính xác hơn ý kiến của kiểm toán viên về mức rủi ro của cuộc kiểm toán. Chỉ tiêu được sử dụng để làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu nên là một chỉ tiêu ổn định qua các năm, chỉ tiêu tổng tài sản trong một số trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này.