MỤC LỤC
Chính vì nắm bắt được những yêu cầu cấp thiết đó mà tại Công ty Vận tải xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà luôn trú trọng đến người lao động, quan tâm đến họ, động viên và an ủi kịp thời đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài cách tiến hành phân loại lao động để quản lý người lao động công ty còn tiến hành các biện pháp khác như: Động viên người lao động, có các chế độ lao động cho người lao động một cách đầy đủ ( như đóng bảo hiểm cho người lao động một cách đầy đủ theo quy định cuả nhà nước), mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho họ đi học nâng cao tay nghề. Tiền lương là công cụ để thực hiện chức năng phân phối thu nhập quốc dân, chức năng thanh toán, tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc sử dụng tiền lương trao đổi lấy các vật sinh hoạt cần thiết cho cuộc sống của người lao động.
Ngoài tiền lương ( tiền công ) để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, doanh nghiệp còn phải trích vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích: bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế, kinh phí công đoàn. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đủ, kịp thời tiền lương và các khoản liên quan cho người lao động, một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, mặt khác góp phần tính đúng, đủ chi phí và giá thành sản phẩm hay chi phí của hoạt động. Tổ chức công tác hạch toán lao động và tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác.
Tiền lương là một bộ phận xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động dựa theo số lượng và chất lượng lao động của mỗi người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và nó là một vấn đề thiết thực đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Nước ta trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân song nó là một giá trị mới sáng tạo và tiền lương được biểu hiện bằng tiền của người lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận ký kết. Từ khi bộ luật lao động, các pháp lệnh, nghị định và các văn bản của nhà nước có liên quan đến vấn đề lao động, mới nhất là việc ban hành nghị định số 28/ CP ngày 28 / 03/ 1997 của chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thì công tác lao động, tiền lương đã được chấn chỉnh và tăng cường một bước.
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức làm cơ sở ký hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động. Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trong vòng một tháng kể từ ngày thang lương, bảng lương được áp dụng. * Bảo hiểm xã hội: Ngoài tiền lương phân phối cho người lao động theo số lượng, chất lượng lao động thì người lao động còn được hưởng một phần sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ nhằm ổn định đời sống vật chất, tinh thần khi đau ốm, khó khăn, thai sản, tai nạn lao động… Phần sản phẩm xã hội này hình thành lên quỹ BHXH.
* Bảo hiểm y tế: song song với việc trích BHXH hàng tháng các doanh nghiệp cũng phải tiến hành trích BHYT, BHYT được trích nộp lên cơ quan quản lý chuyên môn với mục đích chăm sóc, phục vụ cho sức khoẻ người lao động khi gặp đau ốm, thai sản… Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định dựa vào tổng số tiền lương thực tế phảI trả cho công nhân viên trong tháng. Quản lý tốt việc trích lập các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác còn làm cho việc tính phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh vào giá thành sản phẩm được chính xác. + Tk 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương , tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thhuộc về thu nhập của công nhân viên.
Lương cuối kỳ: thực chất của việc tính lương ở công ty là nhằm thanh toán nốt phần còn lại của tiền lương thực tế người lao động được hưởng không những căn cứ vào hệ số trả lương , thời gian làm việc thực tế mà còn căn cứ vào kết quả lao động. Để theo dừi việc sử dụng thời gian lao động đối với từng cụng nhõn viờn trong toàn cụng ty đơn vị sử dụng bảng chấm cụng để ghi chộp, theo dừi thời gian lao động nhằm thuận lợi cho công việc quản lý, tình hình sử dụng thời gian lao động là cơ sở cho việc tính toán tiền lương và chế độ khác( bồi dưỡng độc hại, ca 3, phép, lễ, BHXH, BHYT, KPCĐ) và làm số liệu cho việc tổng hợp phân tích đánh giá tình hình sử dụng thời gian lao động. + Người lao động nghỉ việc để trông con ốm thì có giấy khám bệnh hoặc giấy ra viện ( nếu phải điều trị) đối với con bị ốm và số ngày mà bố mẹ nghỉ để chăm sóc con ốm ( bản chính ) cơ quan bảo hiểm căn cứ vào các giấy tờ trên đối chiếu với các danh sách và mức tiền lương đóng BHXH do người sử dụng lao động lập , căn cứ vào chế độ chính sách quy định để duyệt thanh toán cho từng trường hợp cụ thể.
Hàng tháng trên cơ sở các chứng từ hợp lệ ( bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành, phiếu nhập sản phẩm, kết quả phân loại lao động) các bộ phận liên quan tính tiền lương cho công nhân viên chức ghi vào bảng thanh toán lương.