Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG

Phân tích môi trường kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt Nam

Các quy định pháp luật của mỗi quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế Với đặc điểm là tham gia kinh doanh trên phạm vi lớn, không chỉ bó hẹp trong thị trường nội địa nên khi tham gia kinh doanh vận tải hàng không, TCTHK VN phải tuân thủ theo quy định luật pháp của mỗi quốc gia và các thông lệ quốc tế. Việt Nam đang thực hiện chủ động và có hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế, ngày càng nâng cao và uy tín trong ASEAN, APEC và đã gia nhập WTO, tăng cường quan hệ song phương và đa phương trong khuân khổ khu vực và toàn cầu, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa của kinh tế thế giới. Trước đây, nhà nước đã và đang thi hành chính sách bảo hộ hợp lý các hãng hàng không trong nước bằng việc chỉ cho phép các hãng hàng không trong nước khai thác trên thị trường nội địa, còn thị trường quốc tế thực hiện chính sách điều tiết với nguyên tắc đảm bảo khả năng cung ứng thực tế giữa hãng hàng không của Việt nam và nước ngoài theo tỷ lệ cân bằng theo nguyên tắc trao đổi thương quyền.

Nhưng đặc biệt, Pacific Airlines-trước đây là công ty con của TCTHKVN được xây dựng theo mục tiêu phối hợp hoạt động nhằm tạo ra các rào cản không cho các đối thủ ra nhập thị trường và ngăn việc hình thành các hãng hàng không khác trong nước thì nay đã chuyển chủ sở hữu, Pacific Airlines bắt đầu hoạt động theo mô hình “hàng không giá rẻ” và cạnh tranh trực tiếp với TCT. Các phương tiện vận tải khác như đường bộ, đường sắt và đường thủy có ưu thế về khối lượng , chi phí vận chuyển thấp, thích hợp với việc vận chuyển các hàng hóa nặng, kồng kềnh và các hành khách có thu nhập thấp, có nhiều thời gian đi lại… Tuy nhiên vận tải hàng không lại có ưu thế về thời gian vận chuyển, an toàn, tiện nghi… nên thích hợp với việc vận chuyển ở cự ly dài, người có thu nhập cao và vận chuyển các hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị lớn, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn. Điển hình là việc từ những năm 2003, TCT đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên chi đến 4 triệu USD để đăng quảng cáo đều đặn trong một thời gian dài trên kênh truyền hình MỸ CNN và tuần báo Times với thông điệp “Bringing Vietnamese culture to the world” (mang văn hóa Việt Nam ra thế giới).

Các chương trình khuyến mại lớn: TCT đang triển khai các chương trình khuyến mại như chương trình khách hàng lớn, chương trình thương gia Việt Nam, chương trình “Free & Easy”, chương trình bông sen vàng (GLP) nhằm lôi kéo khách hàng đến với dịch vụ vận tải của mình.

Bảng 3: ước tính thực hiện kế hoạch hàng không năm 2007.
Bảng 3: ước tính thực hiện kế hoạch hàng không năm 2007.

KHÔNG VIỆT NAM

    Để đạt đươc mục tiêu đề ra, cần quy hoạch phát triển mạng đường bay quốc tế và quốc nội theo mô hình trục-nan, ưu tiên phát triển đường bay đến các thị trường nguồn, trọng điểm, phục vụ trước mắt là phát triển kinh tế và du lịch Việt Nam sau đó dần đưa Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển mới. Để có thể phát triển thị trường và mở rộng mạng đường bay, TCT cần tập chung toàn bộ nguồn lực đầu tư phát triển đội máy bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ mới, hiện đại, tăng tỷ lệ máy bay sở hữu, phù hợp về mặt chủng loại và đầy đủ về mặt số lượng theo yêu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Tận dụng thuận lợi là thị trường tăng trưởng cao với phân hệ khách hàng ngày càng khó tính hơn, cùng với điểm mạnh là thị phần khai thác lớn, đội máy bay trẻ và hiện đại và cung cấp các dịch vụ đồng bộ TCT thực hiện chiến lược tăng trưởng tập chung, nên tập chung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và tăng sự khác biệt hóa dịch vụ và các chính sách tiếp thị, thiết kế sản phẩm, dịch vụ trung chuyển tốt tạo nên sức cạnh tranh lâu dài.

    Đối với vận tải hành khách: xây dựng hệ thống các sản phẩm phong phú và được tiêu chuẩn hóa, với các yếu tố đặc trưng là lịch bay thuận tiện, đúng giờ, mang bản sắc Việt Nam, liên kết với các công ty lữ hành, khách sạn kết hợp với các chương trình khách hàng thường xuyên và các hoạt động tiếp thị có hiệu quả. Tập chung củng cố và tăng năng lực hệ thống bán theo hướng chuyên nghiệp hóa, sử dụng hiệu quả các kĩ thuật bán, kênh bán với các định hướng chủ yếu như: Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên; Đa dạng giá vé theo từng đối tượng khách hàng và theo mùa vụ; Tổ chức quản lý bán hàng một các chủ động; đẩy mạnh các chương trình tiếp thị và liên kết phân phối với các hãng hàng không khác. Dịch vụ trên máy bay: Đối với các sản phẩm dịch vụ trên các chuyến bay nội địa và khu vực CLMV với khách hàng có khả năng chi trả thấp và cạnh tranh là không nhiều nên VNE xẽ cung cấp dịch vụ tối thiểu hợp lý với hình mẫu là dịch vụ trên các chuyến bay quốc tế ngắn của các hãng hàng không Châu Âu.

    Để khắc phục các điểm yếu của TCT như khả năng tài chính yếu kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ, lực lượng lao động không đảm bảo chất lượng, hình ảnh và danh tiếng còn nhỏ bé thì TCT cần tận dụng triệt để các thời cơ lộ trình hội nhập được đẩy mạnh, nền kinh tế đang có tín hiệu lạc quan. Sự lớn mạnh của TCT thông qua các hình thức hợp tác song phương, đa phương cũng như sự xích lại gần nhau về chất lượng lao động, quan điểm, văn hóa và phương thức quản lý với các hãng hàng không khác trên thế giới cho phép chúng ta tham gia một cách đầy đủ, tích cực vào các liên minh hàng không toàn cầu trong tương lai trong cơn lốc toàn cầu hóa kinh doanh và cạnh tranh của nghành vận tải hàng không thế giới. Để đối phó với nguy cơ khả năng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, TCT cần giữ vững được thị phần trên những đường bay truyền thống bằng những điểm mạnh thị phần khai thác lớn, mạng đường bay phù hợp, có cung cấp các dịch vụ đồng bộ, chi phí nhân công rẻ một cách tương đối và một đội máy bay trẻ và hiện đại.

    Do có nguy cơ cạnh tranh xẽ trở nên gay gắt trong thời gian tới cùng với việc giá các yếu tố đầu vào tăng cao, tình hình chính trị thế giới có những bất ổn (có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận của TCT) trong khi TCT có một năng lực tài chính yếu kém, chi phí quản lý cao do đó cần phải có một chiến lược để thực hành tiết kiệm triệt để trên mọi lĩnh vực. • Các doanh nghiệp vận tải hàng không được chuyên môn hóa theo các loại hình và thị trường hoạt động nhằm đảm bảo khả năng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà đảng và nhà nước giao phó. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, kiện toàn tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và con người, tạo thị trường cho công ty VASCO theo định hướng công ty mẹ con 100% vốn của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam airlines), bay gom tụ (Express Airlines hoặc Commuter Airlines) nội địa khu vực cho Vietnam Airlines.

    • Thị trường bay vận chuyển hành khách hàng hóa: VASCO được Vietnam Airlines chuyển dao khai thác mạng đường bay nội địa địa phương (Buôn Mê Thuột, Play-cu, Rạch Giá, Cần Thơ, Điện Biên, Nà Sản…) vả tiểu vùng CLMV tuyến ngắn giữa hai tiếng bay, đảm bảo khả năng hỗ trợ gom khách hàng cho Vietnam Airlines với vai trò tích cực của hãng hàng không gom tụ khu vực: việc khai thác giữa Đà Nẵng và Hà Nội/ T.P Hồ Chí Minh của VASCO chỉ ở mức tối thiểu để chuyển sân và bảo dưỡng. Lĩnh vực vận tải hàng không Việt Nam với lực lượng lòng cốt là hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, từng bước tạo lập và khẳng định vị thế trên thị trường vận tải hàng không thế giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vận tải hàng không.