MỤC LỤC
Nhìn vào biểu đồ diễn biến số lượng lao động qua từng năm của Tập đoàn Vinashin ta có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, số lượng lao động của Vinashin tăng lên nhanh chóng. Việc tăng số lượng các công ty thành viên đồng nghĩa với việc tăng số lượng lao động lên gấp nhiều lần, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người trên khắp mọi vùng miền đất nước.
Số lượng công nhân nam vượt trội hơn hẳn lượng công nhân nữ, điều đó đã thể hiện đúng đặc điểm của một ngành kỹ thuật. Theo những số liệu chính thức mới nhất, trong năm 2007, Vinashin đã mở đăng ký mới thêm gần 100 công ty thành viên.
Nguồn vốn
Khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Thực tế còn chứng minh việc phát triển đội tàu của Vinashin cùng với “nội địa hóa” đội tàu trong nước thông qua chương trình đóng mới tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thật sự là bước đột phá quan trọng nâng cao năng lực đóng mới của một số đơn vị trong Tổng công ty. Các đơn vị vận tải chủ yếu như Công ty vận tải biển Đông, Công ty Vận tải Viễn Dương Vinashin, Công ty Hàng hải Vinashin được đầu tư thêm các tàu chở container, tàu hàng cỡ lớn trên 610 TEU, 1016 TEU, tàu chở hàng dời, tàu chở dầu và khai thác được hiệu quả các tuyến trong nước cũng như quốc tế. Các đơn vị xây dựng trong Vinashin đã tự thiết kế và thi công thành công các công trình phục vụ đóng tàu quy mô lớn như: đà tàu 70.000 tấn, nhà xưởng sản xuất khẩu độ lớn, cầu tàu cho tàu 50.000 DWT… hàng loạt thiết bị chuyên dụng như cần cẩu sức nâng lên 150 tấn, dây chuyền làm sạch và sơn tổng đoạn trong nhà kín… được đầu tư đồng bộ.
Và không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước nhỏ bé, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam còn vươn mình ra trường quốc tế như các nước Trung Đông (Israel…), Đông Á (Trung Quốc…), Tây Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…), Bắc Âu (Cộng hòa Liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Điển…).
Với chỉ tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một thế lực lớn trong toàn ngành công nghiệp Tàu thủy thế giới ( đứng thứ 4) thì đấy chính là động lực rừ ràng nhất, mạnh mẽ nhất tỏc động đến từng con người cụ thể trong Tập đoàn nói riêng và toàn ngành Công nghiệp Tàu thủy nói chung phát triển để đạt được mục tiêu đó. Chương trình đào tạo và nội dung giảng dạy, đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập, chưa có sự gắn kết sâu rộng giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp đóng tàu. Và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cũng vậy, mới được thành lập cách đây 10 năm, chúng ta thua kém các nền công nghiệp tàu thủy phát triển trên thế giới cả về trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, lẫn tay nghề, kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn.
Điều này đã tạo ra một sức ép không nhỏ buộc các hoạt động đào tạo của cả Tập đoàn nói riêng và các tổ chức đào tạo khác trong nước phải phát triển và phát triển mạnh hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của Tập đoàn là theo kịp các nước có nền Công nghiệp Tàu thủy phát triển khác.
Hiện nay, với vị thế là một nước có nền công nghiệp đóng tàu đứng thứ 4 Châu Á, đứng thứ 10 thế giới về số lượng tàu đóng mới và tàu có trọng tải lớn; hàng năm nhu cầu bổ sung nhân lực cho toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam là vào khoảng 12.000 – 13.000. Hiện nay, trên thực tế Vinashin có tổng cộng 12 trường trung cấp nghề, kỹ thuật và nghiệp vụ được bố trí rải rác trên khắp 3 miền của đất nước; song số lượng đào tạo mới hàng năm của những trường này còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 11.000 – 15.000 học viên 1 năm. Lý do, công nghệ đóng tàu của ta càng ngày càng tiên tiến và hiện đại; và để các cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn bắt kịp với xu thế chung của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp tàu thủy thế giới nói chung thì việc tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn là điều tất yếu và cần phải làm thường xuyên, lâu dài.
Các đơn vị này, khi tiến hành mua một thiết bị kỹ thuật mới, tiên tiến đều thuê chuyên gia trong nước hoặc ngoài nước về tận đơn vị của mình để hướng dẫn, kèm cặp Cán bộ - Công nhân viên chức trong Tập đoàn sử dụng những thiết bị mới.
Tập đoàn sẽ xem xét và ký duyệt cho các đơn vị cử người đi học tại một số trường đại học trên cả nước như: Đại học Hàng Hải, Đại học Thủy Lợi, Đại học Kiến trúc, Đại học Công nghiệp…. Tập đoàn đó nhận thấy rừ vai trò của hoạt động đào tạo khi đã giành một số lượng lớn chi phí cho hoạt động đào tạo mới, nhằm làm tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nguồn nhân công mới phục vụ nhu cầu của Tập đoàn trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, Tập đoàn cũng rất quan tâm, chú trọng đến đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đang công tác tại Tập đoàn khi đã giành một phần không nhỏ cho hoạt động đào tạo nâng cao tại Tập đoàn.
Khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với định hướng phát triển ngành Công nghiệp Tàu thủy trở thành một trong những nước có ngành Công nghiệp Tàu thủy đứng đầu trên Thế giới thì đòi hỏi về chất lượng cán bộ công nhân viên chức trong Tập đoàn càng phải cao.
Tập đoàn đã xác định ra những điểm yếu của mình để tổ chức các lớp đào tạo nâng cao, nhằm khắc phục những điểm yếu đó. Nhưng tất cả những học viên khi ra trường lại đều rất bỡ ngỡ với công việc mà họ đã được đào tạo rất bài bản ở trường. • Cung cách giảng dạy của chúng ta còn nhiều bất cập, chưa tạo cho hinh viên một môi trường làm việc khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Về đào tạo nâng cao, công tác đào tạo vẫn còn mang tính tự phát, chữa cháy, yếu cái gì đào tạo cái đó, không có chiều sâu, mang tính lâu dài.
Nguyên nhân là do trong khi được đào tạo, các học viên thường nghiêng về lý thuyết nhiều hơn thực hành. • Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của cả giảng viên lẫn học viên. • Thứ hai, là do trình độ của giảng viên còn hạn chế chưa đáp ứng được với nhu cầu của thời đại.
Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động Tập đoàn phối hợp với các Ban chức năng, các Đơn vị để khảo sát nhu cầu đào tạo, liên hệ và lựa chọn các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp; báo cáo Tập đoàn xem xét nội dung, thời gian, số lượng học viên tham gia và chi phí cần thiết trước khi tiến hành các khóa đào tạo, bảo đảm đáp ứng chiến lược, mục tiêu đào tạo chung của Tập đoàn và tiết kiệm chi phí đào tạo.
Hiện nay, Tập đoàn đang tiến những bước tiến rất dài và vững chắc, các thiết bị công nghệ, phương pháp thi công mới, tiên tiến được sử dụng nhiều hơn ngang tầm thế giới nên việc có nhiều cán bộ công nhân viên không bắt kịp với xu thế phát triển của Tập đoàn là điều tất yếu và Tập đoàn cần nhanh chóng giải quyết thực trạng này. Là Tập đoàn kinh tế mạnh, phát triển đa ngành, đa nghề trong đó đóng tàu là ngành sản xuất kinh doanh chủ lực của Tập đoàn, bên cạnh đó các ngành vận tải biển, xây dựng, công nghiệp nặng là các ngành công nghiệp phụ trợ khác là những hướng phát triển chính của Tập đoàn từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Ngoài ra Trường còn là nơi nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhất để áp dụng vào thực tế sản xuất hiện nay của Tập đoàn; nơi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời là địa điểm giao lưu với các Trường, học viện chuyên ngành trong nước và quốc tế.
Hiện nay, trên cả nước có tất cả 8 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành có liên quan đến công nghiệp tàu thủy, vận tải biển, kinh tế biển… Nhưng tất cả các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang đào tạo những cái mình có chứ chưa hề đào tạo cái mà toàn ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang cần. Để làm được việc này, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam cùng với các trường cao đẳng, nghề của mình, các trường đại học có đào tạo các ngành có liên quan đến Công nghiệp Tàu thủy như: Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Thủy Lợi, Đại học Công nghiệp, Đại học mỏ Địa chất, Đại học Kiến trúc… với một số trường cao đẳng khác trên cả nước phối hợp. Tạo điều kiện để Tập đoàn xây dựng: Đại học Vinashin tại Hà Nội và các Trường đại học kỹ thuật chuyên ngành thuộc Đại học Vinashin tại các khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; các Trường Cao đẳng nghề tại các khu vực trên; đồng thời tạo điều kiện để Tập đoàn mở rộng và nâng cấp một số trường Trung cấp nghề hiện có để trở thành các trường trọng điểm trong khu vực, đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề cung cấp cho các đơn vị thành viên.