Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

    Số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ có các dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam thể hiện số lượng quốc gia mà các doanh nghiệp tiến hành đầu tư ở đó và nó cho thấy khả năng khai thác thị trường thế giới của các doanh nghiệp. Tỷ lệ các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong số các dự án đã được nhà nước cấp giấy phép càng cao thì điều đó chứng tỏ rằng dự án đó đã di vào giai đoạn hoạt động và găt hái được nhiều thành công trong kinh doanh và ngược lai, tỷ lệ này càng thấp thì chứng tỏ dự án còn đang trong giai doan đầu hay dự án không hiệu quả.

    NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP BƯỚC VÀO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

    Phía Doanh Nghiệp

    Khi thâm nhập vào một thị trường quốc gia khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục, tập quán và luật pháp nên đòi hỏi nguồn nhân lực của các doanh nghiệp phải có nhận thức sâu sắc về nhiều mặt, tính độc lập cao và kỹ năng xử lý tinh huống tốt. Nếu các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, trước khi đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp nắm được trình độ, tay nghề của đội ngũ nhân viên rồi mới tiến hành đầu tư ra nước ngoài thì chắc chắn rằng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp sẽ thành công.

    Phía Nhà nước

    Đối với các hoạt động nhập khẩu, nếu nước đầu tư giảm các rào cản nhập khẩu hàng hóa tư nước ngoài thi sẽ khuyến khích các công ty của họ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm thị trường tiêu thụ, sau khi sản xuât sản phẩm xong sẽ lại nhập khẩu vể nước. Các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các chủ đầu tư bao gồm các hoạt động tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết cho các nhà đầu tư ở nước ngoài như các hiệp định song phương và đa biên, hiệp định đánh thuế hai lần, các chính sáchđối ngoại của các nước đầu tư.

    KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

    Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

    Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã nhận định rằng: “Toàn cầu hóa kinh tế sẽ trở thành một xu thế tất yếu và con đường phát triển tốt nhất của Trung Quốc là phải hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa này”. Theo tinh thần đó, Trung Quốc đã khuyến khích các công ty trong nước, trước kia vốn là các đối thủ cạnh tranh, giờ đã liên kết lại với nhau, hoặc liên doanh với các tập đoàn lớn của nước ngoài, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

    Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc

    Ngoài các lĩnh vực trên, Tập đoàn khai thác dầu cát Athabasca (AOSC) của Canada thông báo Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina) sẽ mua 60% cổ phần thuộc hai dự án khu vực sông MacKay và khu vực Dover trị giá 1,7 tỷ USD, đánh dấu sự đầu tư lớn của Trung Quốc đối với việc khai thác dầu khí tại đất nước này. Mặt khác, với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc có tổng vốn vượt quá 30 triệu USD đều phải được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phê duyệt mới được triển khai thực hiện, đang là một khó khăn về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài mở rộng thị trường với quy mô lớn.

    Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

    Các tỉnh Tây Nam Trung Quốc giữ vai trò chủ yếu trong quan hệ kinh tế với các nước phía Nam không phát huy được lợi thế trong các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở Tây Nam Á. Tóm lại, Chương I đã đi sâu vào nghiên cứu một số cơ sơ lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, những điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam bước vào lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài và kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

    GIAI ĐOẠN 2000-2009

    CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

      Đã tư lâu, các nhà kinh tế trên thế giới cho rằng, nếu thực hiện tư do hóa đầu tư, tự do hóa thương mại sẽ góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa, vốn giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và phân bổ nguồn lực trên thế giới một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay, các hình thức bảo hộ có nhiều hình thức tinh vi hơn, phức tạp hơn như: các yêu cầu về vệ sinh môi trường, vệ sinh sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật hàng hóa. Thâm nhập thị trường nước ngoài đồng nghĩa với việc thị trường quốc gia được mở rộng, điều đó cũng có nghĩa là doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên, sản phẩm của các doanh nghiệp của các quốc gia đó sẽ được nhiều người sử dụng hơn, từ đó cũng nâng cao được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

      TÌNH HÌNH ĐẦU TỦ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI DOAN 2000-2009

        Sau khi nghị định đầu tiên quy định về luật đầu tư ra nước ngoài thì hoạt động này được các doanh nghiệp chú ý và nhận ra được lợi ích mà hoạt động này mang lại, thêm vào đó chính phủ ta cũng có các chính sách hỗ trợ cũng như thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nên số lượng dự án và quy mô dự án được tăng lên đáng kể, đến năm 2005 số lượng dự án đã tăng gấp 6,3 lần so với năm 1999, năm 2008 tăng gấp 10,5 lần so với năm 1999. Trong đó, đáng chú ý có một số dự án quy mô vốn trên 100 triệu USD, như: dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD, 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí của Công ty đầu tư phát triển dầu khí tại Madagascar với tổng vốn đầu tư 117,36 triệu USD, tại I-Rắc tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê của Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD, dự án đầu tư sang Singapore để đóng mới tàu chở dầu của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí với tổng vốn đầu tư 21 triệu USD,.

        Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép năm 2000 – 2008
        Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép năm 2000 – 2008

        ĐÁNH GIÁ

          Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Để cứu vãn được điều đó chúng ta có thể thực hiện sản xuất ở các thị trường mà ở đó sản phẩm của Việt nam còn rất mới (như đầu tư ở các nước kém phát triển hơn như Lào, campuchia.. hoặc những khe hở ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật..), doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc nâng cấp cải tiến sản phẩm, từ đó giúp sản phẩm của doanh nghiệp tồn tại lâu hơn. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam không chỉ có tác dụng lớn đối với tăng trưởng nền kinh tế mà còn giúp cho dân trí phát triển, mở mang tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài: đầu tư ra nước ngoài giúp người dân tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa, văn hóa của nhân loại, học hỏi sự tiến bộ, sáng tao trong lối sống văn minh, hiện đại của thế giới, giúp người dân Việt hiểu hơn về thế giới và thế giới cũng hiểu hơn về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam hơn.

          NGHIỆP VIỆT NAM

          • TRIỂN VỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
            • MỘT SỐ GIẢ PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
              • MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỜI NHÀ NƯỚC ĐỂ THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI

                Một mặt, tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam: đơn giản hóa các thủ tục và giảm bớt các phí tổ đối với việc nhập cảnh của các nhà khoa học và người điều hành kinh doanh nước ngoài, bời họ chính là những người mang phương tiện chuyển giao công nghệ tốt nhất, bí quyêtsanr xuất có hiệu quả cao thông qua các chương trình dào tạo và thực nghiệm mà họ cung cấp cho các nhà quản ly, công nhân viên của các doanh nghiệp. Công tác xúc tiến đầu tư trong những năm tới cụ thể là thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử.  Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể: Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi.