MỤC LỤC
Muốn vậy các nhà quản lý cần phải quan tâm đến các yếu tố như: những đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp, mức độ chuyên môn hoá của công việc, mức độ phức tạp của công việc, sự mạo hiểm và mức độ rủi ro của công việc hay mức độ hao phí về trí lực. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết tạo một khoảng cách nhất định lúc nào thì thoải mái, cởi mở với nhân viên lúc nào cần nghiêm túc để làm sao người nhân viên thấy tôn trọng người lãnh đạo đó vừa thấy gần gũi dễ gần vừa thấy nghiêm khắc chừng mực.
- Nhu cầu tự khẳng định mình: Đây là nhu cầu cao nhất trong hệ thống nhu cầu mà Maslow sắp xếp, nó là nhu cầu được trưởng thành và phát triển, muốn được tự hoàn thiện phát huy tiềm năng, năng lực của bản thân thành hiện thực. Maslow cho rằng, đối với từng cá nhân khác nhau thì những nhu cầu này sẽ khác nhau, điều này phụ thuộc vào mức độ quan trọng đối với mỗi cá nhân và có thể được thoả mãn bằng các phương tiện và cách thức khác nhau.
- Nhóm các yếu tố thuộc về công việc và bản thân người lao động: nhóm này bao gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thoả mãn trong công việc như các thành tích của người lao động và sự công nhận của tổ chức, trách nhiệm và sự thăng tiến đối với công việc của người lao động, sự phù hợp giữa khả năng cá nhân người lao động và sự thoả mãn trong công việc. - Nhấn mạnh tạo động lực, cần phân tích công việc hợp lý giúp người lao động cảm thấy cụng việc gõy được sự hứng thỳ, phõn định trỏch nhiệm rừ ràng và xác định quyền lợi trong tổ chức.
- Nhóm các yếu tố thuộc về tổ chức: như là các chính sách của công ty, các phong cách của người lãnh đạo, các cơ hội mà tổ chức đó tạo ra cho cá nhân người lao động. Hành vi tích cực thường sẽ được thưởng và có xu hướng lập lại, hành vi tiêu cực được hạn chế bằng các công cụ phạt và không được thưởng vì vậy có xu hướng giảm dần.
Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động.
Muốn người lao động hoàn thành tốt công việc của mình bên cạnh việc loại trừ những trở ngại, tổ chức cần cung cấp các công cụ lao động cần thiết phục vụ cho công việc của họ. Nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo và khả năng làm việc của người lao động, nhà quản lý cần tuyển chọn và bố trí người lao động vào những vị trí thích hợp sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn hay trình độ tay nghề của họ.
Tiền công là số tiền người lao động nhận được từ người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế hoặc số lượng sản phẩm làm ra hay khối lượng công việc hoàn thành, thường được áp dụng trả cho công nhân. “Phúc lợi xã hội là tiền hoặc vật chất hoặc điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên, khuyến khích người lao động và đảm bảo an sinh cho người lao động” (trang 112, giáo trình Tâm lý học lao động, trường ĐHKTQD).
Ngược lại nếu làm việc trong một tập thể không vui vẻ, không thoải mái tâm lý người lao động sẽ bị ức chế rất nhiều, nó sẽ tác động đến hành vi của họ dẫn đến kém hiệu quả trong công việc, năng suất lao động không cao. Bên cạnh những khuyến khích về tinh thần trên để tạo động lực cho người lao động thì còn có rất nhiều khuyến khích tinh thần khác như kích thích vai trò, vị thế người lao động, kích thích tâm lý nghề nghiệp, tâm lý cuộc sống, tổ chức các phong trào thi đua văn nghệ, thể thao hay tham quan dã ngoại cho người lao động..Những kích thích này đều tạo cho người lao động có một tâm lý an tâm, vui vẻ và thoải mái dẫn tới tăng năng suất lao động và hiệu quả lao động.
IV/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC. Vì vậy việc quan tâm và làm tốt công tác tạo động lực chính là đã đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho bản thân người lao động mà còn cho cả các tổ chức, các doanh nghiệp và cho xã hội.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC TRONG LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT.
- Giai đoạn 1970-1980: Giai đoạn đầu trường có tên gọi là trường Bổ túc và đào tạo cán bộ kiểm sát, đây là giai đoạn đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở trình độ trung cấp và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển thành trường Cao đẳng Kiểm sát. - Giai đoan 1996 tới nay: trong bối cảnh thực tế, trên cơ sở ra đời của Luật Giáo dục đã cho thấy mặt hạn chế trong công tác đào tạo của Trường Cao đẳng Kiểm sát, nếu tiếp tục đào tạo ở bậc cao đẳng sẽ làm hạ thấp mặt bằng trình độ cũng như xếp loại công chức dưới mức chuẩn của xã hội (công chức hệ B).
- Phòng Quản trị: Chịu sự quản lý trực tiếp của phó hiệu trưởng tài chính thực hiện chức năng quản lý tài chính và toàn bộ tài sản; xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị giảng dạy, làm việc; thực hiện công tác chăm lo sức khoẻ cho CBCC và công tác hậu cần. - Ba khoa bao gồm: Khoa Thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động Tư pháp (gọi tắt là khoa Kiểm sát Hình sự); Khoa Quản lý Hành chính Nhà nước và Khoa Kiểm sát hoạt động Tư pháp trong việc giải quyết các vụ án về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính gọi tắt là khoa Kiểm sát - Dân sự - Hành chính - Lao động hay Kiểm sát Dân sự.
Mặc dù vậy, nhằm đảo bảo cho việc thực hiện công tác quản lý cũng như công tác giảng dạy được thuận lợi, trường cũng đã trang bị các trang thiết bị để cán bộ, giảng viên được làm việc tốt hơn như máy vi tính, thiết bị phục vụ giảng dạy. Nếu như tính đến thời điểm đầu năm 2007, nhiều phòng ban trong trường vẫn chưa có đủ máy vi tính để làm việc, tất cả đều làm việc thủ công hoặc phụ thuộc một số ít máy nhất định thì sang tới năm 2008 hầu hết các phòng ban đều được trang bị đầy đủ đây là một nỗ lực rất lớn của trường.
Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ sở đào tạo mở các lớp hoàn chỉnh kiến thức cử nhân luật, các lớp bồi dưỡng kiến thức khác phục vụ cho công tác cán bộ của ngành theo kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm, Phòng Tổ chức - Hành chính) Có thể thấy số lượng mà trường đào tạo qua các năm tăng cao đây là do yêu cầu chung của việc hội nhập kinh tế quốc tế đất nước và cải cách tư pháp của ngành đòi hỏi trình độ chuyên môn của các cán bộ công nhân viên trong ngành cần phải được nâng cao về mọi mặt.
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn - Phụ lục 3) Khi được hỏi thì phần lớn người lao động ít quan tâm tới vấn đề này, chính họ cũng không biết mình có hài lòng với công việc hay không (chiếm 17,65%), số khác thì trả lời một cách chung chung là bình thường (chiếm 44,12%). * Đối với các phòng, ban: người lao động chưa tuân thủ nghiêm về giờ giấc làm việc, tình trạng đi muộn về sớm khá phổ biến.
Ban giám hiệu trường sẽ quyết định về tổng quỹ thu nhập tăng thêm và thực hiện chế độ trả lương thu nhập tăng thêm cho những cán bộ công chức và lao động hợp đồng từ một năm trở lên với các điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể trong bản Quy chế chi tiêu nội bộ như về phẩm chất chính trị cách mạng, giờ giấc, hoàn thành tốt công việc được giao và đảm bảo các nội quy quy định chung trong toàn trường. Thực tế khi điều tra về trình độ học vấn thì được mọi người trả lời với kết quả như sau: 44,12% CBCC trả lời trình độ học vấn của mình có phù hợp với công việc đang làm; 14,71% CBCC trả lời trình độ học vấn cao hơn công việc đang làm; 19,12% CBCC trả lời trình độ học vấn thấp hơn công việc đang làm và 22,06% CBCC có ý kiến khác trong đó nhiều người chỉ nói rằng trình độ học.
Hiểu được tầm quan trọng đó trường đã cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để cán bộ trong trường làm việc tốt hơn như nâng cấp, sửa chữa những khu nhà, phòng làm việc đã cũ hay trang bị những thiết bị, dụng cụ làm việc và dụng cụ giảng dạy cần thiết cho người lao động như trang bị máy vi tính, điện thoại cho các phòng. Chưa có sự rà soát chặt chẽ đội ngũ cán bộ trên cơ sở các chức danh công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để loại bỏ những lao động thừa không đủ năng lực và tuyển những lao động mới đáp ứng yêu cầu công việc hơn.
Để sắp xếp bố trí lao động phù hợp với công việc phải căn cứ vào các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, bản mô tả công việc và căn cứ vào trình độ công chức, phân định công việc cụ thể từng vị trí, bổ sung định biên những chỗ thiếu, loại bỏ những chỗ thừa. Qua đánh giá thực trạng tạo động lực tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho thấy bên cạnh những mặt đã làm được vẫn còn một số mặt hạn chế cần được khắc phục và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực góp phần thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, gắn bó với công việc, với trường nói riêng và với các cơ quan nhà nước nói chung.
Tạo động lực trong lao động là công tác cần thiết và quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất mà đối với cả các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Kính thưa các đồng chí, chúng tôi rất mong các đồng chí trả lời những câu hỏi dưới đây nhằm lấy ý kiến của các đồng chí về công việc, điều kiện làm việc của mình.