Đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên bộ chỉ thị

MỤC LỤC

Cơ sở thực tiễn

Các văn bản pháp luật

Tình hình nuôi trồng chịu nhiều rủi ro, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên đã và đang đặt ra cho người nông dân, các cấp chính quyền địa phương, cơ quan liên quan một bài toán hóc búa, cần phải kịp thời đưa ra các giải pháp áp dụng vào nuôi trồng, giúp cho người nông dân tránh và hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Với lợi thế là xã có diện tích tương đối rộng, lại có diện tích mặt nước đầm phá nên Quảng Công rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản xã đã xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phàn vào sự tăng trưởng kinh tế của xã cũng như tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều hộ ngư dân.

Bảng 3.2: Tình hình nuôi tôm sú tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2007-2009
Bảng 3.2: Tình hình nuôi tôm sú tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2007-2009

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội [6], [13]

    - Có lợi thế về vị trí và điều kiện tự nhiên: Nằm cách trung tâm huyện và thành phố Huế không xa thuận lợi cho xã trong việc trao đổi và tiêu thụ các hàng hóa nông sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và thông tin thị trường. - Điều kiện địa hình địa thế thuận lợi cho phát triển đa dạng nông nghiệp và thủy hải sản - Trên địa bàn xã có nguồn nước khá dồi dào, không những đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản của vùng. Quảng Công là xã không ngừng quan tâm đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động như: phát triển TTCN, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ và xuất khẩu lao động sang các nước Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Australia.

    Đây là thành tích đạt được của xã, là sự nỗ lực đi lên từ giá trị nông nghiệp sản xuất thấp kém không đủ trang trải cho cuộc sống, để cải thiện đời sống khó khăn cho bà con vươn lên khá giàu, góp phần làm giàu cho bộ mặt của toàn xã. - Hệ thống kênh mương nội đồng tỷ lệ bê tông hóa còn thấp nên tỷ lệ thất thoát nước lớn, vẫn còn nhiều nơi trên địa bàn xã vẫn chưa đưa được nước tưới vào, điều đó đã gây khó khăn rất lớn cho những khu vực không đưa nước vào được khiến họ không thể trồng màu, ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập để cải thiện tạo cuộc sống của người dân.

    Mô hình được lựa chọn để xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm Dựa vào CSKH và CSTT của vấn đề NTTS, chúng tôi chọn mô hình D-P-S-I-R để xây

    Đây là một lợi thế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đưa sản xuất nông nghiệp của xã theo hướng hàng hóa cũng như xuất khẩu lao động. - Hệ thống giao thông trên địa bàn khá hoàn chỉnh, đó là thuận lợi cho người dân trong việc vận chuyển các vật tư, cũng như đảm bảo cho khâu thu hoạch được diễn ra một cách thuận lợi hơn về mùa nắng cũng như mùa mưa. Mùa nhàn rỗi lao động phải đi nơi khác kiếm việc làm dẫn đến số lao động thì nhiều nhưng số lao động cố định tại địa phương thì ít.

    Mô hình được chọn được tạo ra bởi các nhân tố: động lực, áp lực, thực trạng môi trường, tác động, đáp ứng; và giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Thông qua mô hình, ta có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề liên quan đến NTTS, và biết được nguyên nhân-hậu quả của những tác động.

    Hình 4.2:. Mô hình lựa chọn xây dựng chỉ thị trong NTTS
    Hình 4.2:. Mô hình lựa chọn xây dựng chỉ thị trong NTTS

    Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

      Nhóm chỉ thị này được xây dựng bao gồm 4 chỉ thị, đề cập đến các vấn đề sau: hoạt động nuôi tôm muốn được tồn tại và phát triển tốt thì nó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai. Trong nhóm chỉ thị LP-TC, vấn đề quy hoạch cần phải đặt lên hàng đầu, vì nếu vùng nuôi tôm nằm trong vùng quy hoạch thì được sự kiểm soát chặt chẽ, hạn chế dịch bệnh và những tác động đến môi trường và tài nguyên. Mỗi hình thức nuôi được thực hiện nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, dù nó có diện tích rộng lớn thì ảnh hưởng của nó cũng sẽ ít hơn so với các hình thức với quy mô nhỏ, không tuân thủ các yêu cầu đề ra thì tác hại của nó sẽ rất lớn.

      Xác định các cấp độ bền vững của các hình thức nuôi dựa vào chỉ số SCI Chỉ số này nhằm giúp cho những nhà quản lý và những người dân có thể đánh giá, chọn lựa hình thức nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo được bền vững trong môi trường, đời sống nhân dân được nâng cao, bảo đảm trật tự an ninh xã hội. Dựa vào CSKH và CSTT để xây dựng Bộ chỉ thị trong NTTS, dựa vào việc xác định các chỉ thị và trọng số của nó, dựa vào ý kiến các nhà chuyên môn và dựa vào số liệu điều tra được, chúng tôi xác định được mức độ các hình thức nuôi tôm bền vững dựa vào chỉ số SCI. Khi hình thức nuôi có giá trị nằm trong khoảng từ 1,61 đến 1,85 có nghĩa là hình thức này đã và đang gây ra những ra những tác động nghiêm trọng cho môi trường như suy thoái môi trường, ô nhiễm các nguồn nước, đất,… và gây ra dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại thấp, ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

      Còn khi hình thức nuôi có giá trị nằm trong khoảng từ 1,86 đến 2,30 là hình thức không bền vững không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết, tác động không thể chấp nhận được, cần phải có sự can thiệp của những bên liên quan.

      Bảng 4.2: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị quy mô vùng nuôi
      Bảng 4.2: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị quy mô vùng nuôi

      Đánh giá các hình thức nuôi tôm dựa theo các chỉ thị

        Khi hình thức nuôi có giá trị nằm trong giới hạn từ 1,00 đến 1,35 nghĩa là hình thức nuôi này bền vững, đảm bảo những vấn đề về môi trường, KT-XH. Khi hình thức nuôi có giá trị nằm trong giới hạn từ 1,36 đến 1,85 là hình thức bắt đầu có dấu hiệu của sự tác động nhưng những tác động đó có thể bỏ qua và chấp nhận được. Sau khi có những thông tin cần thiết cho việc xây dựng chỉ thị, ta xác định điểm cho từng chỉ thị thông qua các giá trị đo đạc được từ phiếu điều tra.

        Sau đó, tính tổng điểm của mỗi nhóm chỉ thị và tính SCI được tính theo công thức dưới. Dựa vào giá trị của SCI có được ở các hộ nuôi, ta tiến hành đánh giá xem hình thức nuôi nào bền vững và cho kết quả tốt.

        Đánh giá các hình thức nuôi 1. Kết quả thu được

          Vì vậy, thời gian tới có thể xảy ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các vi sinh gây bệnh, chất dinh dưỡng trong thức ăn, các loại hóa chất sử dụng (mỗi khi dịch bệnh xảy ra, hàng tấn hóa chất và vôi dùng xử lý có chứa hàm lượng mangan hidroxit cao) tại các ao nuôi của hộ nuôi cũng như nguồn nước mặt xung quanh. Các hệ thống cấp nước và thoát nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các kênh mương chứa nước thải nếu không đảm bảo các vấn đề về kĩ thuật tốt thì điều đầu tiên sẽ gây cho môi trường nước, đất xung quanh và có thể thấm xuống nước ngầm. Quan trọng hơn trong những trường hợp nước thải ra bị bệnh chưa xử lý triệt để rồi thải trực tiếp ra đầm phá ảnh hưởng đến nước dùng cho sinh hoạt, trồng lúa (do nước bị nhiễm mặn), giảm sự đa dạng sinh học loài sinh vật thủy sinh đầm phá và đó là nơi tạo điều kiện cho việc lây truyền dịch bệnh.

          Các hệ thống phục vụ cho nuôi tôm: kênh mương, đê điều, ao chứa nước, ao xử lý nước,… phải được thiết kế hợp lý để lấy nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng không ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác và các khu vực xung quanh (trồng lúa, công nghiệp, nước cho sinh hoạt,…). Sự phát triển nghề nuôi tôm liên quan đến rất nhiều ngành như thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,… Do vậy, để đảm bảo cho việc phát triển nuôi tôm thì các cấp chính quyền có liên quan, đặc biệt là ngành thủy sản cần phải liên kết chặt chẽ với các ngành khác nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm và khắc phục những ảnh hưởng của nghề nuôi tôm gây ra cho những ngành khác.

          Bảng 4.10: Giá trị trung bình của SCI và các nhóm chỉ thị mỗi hình thức nuôi
          Bảng 4.10: Giá trị trung bình của SCI và các nhóm chỉ thị mỗi hình thức nuôi