MỤC LỤC
- Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. - Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm, nên số lượng các lớp đào tạo chưa được nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi về kinh doanh, am hiểu về luật lệ thương mại của các nước nhập khẩu cũng như những quy định của tổ chức thương mại Thế giới. - Tình trạng thiếu những cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu, cùng với những bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu, thực hiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sẽ dễ gây nên những rủi ro cho doanh nghiệp CBXK thủy sản Việt Nam nói chung.
- Sự hội nhập thương mại khu vực cũng như thế giới là điều kiện để chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới về lĩnh vực thủy sản, được hưởng sự ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đảng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại.
- Khả năng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tiếp tục tăng do diện tích và sản lượng nguyên liệu từ nuôi trồng, từ khai thác tăng lên trong thời gian tới. - Kinh tế thủy sản là lĩnh vực kinh tế đang được Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển trong những năm tới thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI. - Sự hội nhập thương mại khu vực cũng như thế giới là điều kiện để chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới về lĩnh vực thủy.
Vì vậy cần phải liên kết xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, áp dụng GAP, CoC..và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, trước mắt cần hoàn chỉnh quy hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh, vùng nuôi cá rô phi xuất khẩu. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm công tác xuất khẩu để mở rộng thị trường, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ nhằm một mặt hạn chế những rủi ro một khi các thị trường truyền thống biến động bất lợi, mặt khác tiếp cận với những thị trường mới có tiềm năng, lợi thế đối với công ty, đồng thời giữ vững những thị trường truyền thống hiện có. + Mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn: Khuyến khích các đơn vị chế biến thuỷ sản tìm kiếm các bạn hàng ở ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị tới người tiêu dùng, cũng như hỗ trợ các đơn vị trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tại các địa phương trong cả nước để đơn vị có kế hoạch xúc tiến, mở rộng thị trường.
+ Đối với các đơn vị chế biến thuỷ sản nội tiêu: Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến để làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiờu dựng như chả cỏ, chả mực, tụm nừn, bột canh thuỷ sản, cỏ phơi khụ tẩm gia vị, ruốc chua,…; Khôi phục, nâng cấp, cải tiến các công nghệ chế biến truyền thống; Đa dạng hoá sản phẩm với mục đích tận thu lượng nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng nhằm hạn chế thất thoát sau thu hoạch; Cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm không ngừng giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Cung cấp kinh phí cho ngành Thuỷ sản xây dựng Wedside và cho các đơn vị sử dụng miễn phí trong việc truy cập thông tin cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình lên mạng. - Tiến hành tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ theo hướng gắn kết giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ từng nhóm sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu về ATVS, thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc và hài hòa lợi ích của những người tham gia các công đoạn của chuỗi giá trị; đề cao vai trò của các tổ chức cộng đồng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. - Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể thành lập các công ty TNHH trên cơ sở tự nguyện đóng góp của các thành viên, trong đó cần đặc biệt quân tâm đến việc tập hợp những người trực tiếp sản xuất, những người chế biến tiêu thụ nguyên liệu và những nhà kinh doanh sản phẩm chế biến thuỷ sản để tạo thành chu trình sản xuất khép kín trong quá trình sản xuất thuỷ sản.
- Hướng dẫn các huyện, thành, thị các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản trên cơ sở cụ thể hóa chương trình phát triển thủy sản của Ngành. - Tổ chức công tác nghiên cứu và xúc tiến thị trường ở tầm vĩ mô, phối hợp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu tổ chức cung cấp thường xuyên và cập nhật thông tin đến cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan. - Chủ trì phối hợp với các Ban, Ngành liên quan trong việc xây dựng cụ thể các cơ chế chính sách về đầu tư, kinh phí xúc tiến thương mại và xác định nhiệm vụ đầu tư nhà nước, kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm để thực hiện chương trình.
- Tiến hành sơ kết thực tiễn hàng năm, kịp thời đề xuất các chính sách phù hợp và điều chỉnh các mục tiêu, biện pháp thực hiện chương trình tổng kết các mô hình tốt ở các địa phương để phổ biến rộng trong toàn tỉnh.
- Định hướng, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình nhằm đạt mục tiêu chương trình đã đề ra. - Hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đào tạo về kỹ năng tổ chức thông tin về thị trường và quản lý chất lượng đổi mới công nghệ.
- Tập trung và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nhà nước qua các kênh nghiên cứu khoa học, khuyến ngư, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn nhằm giải quyết các khâu chủ yếu để phát triển nhanh các nhóm sản phẩm chủ lực. - Giúp đỡ và thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu trên địa bàn theo quy định. - Tổ chức công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản tại địa phương.
- Hàng năm tiến hành sơ kết việc thực hiện chương trình, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, tổng kết việc thực hiện chính sách tại địa phương, báo cáo Sở thủy sản điều chỉnh kịp thời.
Ngoại trừ đối tượng nuôi tôm sú là có sản lượng cung cấp cho CBXK, cá rô phi có sản lượng nhưng chỉ mới tiêu thụ nội địa, còn các đối tượn khác nuôi còn nhỏ lẻ. - Mặc dù đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền, kiểm tra giám sát nhưng hiện tượng ngâm nước, dùng các hóa chất và phụ gia bảo quản không đúng quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vẫn còn. - Tuy nhiên các cơ sở chế biến chủ yếu dựa vào sức mình là chính, chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngoài các hoạt động khoa học từ nguồn kinh phí nhà nước, các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bao gói, bảo quản sản phẩm để nâng cao chất lượng, độ an toàn, hạ giá thành và đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng.
+ Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, phát triển ổn định và có hiệu quả. + Hình thành các khu chế biến thuỷ sản tập trung, nâng cao và hoàn thiện các nhà máy chế biến; Phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến tương xứng với tiềm năng thuỷ sản của từng vùng, từng địa phương. - Đó là việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển NTTS; áp dụng các quy trình nuôi sạch và bền vững; Tập trung phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
Giải pháp này đưa ra việc thực hiện các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vào quá trình sản xuất; áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để đa dạng hóa sẩn phẩm, tăng sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, tiện dụng đáp ứng yêu cầu thị trường.