Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545

MỤC LỤC

Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Quan niệm này cho thấy mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp là thắng thầu, sự cạnh tranh chỉ bó hẹp trong phạm vi một cuộc đấu thầu công trình, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì mỗi doanh nghiệp hàng năm đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với nhiều đối thủ khác nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định nghĩa như trên. Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công,.

Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của địa phương có dự án thi công,. Nếu như trước đây khi xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các cuộc đấu thầu chủ đầu tư thường chọn nhà thầu bỏ giá thấp, giá càng thấp thì khả năng trúng thầu càng cao mà không chú trọng đến các mặt khác và hậu quả là nhiều công trình kéo dài tiến độ thi công, chất lượng thấp kém ảnh hưởng nghiệm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thậm chí nhiều công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp

- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao vì nếu như trước đây sau khi trúng thầu nhà thầu sẽ được chủ đầu tư ứng cho một khoản vốn (thường là 10%) để thi công, nhưng hiện nay hầu như trong các hồ sơ mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công cho đến khi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được. Việc tìm hiểu môi trường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về thi công, vị trí địa lý, điều kiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật tư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, lao động phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực, thực phẩm, môi trường thiên nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

- Về tiến độ thi công, đây là khoảng thời gian cần thiết để nhà thầu hoàn thành dự án, với yêu cầu là tiến độ thi công được bố trí sao cho phải hết sức khoa học nhằm sử dụng tối đa các nguồn nhân lực sẵn có của nhà thầu và mang tính khả thi cao, đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục liên quan. Nếu thời gian thực hiện dự án càng dài thì chỉ tiêu này rất được coi trọng vì mục đích của một dự án không phải phục vụ cho một cá nhân mà chủ yếu nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc phát triển của một doanh nghiệp, một ngành hay một địa phương nào đó, do đó vấn đề này được chủ đầu tư đánh giá rất cao.

Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Ngày nay, đấu thầu được áp dụng trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiều nhất vẫn là

Theo đề nghị của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5, ngày 02 tháng 6 năm 2003, Xí nghiệp xây dựng công trình 545 được sáp nhập với Xí nghiệp xây dựng dân dụng & công nghiệp 576 và Xí nghiệp xây dựng công trình 577 vào Công ty Xây dựng công trình 519 và đổi tên thành Công ty Xây dựng công trình 545 theo QĐ số 1583/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, thủy điện; Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư khu đô thị; Đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT các công trình giao thông, thủy điện, điện công nghiệp; Sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác; Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công; Cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng; Sản xuất và kinh doanh điện; Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí; Du lịch lữ hành, nội địa và quốc tế; Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải; Tư vấn giám sát và thí nghiệm chất lượng công trình.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức quản lý

Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545 .1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công

Xác định chất lượng là vấn đề sống còn trong điều kiện kinh doanh hiện nay nên ban lãnh đạo công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng công trình, từ việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào đến việc nâng cao vai trò quản lý, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu công trình. Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu xây dựng, đối với sản phẩm xây dựng, do yêu cầu kỹ thuật nên không thể đốt cháy giai đoạn rút ngắn thời gian như các sản phẩm của các ngành khác được vì muốn đảm bảo chất lượng công trình thì phải có thời gian, chẳng hạn như sau khi đổ bê tông hay sau khi đổ cấp phối lu nền đường thì phải chờ một thời gian nhất định để đảm bảo độ đông kết, độ ổn định mới có thể thi công tiếp công đoạn tiếp theo.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty Xây dựng công trình 545

Nguyên nhân do công ty mới được thành lập 5 năm, không được Nhà nước cấp vốn ban đầu cũng như vốn bổ sung hàng năm như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác nên chưa tích lũy được nhiều so với các công ty đã có thâm niên hơn 20 năm, phần lớn những công ty này được thành lập từ thời kỳ bao cấp, họ được cấp đất đai, nhà xưởng, vốn được tích luỹ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và từ hiệu quả sản xuất kinh doanh qua rất nhiều năm. * Nhận xét: Qua hai bảng 2.7 và 2.10 và các chỉ tiêu tính toán được cho thấy máy móc thiết bị của công ty còn ít, các chỉ số đánh giá máy móc thiết bị của công ty ngoài chỉ số thời gian sử dụng của thiết bị là ở mức cao, còn lại các chỉ tiêu khác như mức chất lượng thực tế, năm sản xuất quy đổi (chỉ tuổi thọ), nước sản xuất quy đổi (chỉ mức độ hiện đại của công nghệ) đều ở mức trung bình hoặc trên trung bình một chút.

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản công ty năm 2004
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản công ty năm 2004

Nhà thầu 5

Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545

(Đối với các loại vật liệu chính, mức hao phí được tính bằng lượng (hiện vật) theo đơn vị đo thông dụng. Đối với các loại vật liệu phụ có giá trị nhỏ, khối lượng ít thì được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại vật liệu chính đã được định mức. Trường hợp đơn vị tính của vật liệu quy định trong định mức thi công khác với đơn vị tính của vật liệu trong định mức dự toán thì phải chuyển đổi đơn vị tính). Hiện nay, cũng như các đơn vị thành viên khác công ty vẫn dùng biểu trưng (logo) của Tổng công ty và để phân biệt với các đơn vị khác công ty có ghi kèm dưới biểu trưng là CECO 545, đây là tên viết tắt tiếng Anh của công ty, nó ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ nên có thể sử dụng được, tuy nhiên cần thiết kế lại mẫu chữ sao cho gây được ấn tượng hơn và nên có khẩu hiệu đi kèm dưới biểu trưng để thể hiện thông điệp của mình, đối với doanh nghiệp xây dựng thì khách hàng rất coi trọng đến chất lượng công trình.

Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành dự án hỗn hợp
Sơ đồ 3.1: Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý điều hành dự án hỗn hợp

Một số kiến nghị với Nhà nước

Các văn bản đều do Bộ trưởng GTVT ký cho các PMU giống nhau, nhưng với PMU 1 “là tổ chức kinh tế, thay mặt bộ làm chủ đầu tư” một số dự án; với PMU 18 “là tổ chức sự nghiệp kinh tế, thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông do Bộ giao”; với PMU Thăng Long là “cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản các dự án GTVT được Bộ ủy quyền” và với PMU. “Nói” phải đi đôi với “làm”: tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về PMU và dự án, chống tiêu cực đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh định mức kinh tế-kỹ thuật phù hợp, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản góp phần giảm bớt khó khăn đối với các hoạt động của PMU, nhà thầu và việc thực hiện các dự án hiện nay.