MỤC LỤC
Tổng quỹ lương tổ = tổng số lượng sản phẩm * đơn giá sản phẩm SX Từng tổ sẽ căn cứ vào bảng chấm công , bình bầu hệ số công nhân ( hệ số này căn cứ vào công việc của từng người , do mọi người trong tổ bình bầu ). Cuối tháng sau khi tính lương , kế toán phân xưởng chuyển số lương của phân xưởng lên phòng kế toán để kế toán tiền lương kiểm tra đối chiếu , tập hợp lương cho cả công ty. Nếu nói đến đối tượng lao động , yếu tố sức lao động thì không thể không nhắc đến yếu tố tư liệu lao động như CCDC , TSCĐ ( máy móc , thiết bị sản xuất ) trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Tại công ty cơ khí ô tô 3-2 khoản mục chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau : chi phí nhân viên phân xưởng , chi phí NVL dùng cho quản lý phân xưởng , chi phí CCDC sản xuất , chi phí khấu hao TSCĐ , chi phí dụng cụ mua ngoài và chi phí khác bẳng tiền. Hàng tháng căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm của từng loại TSCĐ , kế toán xác định số khấu hao tăng, giảm của từng loại tài sản cho từng đối tượng sử dụng theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ. Sau đó kế toán TSCĐ xác định số khấu hao phải trích trong tháng của từng loại TSCĐ , cuối tháng căn cứ vào số liệu đã tính toán , kế toán tiến hành lập và phân bổ số khấu hao TSCĐ.
Để tập hợp các khoản chi dịch vụ mua ngoài và khoản chi khác bằng tiền kế toán sử dụng các TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài” và TK6278 “chi phí khác bằng tiền” sau đó hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền như : chi phí điện nước, vận chuyển … đều được khoán định mức nhất định cho từng phân xưởng, mức khoán này do phòng kế hoạch ấn định dựa trên cơ sở các phiếu sản xuất đưa ra cho từng phân xưởng , kế hoạch sản xuất của từng phân xưởng. Căn cứ để tiến hành phân bổ chi phí SXC của hai phân xưởng này là các phiếu sản xuất do phòng kế hoạch đặt hàng , tiêu thức phân bổ cho mỗi phiếu sản xuất ( mỗi mặt hàng) là số giờ công toàn bộ để sản xuất mặt hàng đó.
Sản phẩm làm dở ở công ty quang trung được xác định là sản phẩm còn ứ đọng trong từng quy trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành , hoặc là những sản phẩm chưa tính vào khối lượng sản phẩm bàn giao trong kỳ , các doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty cơ khí quang trung nói riêng rất cần phải xác định đúng và đủ giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công việc tính , xác định giá trị sản phẩm làm dở phụ thuộc rất lớn vào đối tượng kế toán và đối tượng tính giá thành vì vậy mỗi phân xưởng có phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở riêng. Đối với phân xưởng sản xuất phụ đối tượng tính giá thành là các phiếu sản xuất hoàn thành , nên những phiếu sản xuất chưa hoàn thành đều là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đối với phân xưởng ô tô I , do đặc điểm của phân xưởng này bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô nên mang tính chất là kinh doanh dịch vụ chính vì vậy rất khó xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, và chi phí này phát sinh không lớn , không ảnh hưởng nhiều tới việc đánh giá tình hình SXKD cảu phân xưởng cũng như việc kiểm soát chi phí. Dck: chi phí SXKD dở dang cuối kỳ Dđk : chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Cvl : chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ Sht : khối lượng sản phẩm hoàn thành Sd : khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ. Đối với phân xưởng sản xuất phụ , đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành theo phiếu sản xuất nên tính giá thành tương tự như đối với đơn đặt hàng , toàn bộ chi phí tập hợp được trong phiếu sản xuất chính là giá thành sản xuất của sản phẩm .( bảng 20).
Đối với phân xưởng ô tô I , đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là theo phân xưởng ,phân xưởng này cũng không đánh giá chi phí dở dang , chính vì vậy toàn bộ chi phí phát sinh và tập hợp được của phân xưởng là giá thành sản xuất ( bảng 21 ). Đối với phân xưởng ô tô II , và cơ khí II , có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục , tuy nhiên nửa thành phẩm không bán ra ngoài, vì vậy công ty không đánh giá nửa thành phẩm ở các quy trình công nghệ , mà tập hợp chi phí cho cả quy trình và tính giá cho sản phẩm hoàn thành ( bảng 21).