Thực trạng chăn nuôi gia cầm và đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại Thái Nguyên

MỤC LỤC

Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá về thực trạng chăn nuôi, lưu thông giết mổ gia cầm ở một số huyện thành của tỉnh Thái Nguyên. - Xác định hiệu giá kháng thể ở gà và vịt sau tiêm phòng vaccin H5N1 (Trung Quốc).

Thời gian nghiên cứu đề tài

Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Thái Nguyên và định hướng phát triển trong thời gian tới

Những năm trước dịch cúm, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, thủ công và chăn thả tự do trong các nông hộ thì từ năm 2005 đến nay ngành chăn nuôi gia cầm đang chuyển dần sang chăn nuôi theo quy mô nuôi nhốt, mặc dù còn chậm nhưng cũng rất đáng khích lệ. Theo kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2004 – 2005 của tỉnh Thái Nguyên là chuyển dịch cơ cấu và quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung, giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ và thủ công, xây dựng vùng và cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học nhằm kiểm soát và khống chế được dịch cúm gia cầm.

Những hiểu biết chung về bệnh cúm gia cầm 1. Sơ lược về lịch sử phát triển của bệnh

Bệnh được tổ chức Dịch tễ Thế giới (OIE) liệt vào danh sách một trong bốn bệnh đỏ đặc biệt nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi trên toàn Thế giới do bệnh ngày càng trở nên phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi đồng thời làm chết nhiều gia cầm và hạn chế thương mại giữa các nước. Virus cúm có kích thước trung bình, đường kính 80-120nm, dài 200- 300nm, trọng lượng phân tử 4,6 – 6,4dal, trên kính hiển vi điện tử tương phản âm có dạng gần như hình cầu hoặc hạt mỏng, một số ít virus có dạng hình sợi có thể dài một vài naromet (nm), vỏ bọc là Glycoprotein gồm protein gây ngưng kết hồng cầu (kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H) và protein enzim có thụ thể - Neuraminidae (viết tắt là N).

Đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm 1. Đặc tính về nuôi cấy và lưu giữ virus

* Nhóm virus có độc lực thấp (LPAI): Là những virus phát triển tốt trong cơ thể gà nhưng không gây ra dịch cúm với các triệu chứng lâm sàng và không tạo ra bệnh tích đại thể, tốc độ lây lan chậm, tỷ lệ ốm và chết không đáng kể gọi là virus cúm thể độc lực thấp LPAIV (Low Pathogenic Avian Influenza Virus), (Lê Văn Năm, 2005) [20]. Kingsbury (1985), Fenner và cộng sự đã mô tả tóm tắt virus hấp thụ đối với các cảm thụ quan glycoprotein có acid sialic trên bề mặt tế bào, sau đó virus xâm nhâp vào tế bào qua receptor mediate endocytoci, nó bao gồm các exposure với nồng độ pH thấp trong endosom, dẫn đến sự thay đổi trong HA là sự kết hợp màng trung gian.

Dịch tễ của bệnh

Mặc dự chưa rừ virus diệt tế bào như thế nào nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy mô tế bào nuôi cấy bị nhiễm virus trải qua apotosis (quá trình chết theo sinh lý bình thường của tế bào cơ thể) đã bị đảo lộn, bị phá vỡ lập trình, apotosis trong cúm cũng được xác định. Trên Thế giới, đã nhiều Quốc gia xuất hiện dịch cúm gia cầm, có nước áp dụng chiến lược tiêm phòng vaccin, có nước tiến hành tiêu huỷ toàn bộ gia cầm theo bán kính rộng khi có gia cầm mắc bệnh hoặc có sự lưu hành virus nhưng việc giám sát sự lưu hành virus thường được thực hiện một cách rất thường xuyên.

Triệu chứng lâm sàng

Bệnh lây lan rất nhanh, gia cầm ủ rũ, xơ xỏc, giảm năng xuất trứng rừ rệt.

Giải phẫu bệnh lý

Ở ngan, vịt một trong hai lá phổi luôn bị viêm xuất huyết nặng và bị gan hoá, khi bỏ vào nước thì phổi bị chìm (khoảng trên 2/3 phổi bị chìm dưới mặt nước), tim bơi trong bao dịch thẩm xuất mầu vàng và bị xuất huyết điểm. Các biến đổi đặc trưng về tổ chức học bao gồm phù nề, xung huyết, xuất huyết và thâm nhập lympho đơn nhân ở cơ vân, cơ tim, lách, phổi, mào, tích, gan, thận, mắt và thần kinh.

Chẩn đoán bệnh

Phương pháp phổ biến nhất và cho kết quả nhanh nhất thường dùng hiện nay là sử dụng phản ứng RT - PCR (Reverse Transcription PCR): Lấy mẫu bệnh phẩm như phân, gan, lách, thận, dịch thẩm xuất, dịch ngoáy họng của gia cầm rồi sử dụng phản ứng RT - PCR để phân lập và giám định virus trong các phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn. Chú ý phân biệt với bệnh Newcastle, Chlamidia, một số bệnh do Paramyxovirus, bệnh Gumboro, IB, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, viêm xoang do vi khuẩn và dịch tả ở vịt, nhiễm E.coli cấp và bệnh tụ huyết trùng.

Điều trị bệnh

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh miễn dịch: Phương pháp ngưng kết hồng cầu (HI) hay phản ứng miễn dịch gắn men ELISA phát hiện kháng thể kháng virus cúm trong máu của gia cầm. + Virus lây lan rất nhanh và mạnh lại rất nguy hiểm, có thể lây nhiễm và gây bệnh cho tất cả các loại gia cầm, các loài chim hoang dã và một số động vật có vú khác, đặc biệt là con người.

Phòng bệnh

Theo Lê Văn Năm (2004) [19] thì ở nước ta muốn không có dịch bệnh cúm đòi hỏi các cơ quan chức năng phải ngăn chặn bệnh từ xa bằng việc kiểm soát chặt chẽ các loại động vật và sản phẩm động vật chăn nuôi nhập nội tại các cửa khẩu của đất nước và nếu ở đâu đó có sự xuất hiện bệnh cúm thì phải khẩn trương làm sạch ổ dịch bằng các biện pháp cứng rắn nhất. Trên cơ sở khoa học và những ý kiến của các nhà chuyên môn, qua thử nghiệm thực tế sử dụng vaccin phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm trong nước, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống bệnh cúm gia cầm đã quyết định: “Sử dụng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm như là một vũ khí quan trọng hộ trợ tích cực cho việc khống chế dịch bệnh tại Việt Nam”.

Nội dung nghiên cứu

- Bệnh phẩm phát hiện kháng thể là huyết thanh của gia cầm đã tiêm vaccin sau 21 ngày để xác định khả năng gây miễn dịch của vaccin. - Các loại môi trường, hoá chất, dụng cụ và máy móc khác như các loại tủ lạnh, tủ ấm, nồi đun, buồng cấy, máy hút chân không, máy ly tâm, máy trộn ống nghiệm, máy lắc đĩa, máy nhân gen, hệ thống điện di, buồng thao tác PCR, xilanh, bình bảo ôn.

Phương pháp nghiên cứu

Huyết thanh kiểm tra: Huyết thanh gà không xử lý bằng RDE, huyết thanh vịt xử lý bằng RDE chống hiện tượng ngưng kết hồng cầu không đặc hiệu và xử lý hồng cầu chống hiện tượng ngưng kết hồng cầu giả. Kháng huyết thanh đã xử lý để nguội rồi cho thêm 6 phần nước muối sinh lý (0,3ml huyết thanh + 1,8ml nước muối sinh lý), độ pha loãng kháng huyết thanh cuối cùng sẽ là 1/10.

Phương pháp lấy mẫu

Khi kiểm tra huyết thanh vịt thì sẽ có 1 giếng chỉ có huyết thanh và hồng cầu để kiểm tra hiện tượng ngưng kết hồng cầu không đặc hiệu. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng ngưng kết hồng cầu không đặc hiệu xảy ra với mẫu huyết thanh nào thì sẽ xử lý mẫu huyết thanh đó và kiểm tra lại bằng phản ứng HI.

Phương pháp xử lý số liệu

- Mỗi gia cầm chỉ được lấy một mẫu và cú ghi rừ địa chỉ chủ nuụi, ngày lấy mẫu, loài lấy mẫu, tổng số mẫu lấy, tuổi gia cầm lấy mẫu.

Thực trạng chăn nuôi và kiểm tra vệ sinh thú y trong lưu thông, giết mổ gia cầm tại Thái Nguyên

Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi dịch cúm gia cầm vẫn bùng phát với quy mô khác nhau ở nhiều địa phương trong cả nước thì đòi hỏi người chăn nuôi phải có bước đột phá trong cải cách cả về phương thức lẫn quy mô chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời các cơ quan chuyên môn và ngành chức năng phải hoạch định chiến lược và định hướng lâu dài phù hợp với từng địa phương cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, cùng với nó là phải bằng mọi hình thức như tờ rơi, tờ bướm, loa phóng thanh hay tập huấn… để thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến tận người chăn nuôi về hiệu quả của công tác tiêm phòng và công tác phòng chống dịch cúm cho đàn gia cầm cũng như nguy cơ mà dịch cúm A-H5N1 có thể gây ra cho con người. Như vậy, tỷ lệ gia cầm được Kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ - Kiểm tra vệ sinh thú y trong giết mổ và lưu thông còn ở mức thấp do thực trạng kinh doanh, lưu thông và giết mổ gia cầm của tỉnh Thái Nguyên còn khá tự do, chưa có các điểm giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn cho các huyện, thị và ngay trong Thành phố Thái Nguyên cũng chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế hiện nay nên khó kiểm soát, các hộ giết mổ gia cầm tự do bầy bán ở khắp nơi mà lực lượng Thú y không thể quản lý được cùng với việc thiếu sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ của các cấp Chính quyền địa phương.

Bảng 3.2. QUY MÔ ĐÀN GÀ NUÔI TRONG CÁC NÔNG HỘ
Bảng 3.2. QUY MÔ ĐÀN GÀ NUÔI TRONG CÁC NÔNG HỘ

Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm ở Thái Nguyên 1. Thực trạng bệnh cúm gia cầm trong những năm qua

Có thể nhận thấy rằng đợt dịch đầu tiên vào năm 2004 cũng vào thời điểm mà dịch lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta, nên ngay cả các ngành chức năng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống, bao vây và dập tắt dịch bệnh do đó dịch đã bùng phát và lây lan ở phạm vi rất rộng, làm chết và tiêu huỷ hàng chục triệu con gia cầm, gây thiệt hại một cách to lớn cho người chăn nuôi, riêng tỉnh Thái Nguyên đã có 172.288 con gia cầm chết và tiêu huỷ bằng 0,4% cả nước trong đợt dịch này và bằng 3,85% tổng đàn gia cầm của tỉnh. Theo chúng tôi, nguyên nhân có thể do những năm gần đây công tác tiêm vaccin phòng cúm gia cầm H5N1 cho đàn gia cầm được thực hiện thường xuyên và công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc cũng được thực hiện một cách hiệu quả nên tỷ lệ lưu hành virus trên đàn gia cầm có thể giảm xuống rất nhiều nhưng vẫn cao hơn so với kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007) [3] ở một số địa phương và một số cơ sở chăn nuôi năm 2007.

Bảng 3.12. TỶ LỆ XUẤT HIỆN BỆNH CệM THEO
Bảng 3.12. TỶ LỆ XUẤT HIỆN BỆNH CệM THEO

Tiêu bản mẫu swab dương tính

Đề nghị

Đối với những đàn không phát hiện thấy kháng thể hoặc có nhưng không đạt mức bảo hộ có thể tiêm lại hoặc tiêm bổ xung mũi 2 hay 3 nếu không thì phải có những phương án xử lý kịp thời để tránh sự xâm nhiễm của virus cúm gia cầm. Với thời gian và điều kiện kinh tế nên chúng tôi mới điều tra và nghiên cứu trên phạm vi hẹp, nên đề tài này cần được nghiên cứu tiếp, đặc biệt là sự lưu hành virus cùm và khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine phòng cúm của gia cầm để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng bệnh cúm gia cầm ở Thái Nguyên và hiệu quả của công tác phòng chống.