MỤC LỤC
Chiến lược doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp, thường đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa lâu dài(2). Trên cơ sở chiến lược chung của doanh nghiệp các chiến lược bộ phận phải căn cứ vào chiến lược của doanh nghiệp để xây dựng, điều chỉnh chiến lược sao cho đáp ứng được yêu cầu chung của doanh nghiệp, chiến lược chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược chung (hay còn được gọi là chiến lược tổng quát): là chiến lược đề cập đến những vấn đề quan trọng nhất, bao quát nhất, có ý nghĩa lâu dài và quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. - Chiến lược dựa trên những ưu thế tương đối: tư tưởng hoạch định chiến lược là dựa trên sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
+ Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường: Việc khai thác tối đa khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng các biện pháp như tiềm kiếm khu vực địa lý mới, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển công cụ mới hay khuyến khích sử dụng sản phẩm nhiều hơn,…. + Chiến lược bảo vệ thị phần: Các đơn vị dẫn đầu thị trường luôn bị đe dọa chiếm mất vị trí dẫn đầu, do đó cần phải có chiến lược để bảo vệ vị trí dẫn đầu của mình, đó là các chiến lược phòng thủ vị trí bằng cách luôn rà soát để có những chiến lược bảo vệ vị trí của mình, thường dùng các giải pháp như luôn điều chỉnh các hoạt động để giữ được chi phí thấp, dịch vụ hoàn hảo… nhằm giữ chân khách hàng; chiến.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại có nhiệm vụ là huy động vốn và cho vay, thì mục tiêu cụ thể hóa nhiệm vụ ở đây là huy động vốn và cho vay với tỷ lệ bao nhiêu, trong thời hạn bao lâu, số lượng và đối tượng khách hàng là ai… sao cho đảm bảo mục tiêu là có lợi nhuận. Là yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thực hiện các chế độ tiền lương, an toàn lao động, phân phối hàng hóa, quảng cáo, bảo vệ môi trường… của nước sở tại nơi đặt doanh nghiệp.
Ma trận các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation - IEF) Yếu tố bên trong (nội bộ doanh nghiệp) được xem là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố bên trong, nhà quản trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Image Matrix - CIM) Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá, so sánh công ty mình với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
Để đưa ra chiến lược phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trước hết chúng ta cần phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F). + Tên tiếng Việt: Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai + Tên tiếng Anh: Dongnai Food Processing Factory + Tên viết tắt và giao dịch: D&F.
Thực tế, trong thời gian qua một số tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản (Toyota, Nippon) và Canada cũng đã có những động thái nghiên cứu, thăm dò thị trường để chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư dự án chế biến thực phẩm tại Việt Nam. - Nhân rộng hệ thống phân phối ở tất cả các siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ. - Liên kết với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định và chất lượng tốt.
Do vậy, một số sản phẩm làm ra và cung ứng ra thị trường phù hợp với thị trường Châu Âu, chưa thật sự phù hợp với thị hiếu của thị trường Việt Nam, như dây chuyền sản xuất thịt tươi sống sau khi giết mổ phân loại thịt và đưa ngay vào xe lạnh để cung ứng cho khách hàng, tuy nhiên đối với thị trường Việt Nam ngoài các siêu thị và Cửa hàng của D&F thì những tiểu thương bán thịt khác không có thiết bị lạnh để bảo quản, nên thì từ xe đông lạnh nhiệt độ dưới 100C chuyển ra môi trường tự nhiên (trên 250C), thịt mau phân hủy, chất lượng. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của D&F: Thông qua cầu nối là Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai, là công ty con của Tổng công ty, D&F đã được giới thiệu đến các khách hàng thân thiết của Công ty CP Nông súc sản Đồng Nai để thâm nhập vào các nơi có khả năng tiêu thụ lớn như: Công ty TNHH Metro Cash (Bình Phú, An Phú và Biên Hòa), hệ thống chuỗi siêu thị của Sài Gòn Co.op, siêu thị BigC, siêu thị Vinatex và các bếp ăn ở các khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM,…. Qua trình bày trên và biểu đồ Hình 2.1, ta thấy sản phẩm D&F hiện nay tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống siêu thị, chiếm 90% sản lượng bán ra của D&F, do vậy sản lượng D&F bán ra quá phụ thuộc vào hệ thống siêu thị, D&F cần phải mở rộng các kênh phân phối khác và triển khai cung ứng cho các phân khúc thị trường có nhiều tiềm năng như nhà hàng - khách sạn, các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp… để phát triển thị trường và phát huy xây dựng thương hiệu D&F.
- Ngoài 2 kênh phân phối trên, theo kế hoạch D&F có một số phân khúc thị trường có thể phân phối trực tiếp, đây là những phân khúc thị trường có nhiều tiềm năng nhưng D&F chưa triển khai hoặc chỉ mới mức độ thăm dò, bao gồm phân khúc thị trường nhà hàng - khách sạn và các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp. Theo đó, D&F là nhà cung cấp cho hệ thống siêu thị cũng thực hiện chính sách này nghiêm túc (vì là doanh nghiệp Nhà nước) nên giá đầu vào của D&F tăng cao (theo giá thị trường) nhưng giá đầu ra không tăng hoặc tăng không đáng kể so với giá nguyên liệu đầu vào do thực hiện chính sách bình ổn giá. + Về tính hoạt động liên tục: Khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động liên tục của đơn vị, do khi gặp trường hợp bất thường không thể thanh toán ngay cho các chủ nợ ngắn hạn và các chủ nợ này có thể kiện ra tòa cho phá sản.
Ngoài ra, trong chương này cũng cho thấy các điểm mạnh cần phát huy như công nghệ hiện đại, vị trí thuận lợi; Điểm yếu cần khắc phục như công tác marketing, thị trường tiêu thụ, nhân sự thiếu kinh nghiệm; Cơ hội cần tận dụng như xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng hướng đến sản phẩm sạch, an toàn, tiện lợi, sự phát triển kinh tế thay đổi thói quen tiêu dùng, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm…; Nguy cơ cần phòng thủ như ngày càng có nhiều đối tác tham gia thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng, sản phẩm nhập khẩu thay thế. Mục tiêu của Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế là: Đến năm 2015, các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, có tác động rừ rệt và toàn diện tới việc cải thiện tỡnh trạng an toàn vệ sinh thực phẩm; Đến năm 2020, về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Theo kế hoạch của Tổng công ty giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 thì đến năm 2015 hoàn chỉnh chuỗi cung ứng thực phẩm khép kín từ trang trại đến bàn ăn, trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm nằm trong tốp lớn nhất của cả nước, trong đó D&F đóng vai trò trọng yếu trong chuỗi cung ứng này, đó là D&F sản xuất thịt tươi, thực phẩm chế biến và đưa ra thị trường sản phẩm sau cùng, làm đầu mối tiêu thụ và định hướng chăn nuôi cho các công ty thành viên khác trong Tổng công ty.
Bên cạnh việc sử dụng nguyên liệu từ các thành viên trong chuỗi, D&F phải có phương án xây dựng vùng nguyên liệu riêng để sử dụng nguyên liệu sạch nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp khi đơn vị cung ứng nguyên liệu của Tổng công ty gặp sự cố thì D&F cũng ngưng hoạt động (ảnh hưởng theo hiệu ứng dây chuyền). Theo tác giả đề xuất chọn cơ cấu tổ chức gồm Chủ tịch Công ty, Giám đốc và Kiểm soát viên là phù hợp với tính chất ngành nghề đặc thù của D&F là có thể quyết định nhanh trong các vấn đề liên quan, thích ứng với thị trường kịp thời, trong khi đó mô hình tổ chức theo Hội đồng thành viên rất khó ra quyết định nhanh (vì Hội đồng thành viên thường chỉ họp theo định kỳ mỗi năm hai lần, ngoại trừ họp đột xuất). Qua phân tích trên, tác giả đề xuất chọn đối tác là nước ngoài do những hạn chế của đối tác nước ngoài về văn hóa thì có biện pháp khắc phục được, các hạn chế khác mang tính tức thời, ngắn hạn trong thời gian đầu và nếu được hợp tác gia công cho đối tác nước ngoài thì D&F có thể phát triển và trưởng thành hơn nhiều mặt kể cả bên trong, bên ngoài và từ kỹ thuật đến kinh doanh.