MỤC LỤC
Khi tìm hiểu về các sản phẩm sản xuất của một đơn vị, kiểm toán viên sẽ thu thập các thông tin liên quan đến quy trình sản xuất như tập hợp chi phí, phân bổ chi phí, hạch toán hàng tồn kho…, kiểm toán viên sẽ xác định được các vùng cần chú ý đặc biệt (bộ phận kinh doanh, bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận tính giá thành sản phẩm…), các kỹ năng kiểm toán cần thiết như: cách chọn mẫu kiểm tra, cách đặt câu hỏi khi phỏng vấn…. Trong trường hợp doanh nghiệp có hàng tồn kho được gửi tại kho của bên thứ ba, kiểm toán viên cần thu thập những thông tin có liên quan như hợp đồng, biên bản giao nhận hàng tồn kho…, đồng thời lên kế hoạch tham gia kiểm kê để đảm bảo rằng lượng hàng tồn kho đó có thực và thuộc sở hữu của doanh nghiệp, và tránh những trường hợp doanh nghiệp khai giảm hàng tồn kho, hoặc không đầy đủ số hàng mang đi gửi.
- Chọn mẫu đếm lại (thường chọn một số mặt hàng đặc biệt như mặt hàng có giá trị cao, nhạy cảm với gian lận, hàng tồn kho chọn từ hàng tồn kho thực tế, hàng tồn kho trên bảng kiểm kê hay sổ sách…) và ghi chép đầy đủ chi tiết trên giấy làm việc để sau này đối chiếu với theû kho. Khi khách hàng có sổ sách thường xuyên ghi chép các chi phí đơn vị của những lần mua vào thì kiểm toán viên nên khảo sát quá trình định giá bằng cách đối chiếu chi phí đơn vị với sổ sách thường xuyên hơn là với hoá đơn của người bán, sau đó tính toán lại trên sổ chi tiết. Chi phớ mới nhất của một mặt hàng tồn kho được chỉ rừ trờn hoỏ đơn của người bỏn của chu kỳ đú là cách làm hữu ích để kiểm tra chi phí thay thế, nhưng cũng phải xem xét giá trị tiêu thụ của mặt hàng tồn kho và ảnh hưởng khả dĩ của sự dao động nhanh về giá.
* Việc ứơc tính chi phí sản phẩm dở dang thường có liên quan đến những phần hành kiểm toán khác, vì vậy khi thực hiện ứơc tính, kiểm toán viên phải chú ý để loại bỏ những điều chỉnh, sai sót có liên quan đến các khoản mục này nhằm có được số ứớc tính hợp lý. Ngoài ra, kiểm toán viên củng nên chọn những hoá đơn cuối cùng của niên độ và các hoá đơn đầu tiên của niên độ kế tiếp có liên quan đến việc nhập xuất hàng tồn kho để kiểm tra đối chiếu với sổ chi tiết để đảm bảo là đơn vị đã hạch toán đúng niên độ.
Đối với khách hàng Đông Phương, đến thời điểm kiểm toán 31/12/2004, trên cơ sở những thông tin đã lưu trữ ở Hồ sơ thường xuyên, kiểm toán viên chỉ phỏng vấn xem khách hàng có những thay đổi nào không và lập kế hoạch chi tiết cho năm này. Mỗi sản phẩm đều có một quy trình sản xuất khác nhau nên sẽ có một bộ phận (xưởng) theo dừi khỏc nhau, tương ứng sẽ cú hệ thống tài khoản riờng biệt để hạch toỏn.Vỡ đặc điểm của đơn vị là sản phẩm này có thể sử dụng là nguyên liệu cho sản phẩm kia nên từ tài khoản 155 hoặc 154 chi tiết của sản phẩm này có thể có đối ứng với TK 152 chi tiết của sản phẩm kia. Trong quá trình kiểm toán tại khách hàng, dựa trên những chứng từ sổ sách thu thập được và phỏng vấn nhân viên Công ty để qua đó có những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu có), chứ công việc này chưa được thực hiện trong hồ sơ kiểm toán.
Theo đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ và tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như những hiểu biết có được trong những niên độ trước, mức trọng yếu được các kiểm toán viên AFC xác định là 1% trên tổng doanh thu. Mặc dù theo chương trình kiểm toán của BDO có phần xác định mức độ rủi ro kiểm toán, song Công ty chưa có quy định cụ thể cũng như chưa có khoá huấn luyện về việc xác định rủi ro kiểm toán.
So sánh đơn giá của sản phẩm và số dư cuối kỳ của hàng tồn kho với năm trước KTV lập bảng phân tích biến động số dư cuối kỳ của các mã hàng Thành phẩm và nguyên vật liệu, so sánh cả về số lượng ,đơn giá và giá trị của từng mặt hàng. Kết quả: Đơn giá của hầu hết thành phẩm tăng nhanh ngoai trừ đơn giá của D.Knitting giảm 0.15 USD, tương ứng giảm 13,61% vì gía nguyên vật liệu đầu vào của D.Knitting là POY và FDY tăng lần lượt 15% và 6%. CPSXDDCK = (CPSXDDĐK + Phát sinh tăng) x tổng hệ số quy đổi theo sp chuẩn (Tổng số lượng sản phẩm quy đổi + tổng hệ số quy đổi theo sản phẩm chuẩn) * Hệ số quy đổi được phòng sản xuất cung cấp hàng tháng.
Khi kiểm tra về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của khách hàng Đông Phương, kiểm toán viên đã không thể thu thập đầy đủ 100% mẫu mà chỉ chọn 73,45% để kiểm tra rồi tớnh cho toồng theồ. Sau khi xem xét toàn bộ quá trình kiểm toán hàng tồn kho, kiểm toán viên chịu trách nhiệm khoản mục này sẽ lập lại một bảng tổng hợp số liệu sau khi đã có những bút toán điều chỉnh. Tại AFC, để thực hiện việc xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán, các kiểm toán viên lập bảng Post Balance Sheet Events Review và tiến hành phỏng vấn các nhân viên của khách hàng nhằm đảm bảo những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ (nếu có) đều được ghi nhận.
Sau khi chủ nhiệm kiểm toán ký duyệt hồ sơ kiểm toán, dựa trên kết quả kiểm toán và những bảng tổng hợp sau điều chỉnh, nhóm trưởng sẽ phân công cho kiểm toán viên phụ hoặc trợ lý kiểm toán tiến hành lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Sắp tới, để nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là những khách hàng là công ty nước ngoài hoặc những khách hàng do BDO giới thiệu, toàn bộ hồ sơ kiểm toán của AFC sẽ được trình bày bằng tiếng Anh. Nhận thức được hàng tồn kho là khoản mục có khả năng xảy ra sai sót cao, chiếm thời gian nhiều trong một cuộc kiểm toán, nên phần này thường do những kiểm toán viên hay trợ lý kiểm toán có kinh nghiệm đảm nhiệm. Trên bình diện quốc tế, các cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế đang soạn thảo và ban hành các quy định để kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết.
Vấn đề này đặt ra yêu cầu Công ty cần nghiên cứu việc đa dạng hóa dịch vụ, triển khai các loại hình dịch vụ mới, đầu tư phát triển nhân sự, đặc biệt là việc phát triển đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được những hợp đồng mà khách hàng là doanh nghiệp đặc thù. Vào mùa kiểm toán, nhu cầu về thiết bị phục vụ cho công tác kiểm toán, đặc biệt là việc trang bị máy tính xách tay giúp kiểm toán viên phân tích số liệu khi xuống kiểm toán tại khách hàng vẫn còn thiếu.
* Đối với những khách hàng nhỏ và quen thuộc: Do giới hạn về mặt thời gian và để tiết kiệm chi phí, việc lập kế hoạch chỉ được thực hiện ở năm đầu tiên, sang năm sau, công việc này chỉ đơn giản làứ cập nhật cỏc hệ thống kinh doanh của khỏch hàng, xỏc định cỏc vấn đề quan trọng về kế toán và kiểm toán, cuối cùng là lập chương trình kiểm toán và phân công công việc cho các kiểm toán viên. Việc này có thể tốn kém, nhưng xét về lâu dài thì đào tạo và cập nhật thường xuyên cho các kiểm toán viên về những kiến thức và phương pháp kiểm toán hiện đại, nhất là các kỹ thuật phân tích, là cơ sở cho sự phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả thực sự của cuộc kiểm toán. Đối với việc sử dụng các thủ tục phân tích trong kiểm toán, Công ty cần nghiên cứu ban hành thêm những quy định nội bổ có tính chất chi tiết hơn, cụ thể hơn và tính pháp lệnh hơn để hướng dẫn nhân viên kiểm toán cách thức và phương pháp thực hiện, cần nêu bật tầm quan trọng của nó mà mỗi kiểm toán viên phải nắm bắt được để sẵn sàng cho yêu cầu mới của công tác kiểm toán.
Do thủ tục phân tích là thủ tục kiểm toán không đi sâu vào từng nghiệp vụ cụ thể mà chỉ có tác dụng ở mức độ tổng thể, bằng chứng kiểm toán từ thủ tục phân tích là loại bằng chứng do kiểm toán viên tạo ra nên có thể sẽ không cho một giá trị cao nếu kiểm toán viên không trình bày được đầy đủ các cơ sở quan trọng cho kết luận rút ra từ thủ tục phân tích mà kiểm toán viên đã thực hiện. Để hỗ trợ kiểm toán viên tiến hành công việc đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm được chi phí, thời gian, theo như chính sách đã đề ra, công ty quy định kiểm toán viên phải sử dụng các phần mềm kiểm toán tiên tiến như: : BDO compass, CaseWare, CaseView, IDEA, đặc biệt khi kiểm toán cho những khách hàng do BDO giới thiệu.