MỤC LỤC
Theo mô hình này, ở đơn vị tổ chức kế toán riêng được thành lập phòng kế toán cơ sở để thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh tại đơn vị mình và định kỳ lập báo cáo tài chính để gửi phòng kế toán tài chính Tổng Công ty. Còn ở cơ sở không tổ chức hạch toán riêng thì phòng kế toán Tổng Công ty bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán, thu nhận và kiểm tra chứng từ để cuối kỳ kế toán gửi các chứng từ về phòng kế toán Tổng Công ty.
Hiện nay, để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, các đơn vị kinh doanh thuộc công ty mẹ Tổng công ty đã chủ động hơn trong việc giao dịch với khách hàng để ký kết hợp đồng, các mặt hàng bán buôn chủ yếu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội là máy móc thiết bị, phụ tùng xe máy, hàng gia dụng điện máy… Hai hình thức bán buôn được áp dụng chủ yếu ở Tổng công ty là bán buôn vận chuyển. Đối với phương thức bán buôn hàng hóa, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cho phép khách hàng có thể lựa chọn các hình thức thanh toán khác nhau như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản qua ngân hàng…Tùy thuộc vào từng khách hàng Tổng công ty có thể cho phép hàng thanh toán chậm sau một thời gian được quy định trong hợp đồng.
Bộ phận mua hàng lập “Phiếu nhập kho” theo số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn GTGT của nhà cung cấp, thủ kho sau khi kiểm kê số lượng hàng hóa sẽ ghi số lượng hàng hóa thực nhập vào “Phiếu nhập kho”. Đơn giá của hàng hóa ghi trên “Phiếu nhập kho” là giá mua hàng hóa trên hóa đơn GTGT của nhà cung cấp không có VAT trừ chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán.
Đối với phương thức bán lẻ hàng hóa, khi khách hàng mua hàng hóa trên 100.000 đ hoặc dưới 100.000 đ nhưng khách hàng yêu cầu hóa đơn, kế toán tại quầy hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa bán lẻ như bình thường cho khách hàng. Khi khách hàng mua hàng dưới 100.000 đ và không yêu cầu có hóa đơn, kế toán tại quầy hàng sẽ lập “ Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ” trong đó ghi đầy đủ số lượng và đơn giá bán của số hàng hóa bán lẻ chưa có hóa đơn và nộp bảng kê này lên phòng kế toán Tổng công ty. Kế toán hàng hóa căn cứ vào hóa đơn GTGT vào phần mềm “Kế toán bán hàng và công nợ phải thu” và nhập dữ liệu vào phần “Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho”.
Khi xuất hiện hợp đồng bán buôn hàng hóa, kế toán bán hàng tiến hành lập hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho cho số hàng hóa trong hợp đồng. Đối với các khách hàng mua với số lượng lớn nhưng ít chủng loại hàng hóa, trên hóa đơn GTGT sẽ ghi trực tiếp số lượng, đơn giá, thành tiền của từng mặt hàng. Đối với những khách hàng mua hàng với nhiều chủng loại hàng hóa, kế toán chỉ ghi tên chung của các mặt hàng trên hóa đơn GTGT và lập Bảng kê chi tiết đính kèm, bảng kê này trùng với hóa đơn GTGT về số lượng hàng hóa, giá trị hàng hóa, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán và có chữ ký đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
Tên, nhãn hiệu, quy cách hàng hóa: Chảo chống dính 18mm Đơn vị tính: Chiếc.
Nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, lựa chọn phương thức bán hàng thích hợp Tổng công ty Thương mại Hà Nội còn thực hiện các biện pháp thu hút khách hàng như cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và cho phép khách hàng trả lại hàng hóa khi hàng không đảm bảo yêu cầu. Căn cứ vào biên bản kế toán hàng hóa xác định số tiền giảm giá cho khách hàng trừ trực tiếp vào khoản phải thu khách hàng (trong trường hợp chưa thanh toán tiền hàng) hoặc thanh toán bằng tiền mặt (trong trường hợp khách hàng đã thanh toán tiền). Kế toán tổng hợp vào phần hành “Kế toán tổng hợp” chọn “Cập nhật số liệu” rồi chọn “Phiếu kế toán” để lập “Phiếu kế toán” (Biểu số 2.16 )làm chứng từ gốc cho bút toán phân bổ và kết chuyển chi phí thu mua cuối kỳ.
Có ba hình thức thanh toán với khách hàng được áp dụng tại Tổng công ty đó là thanh toán ngay, trả trước và trả chậm, trong đó hai hình thức được áp dụng chủ yếu là thanh toán ngay và trả chậm. Thủ quỹ tiến hành thu tiền theo phiếu thu và ký xác nhận đã thu đủ số tiền, sau đó phiếu thu được chuyển về cho kế toán làm căn cứ ghi sổ, kế toán tập hợp các phiếu thu và trình kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Do số tiền phát sinh trong nghiệp vụ bán buôn hàng hóa lớn nên trình tự luân chuyển Phiếu thu như sau: Kế toán tiền mặt lập Phiếu thu thành 3 liên, ký xác nhận rồi chuyển Phiếu thu cho Kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị xem xét, ký duyệt, sau đó Phiếu thu được chuyển cho Thủ quỹ thu tiền và ký xác nhận.
Khi khách hàng thanh toán nợ cho Tổng công ty, kế toán căn cứ vào phiếu thu, giấy báo Có để nhập dữ liệu vào máy tính. Phần mềm kế toán sau đó sẽ chuyển thông tin sang các sổ kế toán có liên quan. - Sổ chi tiết TK 1311VH- Phải thu công ty TNHH TM&DV Việt Hàn - Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng.
Khi bán hàng, căn cứ vào hóa đơn GTGT lập cho số hàng hóa bán ra, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ kết chuyển số liệu vào sổ chi tiết TK3331, sổ cái TK3331, và lên “Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa bán ra”. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc như Phiếu chi, hóa đơn GTGT, bảng thanh toán tiền lương…nhập dữ liệu vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ tự động kết chuyển số liệu lê sổ chi tiết TK 641, nhật ký chứng từ số 8, sổ cái TK 641 và các sổ có liên quan. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp căn cứ vào các bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ để lập Phiếu kế toán làm căn cứ cho các bút toán phân bổ chi phí bán hàng.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tự khẳng định mình bằng những kết quả đã đạt được trong suốt những năm qua: hoạt động kinh doanh có lãi và không ngừng phát triển về qui mô, mở rộng thị trường, phát huy lợi thế so sánh trong hợp tác và phân công lao động để thành công ở thị trường trong nước và quốc tế. Qua thời gian thực tập tại phòng Kế toán – Ban Kế toán và Kiểm toán Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đặc biệt đi sâu nghiên cứu về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa, em nhận thấy có nhiều ưu điểm cần được tích cực phát huy tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Điều này là do Tổng công ty áp dụng chính sách trả chậm với các khách hàng lâu năm, nếu thanh toán trong thời gian thỏa thuận khách hàng không phải trả lãi nhưng nếu thanh toán ngoài thời hạn đó thì phải chịu một số tiền lãi trên tổng giá thanh toán, do đó kế toán thường đợi đến khi hợp đồng kinh tế được thanh lý thì mới tiến hành lập hóa đơn GTGT và hạch toán lãi trả chậm (nếu có) một thể.
Thứ sáu, Tổng công ty không sử dụng các tài khoản 521, 531, 532 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu mà điều chỉnh trực tiếp qua tài khoản 511 gây khó khăn cho việc quản lý chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu. Nhờ đó có thể xác định được kết quả tiêu thụ của từng nhóm mặt hàng, biết được việc kinh doanh mặt hàng nào hiệu quả, mặt hàng nào kém hiệu quả để có biện pháp khắc phục và ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Thứ hai, đối với các hàng hóa trong kho của Tổng công ty, dù thời gian lưu kho và giảm giá so với giá trị thuần có thể thực hiện được không nhiều kế toán vẫn phải tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số hàng hóa bị giảm giá.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội, em đã có cơ hội nghiên cứu việc áp dụng lý luận vào thực tiễn và tìm hiểu cụ thể về quá trình hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại một Tổng công ty. Qua việc tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” em đã thấy được vai trò vô cùng quan trọng của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với các công ty kinh doanh thương mại nói chung và Tổng công ty nói riêng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Kế toán- Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán, phòng Tổ chức nhân sự Tổng công ty Thương mại Hà Nội và cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái đã chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này!.