Định hướng phát triển chăn nuôi lợn bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn 1. Một số khái niệm cơ bản

+ Phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng : là phương thức chăn nuôi khá phổ biến nhất là ở những vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào chăn nuôi nên yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc các phế, phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn công nghiệp chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít để phối trộn với các loại thức ăn sẵn có khác [27]. Quan điểm về phỏt triển chăn nuụi được nờu rừ trong chiến lược phỏt triển chăn nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu..” [7], với mục tiêu chung: “Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu” [17]; “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [17].

Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn

- Chăn nuôi gia trại: phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà Nam, ..) và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10% đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt th - ường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng cho lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ [18]. - Chăn nuôi trang trại: đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt các tỉnh ĐNB, ĐBSH và Đồng bằng sông Cửu Long; chiếm khoảng 10-15% về đầu con, 20-25% về sản l ượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 ngàn lợn nái bố mẹ/1 trại); hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp; con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu; các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự động,.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế

Với lượng mưa và hệ thống sông ngòi nói trên là điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết nước ngầm cho chăn nuôi lợn và tưới tiêu; đồng thời chủ động trong việc sản xuất các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi cũng như bố trí đa dạng vật nuôi nhưng cũng dễ gây ngập úng, lũ lụt, ẩm ướt nên dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh. Mặc dù mức tăng không lớn, nhưng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong những năm gần đõy đó đạt được những thành tựu đỏng kể và chuyển biến rừ nét, một bộ phận SX nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang SX hàng hoá; cơ cấu cây trồng, vật nuôi có sự chuyển biến mạnh, bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu

Cơ cầu sản lượng sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong mỗi huyện chúng tôi chọn 03 xã, mỗi xã chọn ra 30 cơ sở chăn nuôi đại diện để thu thập số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn. Các cơ sở này được chọn ngẫu nhiên từ nhóm cơ sở chăn nuôi với các loại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi khác nhau. Huyện Nam Đông. Trong hai huyện này chúng tôi chọn huyện Nam Đông để khảo sát vì vừa đại diện cho huyện có số lượng đàn lợn ít và có đầy đủ các quy mô chăn nuôi khác nhau, mặt khác giao thông đi lại thuận lợi hơn. Trong huyện Nam Đông chúng tôi cho 3 xã đại diện là Hương Phú, Hương Hoà và Thượng Long. Thị xã Hương Thuỷ. Vùng đồng bằng trung du của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các huyện, thị xã Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành phố Huế. Trong đó Hương Thuỷ là một trong những địa bàn đồng bằng, ở cạnh trung tâm đô thị Huế có hoạt động chăn nuôi lợn phát triển với đầy đủ loại hình, quy mô và số lượng;. Trong Thị xã Hương Thuỷ chúng tôi chọn 3 xã Thủy Vân, Thủy Phù và Thủy Phương đại diện cho các tiểu vùng sinh thái khác nhau để điều tra các hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ. Huyện Quảng Điền. Vùng đầm phá, ven biển của tỉnh bao gồm 2 huyện là Quảng Điền và Phú Vang. Số lượng đàn lợn ở hai huyện này có sự khác nhau đáng kể, năm 2013 đàn lợn của huyện Quảng Điền là 22.079 con [22], ít hơn rất nhiều con so với so với huyện Phú Vang nhưng có đầy đủ trang trại lợn nái, lợn thịt và đại diện cho huyện nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Huế. Ở huyện Quảng Điền hoạt động chăn nuôi lợn chỉ phát triển ở một số xã có đất đai rộng, mật độ dân cư thấp như xã Quảng Vinh,. Quảng Thái và Quảng Lợi, vì thế 3 xã này đã được lựa chọn để khảo sát. Phương pháp thu thập thông tin a. Thông tin thứ cấp. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:. - Các thông tin thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Bộ Nông Nghiệp và PNNT, Cục Chăn nuôi, UBND tỉnh, Cục thống kê, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp các huyện, số liệu tổng hợp của các cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2011; số liệu từ năm 2005 đến năm 2014. - Thông tin từ các Hội nghị, Hội thảo về phát triển chăn nuôi lợn giúp chúng tụi năm rừ hơn những thuận lợi, khú khăn trong thời gian qua và những định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới. trong và ngoài nước liên quan đến phát triển kinh tế, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tại các trường Đại học, Thư viện Quốc gia, Cục Chăn nuôi, các trang web chuyên ngành trong và ngoài nước. Những thông tin này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu để nghiên cứu những vấn đề mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế chăn nuôi của trong và ngoài nước và của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin sơ cấp. Nghiên cứu tập trung vào các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt. Chủ thể điều tra khảo sát các cơ sở chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn các cán bộ địa phương có liên quan đến công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn các điểm khảo sát. Như vậy, mẫu phiếu khảo sát được thiết kế thành 2 mẫu: i) Mẫu thứ nhất dành cho người chăn nuôi (hộ gia đình, gia trại, trang trại); ii) Mẫu thứ hai dành cho cán bộ quản lý. Một dạng hàm sản xuất tốt phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản như sau: (1) phản ánh được các quy luật kinh tế cơ bản, chẳng hạn như quy luật năng suất cận biên giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng..Trong đó, quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật kinh tế cơ bản nhất trong sản xuất của các đơn vị kinh tế; (2) tính đơn giản, dễ ước lượng và giải thích được kết quả là yêu cầu đầu tiên khi chọn dạng hàm; (3) kết quả dự đoán càng gần giá trị thực tế càng tốt; (4) các tham số ước lượng có thể kiểm định được.

Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra
Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra

Khung phân tích

Yếu tố bên trong - Nhóm yếu tố kỹ thuật - Nguồn lực sản xuất - Hình thức chăn nuôi Các yếu tố ảnh hưởng.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợnYếu tố bên ngoài
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợnYếu tố bên ngoài

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn 1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi tuyệt đối về mức độ hiện tượng qua thời gian như: số lượng lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng, số lượng trang trại và gia trại, các cơ sở dịch vụ,.v.v.Đó là hiệu số giữa hai mức độ của hiện tượng trong dãy số. Đề tài sử dụng cả nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp, số lượng mẫu điều tra là 450 mẫu, trong đó mẫu điều tra các cơ sở chăn nuôi là 360 mẫu được chia theo hình thức tổ chức sản xuất là hộ chăn nuôi nhỏ, gia trại và trang trại, các mẫu được lựa chọn đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, kết luận.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Khái quát về ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế 1. Số lượng và chất lượng đàn lợn

Kết quả thực hiện chương trình trong 5 năm qua đã góp phần thay đổi diện mạo các xã vùng khu vực nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh; góp phần tăng cường cơ sở vật chất của các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt kho khăn đáp ứng tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần tạo an sinh xã hội, tăng cường thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo của các địa phương vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Sự quan tâm đến phát triển chăn nuôi lợn được thể hiện ở mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi, cụ thể như sau: đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ; phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp để thuận tiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.4. Lượng chất thải hàng ngày của động vật
Bảng 3.4. Lượng chất thải hàng ngày của động vật

Tình hình chăn nuôi lợn ở các đối tượng nghiên cứu, điều tra 1. Điều kiện sản xuất và nguồn lực của các cơ sở điều tra

Đề án đã góp phần nâng cao chuyển đổi phương thức chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao thông qua các biện pháp cải tiến đồng bộ từ các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh. Chủ động dần nguồn lợn giống có tỷ lệ nạc cao, thích hợp với điều kiện Thừa Thiên Huế, góp phần phòng chống lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, phục vụ nhu cầu về lợn giống trong sản xuất chăn nuôi lợn của tỉnh.

Thông tin về hộ điều tra

Đối với chăn nuôi công nghiệp: Có 4 cơ sở chăn nuôi lợn thịt và 8 cơ sở chăn nuôi lợn nái và 7 cơ sở chăn nuôi hỗn hợp áp dung phương thức này và chủ yếu tập trung vào các cơ sở chăn nuôi lớn như trang trại và gia trại, đây là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, tỷ lệ sử dụng thức ăn 100%, thức ăn khi mua về không phải qua chế biến mà cho ăn trực tiếp, các giống lợn thường được sử dụng trong phương thức chăn nuôi cho chất lượng sản phẩm thịt tốt như các giống lợn lai F2, ngoại, chuồng trại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công tác thú y phải thường xuyên đảm bảo. Đối với chăn nuôi truyền thống: chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào chăn nuôi nên yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc các phế, phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn công nghiệp chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít để phối trộn với các loại thức ăn sẵn có khác.

Quy mô đàn lợn thịt xuất chuồng trong

Quy mô đàn lợn con xuất chuồng trong

(Nguồn: Số liệu điều tra) Như vậy, có thể thấy rằng chăn nuôi lợn ở quy mô lớn hơn hay chăn nuôi theo hình thức tổ chức trang trại thì cơ sở chăn nuôi thường sử dụng thức ăn công nghiệp, từ đó rút ngắn thời gian nuôi, đảm bảo chất lượng nạc đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh lãng phí, giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi. Công tác tiêm phòng được tổ chức thường xuyên và được người chăn nuôi hưởng ứng thực hiện, đáp ứng trên 70% tổng đàn lợn đối với các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, tam liên lợn (tụ huyết trùng + dịch tả + phó thương hàn), góp phần hạn chế sự bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm; công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tập trung định kỳ 1 tháng 1 lần, đối với các lò mổ thì được khử trùng hàng ngày.

Bảng 3.8. Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra
Bảng 3.8. Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bền vững chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát triển chăn nuôi lợn thịt gắn với xay dựng nông thôn mới, bảo đảm phát triển cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp, gắn với tăng trưởng kinh tế của địa phương và khu vực, bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái, tạo thế cho đàn lợn phát triển ổn định và vững chắc trong phát triển chung của ngành nông lâm nghiệp toàn tỉnh. Trong phát triển chăn nuôi bền vững, vấn đề bảo vệ môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước, đất và mọi người xung quanh, đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ người tiêu dùng sản phẩm lợn thịt trên toàn thế giới (Chương trình nghị sự 21 của quốc gia).

Sản lượng thịt

- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho các thành phần kinh tế hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 – 200 lợn nái để phục vụ nhu cầu giống cho địa phương mình, đồng thời quy hoạch trọng điểm để hỗ trợ đầu tư về nhiều mặt (cơ sở hạ tầng, nhân lực, con giống, kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, môi trường,…) nhằm xây dựng các vùng giống nhân dân phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Cùng với các chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển chăn nuôi, nguồn vốn được phân bổ từ trung ương, nguồn vốn ngân sách tỉnh, thị xã và các tổ chức khác phải được sử dụng hợp lý để xây dựng các chương trình trọng điểm về phát triển chăn nuôi lợn như chương trình phát triển đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao, phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi lợn trang trại, thành lập các hợp tác xã dịch vụ, hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất cho các lò mổ tập trung,….

Bảng 4.2. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế  đến năm 2020
Bảng 4.2. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020