MỤC LỤC
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tổng kết, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm và rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp sau đạt hiệu quả hơn.Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản lượng sản phẩm tiêu thụ được đo bằng chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. * Thước đo hiện vật: Lượng sản phẩm tiêu thụ biểu hiện ở các đơn vị đo như kg, cái….đã bán được, thước đo hiện vật cụ thể số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.Đây là căn cứ để tính mức thỏa mãn nhu cầu xã hội tuy nhiên thước đo hiện vật có nhược điểm là không cho phép tổng hợp được kết quả sản xuất kinh doanh những mặt hàng có tính không so sánh được.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp tới kết quả tiêu thụ
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.Đối thủ cạnh tranh là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều, tính cạnh tranh càng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm, đồng thời việc họach định các chính sách trong doanh nghiệp đòi hỏi chặt chẽ hiệu quả hơn.Muốn làm được điều đó không có cách nào khác doanh nghiệp phải tỡm mọi cỏch để hiểu rừ cỏc đối thủ cạnh tranh của mỡnh như: Số lượng đối thủ, ưu nhược điểm của các đối thủ, chiế lược cạnh tranh của các đối thủ vì nó ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. *Nhân tố môi trường văn hóa xã hội: Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Dân số tăng hay giảm đều có tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, do vậy các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ xu hướng phát triển của dân số cũng như mức thu nhập mức sống của mọi người trong xã hội để có thể đưa ra cỏc giải phỏp thớch hợp nõng cao tiờu thụ sản phẩm.Cú thể thấy rừ rang tập quỏn tiờu dùng, quan điểm về mức sống, tôn giáo, chế độ xã hội, ngôn ngữ. - Bằng thước đo hiện vật: Là lượng sản phẩm tiêu thụ được biểu hiện qua các đơn vị đo lường như “m, kg, bộ” Thước đo hiện vật biểu hiện cụ thể số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.Đây là căn cứ để tính mức thỏa mãn nhu cầu của thành viên trong xã hội.Nhưng thước đo hiện vật không tổng hợp được kết quả kinh doanh nhất là khi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng có tích chất không so sánh được Bằng thước đo giá trị: Là lượng hàng hóa tiêu thụ biểu hiện khối lượng công việc đã hòan thành và được khách hàng chấp nhận đó là lượng bán doanh thui, thị phần.
Tuy nhiên Nhà máy vẫn chưa kịp thay đổi, vẫn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu, chi phí sản xuất lại quá cao khiến sản phẩm không thể cạnh tranh được trên thị trường. Do nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm Sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm “ Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm ”, Nhà máy đã được chỉ đạo ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại mặt hàng và dây chuyền sản xuất. Năm 2005, theo Quyết định số 225/TCT – HĐQT của HĐQT Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng thuộc Bộ Xây dựng sát nhập nhà máy Sứ Bình Dương vào Công ty Sứ Thanh Trì nâng tổng công suất đạt hơn 800.000 sản phẩm mỗi năm.
Mục tiêu chính của Công ty là ký được hợp đồng với các công ty xây dựng và lắp đặt các công trình vệ sinh tại các công trình xây dựng của họ.Ngoài ra Công ty còn luôn cố gắng tìm kiếm và phát triển các bạn hàng nước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển thị phần, tăng doanh thu tiêu thụ. * Phó Giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới bán hàng, các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đề ra. Phũng kế hoạch và đầu tư cú nhiệm vụ theo dừi, đụn đốc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để Giám đốc ký hợp đồng kinh tế; giúp Giám đốc lập kế hoạch để đề ra nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho từng phũng ban cà cỏc đơn vị kinh tế trực thuộc, theo dừi thực hiện các hợp đồng sản xuất, quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty.
Đây là một con số tăng trưởng khá lớn thể hiện sự cố gắng của phòng kinh doanh trong công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng như của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng ngày một tốt hơn làm hài lòng người tiêu dùng. Nguyên nhân sâu sa là do thị trường bất động sản nửa đầu năm 2006 đóng băng dẫn đến sự sụp giảm về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sứ vệ sinh cộng với việc có rất nhiều sản phẩm ngoại nhập trên thị trường để người tiêu dùng có thể lựa chọn thay thế sản phẩm của Công ty. Công ty Sứ Thanh Trì tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua mạng lưới các đại lý, cửa hàng trực thuộc, chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh hoặc có thể bán buôn, bán lẻ trực tiếp cho khách hàng tại phòng kinh doanh của Công ty ( thường là các Công ty xây dựng hay các chủ dự án xây dựng ).
Công ty không có phòng Marketing nên phòng kinh doanh vừa phải đảm bảo thực hiện doanh số kế hoạch bán hàng, vừa phải lo điều tra nghiên cứu thị trường nên đôi khi sẽ không thu thập được đầy đủ thông tin dẫn đến kết luận không chính xác hoặc có khi là sai lầm gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất của lãnh đạo. Sau quá trình tuyển chọn, nhân viên bán hàng cón được huấn luyện những kỹ năng cần thiết qua các khoá học ngắn hạn như: tìm kiếm khách hàng, chào hàng, giới thiệu mẫu hàng và giải thích tính năng, tác dụng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm thích hợp, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, tiếp tục liên hệ với khách hàng sau khi mua để đảm bảo họ đã hài lòng. Ngày nay, người tiêu dùng mua sản phẩm hàng hóa không có nghĩa là chỉ mua bản thân hàng hoá đó mà còn là mua dịch vụ kèm theo hàng hoá như: lắp đặt và hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm mới, bảo hành, sửa chữa sản phẩm mỗi khi hỏng hóc,…Công ty Sứ Thanh Trì cũng có bộ phận bảo hành, lắp đặt thuộc biên chế của phòng kinh doanh.
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì một mức tăng trưởng cao khỏang 8%/năm .Nền kinh tế phát triển làm cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa tăng mạnh, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao trong mua sắm nhất là với những sản phẩm thiết bị phục vụ cho gia đình như các đồ điện tử, gia dụng, các thiết bị vệ sinh..Đó chính là cơ hội cho các công ty trong đó có công ty sứ Thanh Trì có thểc tiêu thụ được nhiều sản phẩm trên thị trường. Công nghệ là yếu tố quan trọng tạo ra sản phẩm, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty đòi hỏi phải có được một công nghệ tiên tiến hiện đại.Đất nước ngày càng phát triển, nhiều công nghệ mới hiện đại của nước ngoài đã được nhập khẩu về nước như công nghệ thông tin, công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử ..trong đó có dây chuyền công nghệ sản xuất sứ vệ sinh cao cấp của nước ngoài(USA, ITALIA..). Đất nước phát triển nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao nhất là đối với những người thuộc các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh họ không còn theo xu hướng ăn chắc mặc bền như trước nữa mà thay vào đó họ thích dùng những sản phẩm có mẫu mã độc đáo, hiếm có, hàng đắt tiền .Đối với sản phẩm sứ vệ sinh thì yếu tố kiểu dáng mẫu mã độc đáo, lạ mắt chiếm vị trí rất quan trọng.Người tiêu dùng sẽ không ngại chi ra thêm 1 khỏan tiền để có được những sản phẩm sứ vệ sinh độc đáo đó cho nội thất của ngôi nhà của mình.
Đồng hành phát triển mạnh bộ phận Marketing, tiếp thị, tư vấn thiết kế và bán thẳng hàng vào công trình trên cả 3 miền, theo hình thức khuyến khích cao, để bộ phận này có đủ điều kiện độc lập tối đa tự cân đối tự quyết định giá cả thu về với đối tác trong giao dịch mà không phải xin ý kiến phiền hà. Công ty Sứ Thanh Trì đã đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2010 phấn đấu nâng tổng sản lượng Công ty và các đơn vị liên doanh, liên kết với Công ty lên khoảng 1 triệu sản phẩm/năm, một phần thoả mãn nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài khoảng 30% tổng sản lượng. Để có thể hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty phải không ngừng cố gắng, nỗ lực cả trong sản xuất và kinh doanh để tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc và phát triển thương hiệu sứ vệ sinh cao cấp Viglacera – Thanh Trì trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những nhân viên này sẽ được lấy từ phòng kinh doanh sang đỡ tốn chi phí tuyển dụng và đào tạo, mà họ cũng đã nắm bắt được qua tình hình kinh doanh của công ty để có thể vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Hiệu quả: Phòng marketing sẽ giúp cho tình hình dự báo nhu cầu của thị trường về các dòng sản phẩm hàng hóa có tính chính xác cao hơn, công ty sẽ mất ít chi phí hơn cho việc phải lưu kho các sản phẩm không bán được cũng như sản xuất quá dư thừa hàng hóa so với nhu cầu thực tế trên thị trường. - Nhiều khu đô thị mới ra đời với tốc độ đô thị hóa nhanh đây là thị trường tiềm năng nên công ty cần phải mở các đại lý ở đây để có thể giới thiệu các sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng như khu Trung hòa Nhân Chính, Mỹ Đình.