MỤC LỤC
Bên cạnh đó, ngành xây dựng, giao thông vận tải cũng có vai trò quan trọng đối với ngành du lịch, đó là những ngôi nhà đẹp, những công trình kiến trúc kỳ công, … những tuyến đường giao thông tạo thuận lợi cho việc vận chuyển khách… Ngoài ra, thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng sâu sắc đến du lịch. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến sự phát triển ngành du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch là phương hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.
Hiện nay, ngành du lịch đã và đang phát huy vai trò đó trong nền kinh tế và đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết qủa khả quan về lượng khách đến, về doanh thu, về lợi nhuận, về kết quả sản xuất, về thu nhập xã hội từ du lịch, …. Lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện ở chi phí sản xuất không vượt quá giá bán các sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách và lợi ích của người tiêu dùng thể hiện ở khả năng thanh toán khi mua hàng và mức tiết kiệm trong quá trình sử dụng sản phẩm.
- Xác định đúng kết quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh du lịch và của toàn ngành qua các chỉ tiêu: Số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, kết cấu khách, tổng doanh thu, kết cấu doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, thu nhập xã hội từ du lịch…nhưng tránh việc tính trùng các kết quả. -Từ cơ sở số liệu thu thập được có thể lựa chọn các phương pháp thống kê vận dụng phân tích kết quả hoạt động du lịch bao gồm: phân tích theo thời gian, phân tích theo không gian, phân tích mối liên hệảnh hưởng của các yếu tố tác động đến biến động kết quả hoạt động du lịch.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá xu hướng của sự biến động đồng thời dự báo kết quả trong tương lai. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với từng doanh nghiệp cũng như toàn ngành.
Mặt khác khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu, căn cứ vào nhu cầu thông tin quản lý vĩ mô. Tính hiệu quả ở đây được hiểu là hiệu quả về mặt lý luận cũng như hiệu quả về mặt thực tiễn.
Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về du lịch, doanh thu bán hàng hoá (trừ chi phí cho vận tải hành khách quốc tế). Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thuần cuối cùng của hoạt động du lịch, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động du lịch của từng đơn vị hoặc của toàn ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân.
+ Kết cấu theo phương tiện đến cho phép xác định được nhu cầu vận chuyển của khách theo từng loại phương tiện, xu hướng tiêu dùng phương tiện đi lại của khách từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách có hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho ngành giao thông vận tải, hàng không…, có kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường sá, phương tiện … phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch. Các mối liên hệ này là cơ sở để xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các tiêu thức từ đó có thể phân tích được kết cấu các thị trường khách nhằm xác định tính hiện thực của từng thị trường khách, phân tích đặc trưng tiêu dùng của từng loại khách, đồng thời phân tích được các nguyên nhân ảnh hưởng đến các kết quả của từng thị trường khách từ đó có những biện pháp khai thác thị trường phù hợp.
Tuỳ theo mục đích và phạm vi nghiên cứu cụ thể mà biến phụ thuộc có thể là một hoặc nhiều biến như: GDP, thu nhập của khách, vốn đầu tư, chi phí quảng cáo, giá theo tour,…Song trong thực tế, kết quả hoạt động du lịch được xét đến đầu tiên là số lượng khách du lịch vì đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với sự phát triển ngành, là tiêu chí đầu tiên phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. - Xác định biến nguyên nhân cần phân tích: Biến nguyên nhân là các yếu tố xung quanh bao gồm các yếu tố như: yếu tố tự nhiên, yếu tố chính trị xã hội hoặc các yếu tố là chi phí đầu vào của ngành du lịch…Khi lựa chọn các biến phải có căn cứ khoa học nghĩa là cần phải đặt sự biến động của kết quả hoạt động du lịch trong mối liên hệ với các yếu tố xung quanh.
Để phân tích xu hướng biến động có thể sử dụng một số phương pháp như: phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp số bình quân trượt, phương pháp hồi qui theo thời gian và trong phân tích kết quả hoạt động du lịch thường sử dụng phương pháp hồi qui theo thời gian. Do vậy, để lựa chọndạng hàm xu thế có độ tin cậy nhất, biểu hiện chính xác xu hướng biến động cơ bản của kết quả hoạt động du lịch cần phải dựa vào đặc điểm thực tế của hiện tượng qua thời gian đồng thời dựa vào đồ thị phản ánh thực tế sự biến động và phân tích sai số từng mô hình.
Tuy vậy do đặc điểm của ngành du lịch, do kết quả hoạt động du lịch được tổng hợp là các số liệu có tính chất tổng hợp theo quy mô khối lượng hoặc quy mô giá trị, tức là được quy về cùng đơn vị có thể cộng được nên để có kết quả tính toán chính xác và có hiệu quả thì thường dùng chỉ số tổng hợp. - Mô hình này cho phép nghiên cứu biến động của tổng doanh thu kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc do ảnh hưởng của ba nhân tố: doanh thu bình quân 1 khách của từng loại khách (tk), kết cấu khách của từng loại khách (d k) và tổng số khách (∑K).
Như vậy, sau khi nghiên cứu kết quả hoạt động du lịch bằng phương pháp dãy số thời gian, từ các chỉ tiêu phân tích dãy số, từ mô hình xu thế, theo thời gian chúng ta sẽ xây dựng các mô hình dự đoán rất đơn giản. Trên cơ sở giúp các nhà quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch phát triển trong thời gian kế tiếp đó đồng thời tiến hành điều chỉnh kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thực tế.
Các phương pháp dự đoán nêu ở trên là phương pháp đơn giản nhất của phương pháp dự doán thống kê ngắn hạn và các mô hình dự đoán được xây dựng trên cơ sở xem các mức độ trong dãy số là như nhau. Với chương trình này sẽ cho phép chúng ta xác định được cụ thể từng mô hình từ đó có thể phản ánh chính xác đặc điểm biến động đồng thời cho ta các kết quả dự đoán nhanh chóng và hiệu quả.
Cùng với việc phát triển các ngành kinh tế khác, ngành du lịch có thêm nhiều khách sạn hơn, thị trường du lịch được mở rộng đồng thời tăng cường tuyên truyền, giới thiệu đất nước, con người, dân tộc nhằm đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế độc lập. Mặt khác, do cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mà việc quản lý về Du lịch của Tổng cục Du lịch đó cú nhiều hạn chế, điều này thể hiện rất rừ đó là: chỉ quản lý các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch; quản lý chủ yếu bằng kinh doanh tổng hợp, kế hoạch kinh doanh của các đơn vị trực thuộc được ấn định mang tính chủ quan, môi trường kinh tế không ổn định do lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng,… Chính vì những điều này, nó đã tác động tiêu cực rất lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp.
Đó là mời chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, gửi cán bộ đi học nước ngoài, củng cố các trường trung học dạy nghề,… Thực tế cho thấy, ngành du lịch đã nâng trường Du lịch thành trường Trung học và nghiệp vụ Du lịch, Tổng cục Du lịch kết hợp với Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường ĐHKTQD, Đại học Văn Hóa, Đại học Thương mại, Đại học Dân lập Phương Đông, Đại học dân lập QTKD,… nhằm đào tạo chuyên ngành du lịch cho đúng thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch. Trong đó có lễ hội Festivan tại Huế, chương trình thể thao mạo hiểm Rai Gaulorses… trong đó đã huy động được đông đảo các phương tiện thông tin đại chúng như đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo nhân dân, báo Việt Nam… tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quảng bá và xúc tiến du lịch.
Và hiện nay có khoảng 10 hãng quản lý khách sạn hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam bao gồm: Accor, Hilton, Marriot solmeli, SwlssBelhotel International, Nikko hotels International, Daewoo,Omni, Equatorial, Furama Hotels, Resrorts International. + Thực hiện các cuộc điều tra để bổ sung nguồn số liệu đồng thời xử lý, tổng hợp và báo cáo số liệu thống kê với Tổng cục thống kê và Tổng cục Du lịch Việt Nam, công bố số liệu Thống kê du lịch địa phương.
Từ 2000 đến nay việc thu nhập số liệu về khách quốc tế đến Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài dựa vào chế độ báo cáo thống kê định kỳ hàng tháng về xuất nhập cảnh Việt Nam do Tổng cục Thống kê phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan khác thực hiện theo nghị quyết số 781/1999/TCTK/QĐ ngày 2/11/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Trong thực tế, hiện nay việc thống kê ngày khách quốc tế rất khó khăn do việc ghi chép các thông tin về khách do cơ quan hải quan đảm nhiệm mà trong chế độ báo cáo người ta không tính số ngày khách theo từng loại khách… Vì vậy muốn có thông tin này cần thiết phải tổ chức điều tra.
- Tổng số lượt khách là tổng số khách tất cả các đối tượng cộng lại của thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) không phân biệt thời gian khách lưu lại nhiều hay ít, bao gồm cả số khách là người đi công tác và khách du lịch nội địa và quốc tế đi trong ngày. Số lượt khách quốc tế là tổng số lượt khách mà tất cả các đơn vị đã phục vụ trong kỳ, đó là số khách được thu nhập ở các cửa khẩu đường hàng không, đường bộ, đường biển do các cơ quan xuất nhập cảnh (Cục xuất nhập cảnh Bộ công an và phòng xuất nhập cảnh Bộ đội biên phòng Bộ Quốc phòng).
Như vậy, qua nghiên cứu kết cấu khách du lịch đến Việt Nam trong thời gian qua cho thấy thị trường khách quốc tế chủ yếu của Việt Nam là: Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Pháp, Anh, Thái Lan trong đó chủ yếu là khách từ Trung Quốc. … thích tham gia các hội hè … ngoài ra trong lần giới thiệu sản phẩm về hoạt động của Saigon Tourst của Việt Nam tại Mỹ đã thu hút rất nhiều khách du lịch Mỹ, mặt khác quan hệ Việt – Mỹ ngày càng khăng khít cho nên trong những năm gần đây Việt Nam đã thu hút rất nhiêu khách Mỹ, hơn nữa Việt Nam là đất nước có nhiều lễ hội rất độc đáo mang tính chất cổ truyền được nhiều khách Mỹ ưa chuộng.
* Từ việc phân tích kết cấu khách ở chương III cho thấy ngành du lịch Việt Nma nên mở rộngthị trường khách quốc tế trong đó chủ yếu tập trung khai thác thị trường kháhc Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan song đặc biệt là kahchs Trung Quốc và Nhật Bản vì hàng năm lượng khách ở các thị trường này đến Việt Nam chiếm chủ yếu, chi tiêu cho du lịch Việt Nam cũng cao hơn các thị trường khác. * Qua phân tích tính thời vụ du lịch qua chỉ tiêu khách quốc tế đến Việt Nam cho thấy ngành du lịch Việt Nam cần tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thật, đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực du lịch như hướng dẫn viên, cán bộ nhân viên quản lý trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong mùa hè và mùa xuân trong năm vì trong các thời gian này thì lượng khách đi du lịch nhiều hơn ,làm cho ngành trong thời gian này hoạt động mạnh mẽ hơn.