MỤC LỤC
Trưởng Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
Phú Trưởng phũng giỳp Trưởng phũng phụ trỏch và theo dừi mộ số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Cơ cấu bộ máy tổ chức UBND huyện Hoằng Hóa
Sơ đồ tổ chức bộ máy Phòng Nội Vụ huyện Hoằng Hóa
Thẩm định hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng còn sai lệch thông tin. Hướng dẫn các xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý các hoạt động tôn giáo.
(Nguồn: Phòng Nội Vụ huyện Hoằng Hóa) Cán bộ trong phòng đều có trình độ Đại học. Đây là điều kiện quan trọng trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, các kiến thức quản lý mới được dễ dàng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc.
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CễNG CHỨC TAI UBND HUYỆN HOẰNG HểA
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đào tạo còn được hiểu là quá trình tác động đến con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và khai hóa nền văn minh của loài người. • ĐTBD không chỉ khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác của CBCC mà còn liên quan đến việc xác định và thỏa mãn các nhu cầu phát triển khác như phát triển đa kỹ năng, tăng cường năng lực làm vịêc để cán bộ đảm nhận thêm trách nhiệm, tăng cường năng lực công tác toàn diện và chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn trong tương lai của CBCC.
Vị trí, vai trò của công tác đào tạo đối với CBCC cấp xã quan trọng như vậy, do đó chủ trương của huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa tại Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XXV đó xỏc định rừ: “Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành TW lần thứ 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở quy hoạch, đào tạo cán bộ đã được các cấp, các ngành xây dựng, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch cán bộ cho phù hợp với thực tiễn…”. Thực tiễn trong nhiều năm qua ở huyện Hoằng Hóa - tỉnh Thanh Hóa cho thấy, ở đâu cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC để có đội ngũ CBCC vững mạnh, ở đó tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế - văn hóa phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững, cán bộ được dân tin. Dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước và của địa phương đều được triển khai có kết quả tốt, tạo được các phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển, danh sách dự kiến người trúng tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo được quy định tại trong các trường hợp sau: Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm; Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. Theo quy định của Luật CBCC, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, ngoài việc hướng dẫn tập sự, các cơ quan quản lý, sử dụng CB, CC phải thực hiện 3 chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho cán bộ,công chức; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý;.
Cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện chế độ bầu cử, cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Kết quả khoá học bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức đạt được những thành tích đáng kể của những nhà tổ chức, điều đó chứng tỏ phương pháp giảng dạy, nội dung, đối tượng học phù hợp với thực tiễn của cấp chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả cao; từ đó nhằm chuyên môn hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở từ chính những cán bộ, công chức hiện đang năm giữ những vai trò chủ chốt.
Có thể nói đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở UBND huyện Hoằng Hóa vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là mục tiêu, giải pháp cơ bản trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
Thông qua quá trình phỏng vấn có thể nhận biết, lựa chọn được những ứng viên có phẩm chất, kỹ năng, thực lực trong quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất cho từng vị trí việc làm cụ thể cần tuyển dụng và cũng để phát hiện những lỗ hổng trong kỷ năng giao tiếp, ứng xử để có phương án bồi dưỡng sau khi tuyển dụng. Cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về công tác tuyển dụng trong đội ngũ CC tạo điều kiện cho họ hiểu sâu hơn về các quy định này, tuyên truyền, phổ biến, làm tốt công tác thông tin trong hoạt động tuyển dụng sẽ tạo không khí công khai, dân chủ trong hoạt động này, mọi người dân đều có quyền được biết và tìm hiểu các thông tin về tuyển dụng, đều có thể nộp đơn tham gia dự tuyển nếu đáp ứng đủ các yêu cầu và điều kiện như quy định. Quá trình tuyển dụng cần tiến hành nhanh chóng, gọn nhẹ,tránh những trường hợp xét tuyển hoặc thi tuyển xong nhưng thời gian chờ đợi quá lâu khiến người lao động cảm thấy không tin tưởng, gây mất uy tín cho người lao động, sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuyển dụng sau này.
Ngoài những nội dung chung quy định đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức HCNN được quy định, xuất phát từ những yếu kém của đào tạo trong thời gian qua, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà CBCC đang bị hẫng hụt hoặc không cập nhật khi chuyển sang kinh tế thị trường: quản lý kinh tế, kiến thức Nhà nước và pháp luật, về khoa học tổ chức và quản lý, quản lý nguồn nhân lực…; Kỹ năng thực hành công vụ, nhất là cách xử lý tình huống, thủ pháp điều chỉnh chiến lược và tổ chức phối hợp hoạt động quản lý. Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dưỡng đều có đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào.