Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên

MỤC LỤC

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú một số vấn đề lý luận về kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, kết quả của luận án có thể là tài liệu cho sinh viên tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để phát triển kỹ năng học tập nói chung, kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập nói riêng, thông qua đó phát triển tư duy cho sinh viên.

Cấu trúc của luận án

Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề

+ Khi nghe giảng và tiếp thu bài trên lớp, SV sẽ gặp các THCVĐ nếu: kiến thức hiện có của sinh viên không đáp ứng để thông hiểu những nội dung giảng viên giảng ở trên lớp cũng như nội dung tranh luận, thảo luận, phản hồi từ các bạn học; kiến thức hiện có của sinh viên không đáp ứng để tham gia thảo luận, phát biểu, đặt câu hỏi, phản biện về nội dung bài giảng và câu hỏi của giảng viên; Kiến thức hiện có của SV không đủ để liên hệ với bài giảng vừa nghe với những kiến thức đã có, từ đó đưa ra các câu hỏi với giáo viên và bạn học; kiến thức hiện có của SV không đáp ứng để đặt vấn đề, nêu giả thuyết, đưa ra các phán đoán và lập luận hoặc bổ sung quan điểm của cá nhân. Phân tích tình huống có vấn đề: Để nhận biết được tính chất, nội dung của THCVĐ sinh viên cần phân tích nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn của tình huống như phân tích những kiến thức, KN, thái độ học tập nào chưa đáp ứng được với yêu cầu của hoạt động học tập; phân tích đối tượng xuất hiện trong những THCVĐ đó bao gồm những ai, đối tượng chính cần tác động để giải quyết sự mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong tình huống; phân tích các mục tiêu cần đạt được, cách thức, con đường, các nguồn trợ giúp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Bảng 1.1. Các kiểu kết hợp giữa hai yếu tố yêu cầu của HĐHT và khả năng  của SV
Bảng 1.1. Các kiểu kết hợp giữa hai yếu tố yêu cầu của HĐHT và khả năng của SV

Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên 1. Khái niệm

Từ những cơ sở trên đây, chúng tôi lựa chọn 4 KN thành phần là cơ sở để thiết kế nghiên cứu cho luận án là: KN nhận diện tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên; KNphân tích các tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên; KN đề xuất và sắp xếp các phương án giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên ; KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ xem xét nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát khi yêu cầu giáo dục phù hợp nhưng SV không đáp ứng được yêu cầu đó và tập trung vào 3 nhóm chính: Mâu thuẫn do kiến thức hiện có của SV không đáp ứng được yêu cầu về kiến thức cần có để thực hiện hoạt động học tập; Mâu thuẫn do KN học tập, KN tư duy hiện có không đáp ứng được yêu cầu về KN cần có để thực hiện hoạt động học tập; Mâu thuẫn do thái độ với nhiệm vụ học tập, thái độ với thầy cô, bạn bè không đáp ứng được yêu cầu về thái độ để thực hiện hoạt động học tập.

Các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên

    Ngược lại, những giảng viên tập trung vào phương pháp dạy học tích cực dựa trên quan điểm lấy người học làm trung tâm giảng viên sẽ đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm giúp SV tự phát hiện tri thức bằng cách đặt họ vào những tình huống có chứa đựng sự mâu thuẫn giữa những gì đã biết và chưa biết buộc người học phải, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, xác định vấn đề cũng như tìm ra những giải pháp để tìm ra lời giải và sau khi sự mâu thuẫn đó được giải quyết người học sẽ có được kiến thức, KN, kỹ xảo mới. Mục đích: hình thành phiếu điều tra trên khách thể nghiên cứu để khảo sát mức độ thực hiện KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên Nội dung: gồm các thông tin cá nhân, thực trạng biểu hiện và mức độ của KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV bao gồm: cách thức SV thu thập, phân tích thông tin có trong THCVĐ để xác định vấn đề chính, đề ra các mục tiêu khi giải quyết THCVĐ; các phương án được đề ra và lựa chọn để giải quyết THCVĐ, cách thức xây dựng kế hoạch, quy trình thực hiện phương án giải quyết THCVĐ đã được lựa chọn cũng như việc đánh giá, so sánh kết quả dự kiến với mục tiêu đã đề ra; các yếu tố ảnh hưởng tới KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV.

    Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giai đoạn, phương pháp nghiên cứu
    Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giai đoạn, phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 1. Mục đích nghiên cứu

    - Tìm hiểu cơ sở tâm lý của việc hình thành KN nói chung và KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV nói riêng như những yếu tố khách quan, chủ quan đến cũng như các giai đoạn hình thành KN này. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến đề tài.

    Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

    - Nội dung: Quan sát hành vi, thái độ thể hiện khi giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV, đặc biệt tập trung vào các thái độ, hành vi biểu hiện của KN nhận diện vấn đề của THCVĐ trong hoạt động học tập, KN phân tích THCVĐ trong hoạt động học tập, KN đề xuất và sắp xếp các phương án giải quyết THCVĐ, KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ với 3 tiêu chí: tính chính xác, tính thuần thục và tính linh hoạt khi SV thực hiện KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT. Giả thuyết thực nghiệm:KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV có thể được cải thiện nâng cao thông qua việc tổ chức chương trình tập huấn bằng phương pháp giảng dạy tích cực, với hệ thống bài tập nhằm giúp người học tự nhận thức bản thân, về mục tiêu học tập của bản thân, phân tích, so sánh và tự khám phá, khái quá hóa tri thức về THCVĐ, KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT, tập trung thực hành và ứng dụng các tri thức về THCVĐ để giải quyết các bài tập giả định.

    Bảng 3.3. Độ tin cậy Alpha của KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên
    Bảng 3.3. Độ tin cậy Alpha của KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên

    TB 3.18 Tính thuần

    Phân tích theo từng tiêu chí đánh giá, cho thấy : Xem xét ở tiêu chí chính xác, dù KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV đạt mức độ trung bình với ĐTB= 3.17, như vậy, sinh viên đã nhận diện và phân tích chính xác một phần những THCVĐ trong HĐHT nên có thể đề xuất một số các phương án để giải quyết.

    TB 2.88 Tính linh hoạt 2.900.71 TB 3.500.65 Khá 3.1

    Kết quả cho thấy 16/27 sinh viên khẳng định KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ là KN họ thực hiện kém nhất trong 4 KN thành phần, sau đây là một số ý kiến sinh viên về KN thành phần này: sinh viên N.N.A.M cho rằng “Em có thể xác định vấn đề rất tốt vì ngay từ khi gặp một tình huống khó em đã ngay lập tức xem xét lại ngay nhưng lúc thực hiện giải quyết vấn đề em thường gặp một số trục trặc bởi em thường không biết thông tin mình đưa ra để giải quyết tình huống đúng hay sai, có đúng như cái mình cần hay không" hay sinh viên P.D.N nhận thấy “Nhữngphương án được đưa ra để giải quyết THCVĐ rất ổn nhưng lúc bắt tay vào làm thì lại không ổn lắm, vì mình hay bị rối trong khi giải quyết, có lẽ do không được luyện tập thường xuyên ”. Một số sinh viên lựa chọn quan sát cách bạn bè giải quyết khi họ gặp các tình huống tương tự, sinh viên H.T.T.D cho rằng “Mình sẽ so sánh các THCVĐ của mình và THCVĐ mà bạn bè đã gặp phải để nhận ra được tại sao bạn mình làm tốt mà mình thì không thể làm tốt như họ’" hoặc như sinh viên V.L.C đã sử dụng cách hỏi ý kiến của thầy, cô, bạn, bè “Nếu gặp một tình huống có vấn đề trong học tập, em sẽ cố gắng tự mình giải quyết nhưng không phải lúc nào mình cũng thể làm tốt việc nên em sẽ hỏi ý kiến bạn bè và thầy, cô về dự định và cách làm của em Kết quả này khá phù hợp với những gì chúng tôi đã quan sát: Quan sát giờ thảo luận nhóm của sinh viên, khi nhận nhiệm vụ thực hiện bài tập nhóm mà giảng viên đưa ra, việc đầu tiên họ cùng nhau thảo luận là xác định yêu cầu của bài tập, xác định những nội dung cần thực hiện sau đó liệt kê những kiến thức mình còn thiếu và đưa ra các hướng giải quyết để bổ sung cho những gì còn thiếu.

    Sơ đồ 4.2. Hệ số tương quan giữa các kĩ năng thành phần của KN giải quyết tình
    Sơ đồ 4.2. Hệ số tương quan giữa các kĩ năng thành phần của KN giải quyết tình