MỤC LỤC
Mặc dù hầu hết các nền kinh tế hiện nay đều đang chuyển sang xu hướng nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tuy nhiên sự tác động của chính phủ vào hoạt động kinh doanh của các công ty là không thể phủ nhận. Chẳng hạn như dự luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy hay gia tăng dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, chính sách phát triển các ngành chiến lược… Đối với các công ty hoạt động trong môi trường toàn cầu hiện nay, sự ổn định của một nền chính trị là điều quan tâm hàng đầu khi ra các quyết định đầu tư.
− Những quan tâm và ưu tiên của xã hội chẳng hạn như ngày nay người ta quan tâm đến vấn đề môi trường và sức khỏe nhiều hơn, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty đang hoạt động trong các ngành có liên quan đến môi trường và sức khoẻ. Mặt khác, chính sự quan tâm này cũng đặt ra những yêu cầu vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm cũng như sự xuất hiện của các nhà máy, xí nghiệp.
− Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp và tiêu dùng của người dân. − Những nét văn hóa vùng cũng ảnh hưởng đến việc soạn thảo, thực thi chiến lược kinh doanh.
Để phân tích đối thủ cạnh tranh với độ tin cậy cao, cần thường xuyờn theo dừi, cập nhật cỏc thụng tin về đối thủ cạnh tranh theo cỏc nội dung cần phân tích như về tài chính, năng lực sản xuất, các nguồn lực vật chất, quản lý nhân sự. Trong chiến lược kinh doanh, phải phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai để đưa ra chiến lược cạnh tranh trong tương lai hay đưa ra các biện pháp phản ứng nhằm giành lại thế chủ động trong mọi tình huống cạnh tranh.
− Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận đánh giá: so sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. Để định hướng các mục tiêu chiến lược, ngoài việc phân tích những nhóm nhân tố chủ yếu trên, trong quá trình phân tích cần phải đề cập tới hàng loạt các nhân tố gắn liền với điều kiện kinh doanh khác và xâu chuỗi chúng với nhau để thành một tổng thể.
Các nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của công ty bằng việc tăng cường hay giảm bớt cung cấp trong những điều kiện cần ưu tiên hay trong mọi hoàn cảnh có thể. − Bước 1: Trên cơ sở phân tích những yếu tố bên ngoài, lập một danh mục những yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của công ty trong ngành/lĩnh vực kinh doanh.
Ma trận QSPM sử dụng các dữ liệu đầu vào từ những phân tích ở các bước hình thành ma trận IFE và EFE để giúp các chiến lược gia quyết định khách quan chiến lược nào trong số các chiến lược có khả năng thay thế là chiến lược hấp dẫn nhất và xứng đáng để công ty theo đuổi nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của mình. Tổng số điểm này càng cao thì chiến lược càng thích hợp và càng đáng được lựa chọn để thực hiện.Về nguyên tắc, một ma trận QSPM có thể bao gồm bất cứ số lượng nhóm các chiến lược thay thế nào và trong một nhóm nhất định có thể bao gồm bất cứ số lượng chiến lược nào, nhưng chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được đánh giá với nhau.
Quá trình không nhịp nhàng của các công việc ở cảng trong dây chuyền vận tải là do hàng hóa đươc cung cấp cho vận chuyển theo chu kỳ nhưng không liên tục cũng như do tính không nhịp nhàng của các phương tiện vận tải đến cảng như tàu, sà lan, ô tô, vv bên cạnh những nguyên nhân gây nên tính không nhịp nhàng trong sản xuất của cảng cũng là điều kiện khí hậu như mưa bão, sương mù, băng giá, vv. Đặc tính tiêu biểu cuối cùng của sản xuất kinh doanh ở cảng biển là tính chất hợp tác giữa các đơn vị: điều này xuất phát từ đặc điểm của công việc tại cảng là công việc của một hoặc vài chục đơn vị trong một khu vực phối hợp thực hiện để tạo nên một dịch vụ hoàn chỉnh ở cảng biển.
Nghiên cứu các đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ ở cảng biển chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất phục vụ ở cảng biển, điều này tạo điện kiện cho chúng ta tổ chức quá trình dịch vụ ở cảng đạt hiệu quả kinh tế cao. Các nhà doanh nghiệp không những quan tâm rất nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn dùng nó làm thước đo trình độ quản lý, trình độ vận hành, trình độ sử dụng các năng lực sẵn có nhưng ngày càng khan hiếm của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Đây là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta có thể tiến hành phân tích thực trạng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm thực hiện chiến lược để phát triển vị thế cạnh tranh của PDN trong chương 3. Thông qua cơ sở lý luận đã được nghiên cứu ở chương 1, tác giả tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của một công ty cụ thể đó là công ty PDN ở chương 2, từ đó đề xuất giải pháp chiến lược để phát triển cho công ty nhằm đóng vai trò rất quan trọng trong tương lai, giúp cho công ty chủ động ứng phó đối với những thay đổi bất thường của nền kinh tế thị trường.
- Công ty PDN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam Việt Nam gồm TP.HCM, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, vì vậy, tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có khu công nghiệp phát triển và tăng trưởng kinh tế nhanh với tốc độ cao, đặc biệt đối với vận chuyển hàng hóa. Điển hình như năm 2011, hàng hóa thông qua tổng số 15 cảng tại miền Nam Việt Nam là 68 triệu tấn, trong khi đó công ty PDN chỉ chiếm gần 3 triệu tấn, điều này có nghĩa là thị phần của công ty PDN chỉ đạt 4,4% mặc dù công ty có lợi thế địa lý so với một số đối thủ cạnh tranh khu vực.
- Khu vực cảng Long Bình Tân có nhiều cơ hội tốt để trở thành cảng trung chuyển hàng container bằng đường thủy từ tàu nhỏ đến 5.000 DWT hoặc bằng sà lan từ các cảng trung tâm tại Bà Rịa Vũng Tàu như Cảng Cái Mép, SSA-Saigon, tại TP.HCM như Cát Lái, Hiệp Phước, vv và ngược lại dựa trên thế mạnh là vị trí địa lý nằm sâu trong đất liền gần các khu công nghiệp nơi có lưu lượng hàng vận chuyển bằng container lớn nhất nước. - Khu vực cảng Gò Dầu có nhiều cơ hội để trở thành cảng làm hàng tổng hợp có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 30.000DWT, duy trì và phát triển thêm thị phần hàng khí hóa lỏng LPG, hóa chất, nhựa đường, hàng than, quặng, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm hàng gạch men, phân bón.., ngoài ra còn nhắm đến làm thế nào để trở thành cảng cạnh tranh và có thể thay thế cảng Kê gà nơi xuất nhập hàng hóa là than và quặng alumin phục vụ cho nhà máy bô xít tại Tân Rai và Nhân cơ – Lâm Đồng.
Cơ cấu tổ chức của công ty PDN [2]
Trong công tác quản lý Nhà nước, hệ thống cơ chế chính sách đã tiếp tục được hoàn thiện, cơ bản đã phủ kín các lĩnh vực của ngành hàng hải như quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, đầu tư thiết bị xếp dỡ hàng hoá hiện đại, quản lý khai thác lĩnh vực hàng hải, logistics… Các văn bản quy phạm pháp luật đã được tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành kịp thời, ngày càng đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước. Trong thời gian qua, công ty đã có những hoạt động marketing như: xây dựng website “www.dongnai-port.com” để khách hàng có thể tìm hiểu thông tin của công ty qua mạng internet, đồng thời giới thiệu quảng bá hoạt động và hình ảnh của công ty, đào tạo đội ngũ nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng để tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu công ty PDN, tham gia các công tác xã hội, từ thiện và tài trợ cho các giải thể dục thể thao phong trào trong tỉnh Đồng Nai để quảng bá thương hiệu công ty PDN, vv.
Qua phân tích tình hình kinh doanh, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty PDN trong thời gian vừa qua cho thấy công ty có lợi thế về một số yếu tố như kinh nghiệm và năng lực của Ban lãnh đạo, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao, vv vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: chiến lược marketing và nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, vv. Trong giai đoạn hiện nay, công ty PDN đã và đang từng bước nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng đồng bộ các giải pháp chiến lược để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh như công tác lập kế hoạch, công tác tổ chức và nhân sự, công tác đầu tư phương tiện xếp dỡ hiện đại, công tác vi tính hoá và sắp xếp bãi container, công tác quy hoạch bãi làm hàng container theo chức năng, công tác sắp xếp lại mạng lưới giao thông trong cảng, công tác thu hút khách hàng thông qua các phương tiện vận tải thuỷ, công tác đầu tư và khai thác cảng cũng như các cảng mà có kinh nghiệm đã nêu ở chương hai.
Tuy nhiên, công ty PDN do có tính đặc thù riêng về quản lý cơ sở hạ tầng và đầu tư, do đó nếu đánh giá tỉ suất lợi nhuận sẽ không phản ánh đầu tư hiệu quả tiền vốn mang lại, cụ thể là các cảng trên khu vực Đông Nam bộ đã xây dựng từ lâu, trong khi đó công ty PDN mới thực sự đưa vào hoạt động chính thức từ năm 1995, bên cạnh đó phần giá tài sản cố định trong tổng số vốn rất nhỏ, ngược lại ở cảng khác như Cái Mép, Tân Cảng, vv vốn sản xuất là giá trị tài sản cố định rất cao. • Về môi trường: Với quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại với đặc điểm dịch vụ đơn thuần xếp dỡ hàng hoá được đóng kín trong container, cảng không những không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái mà với quy mô đầu tư xây dựng các công trình cảng – hệ thống giao thông sẽ xóa bỏ môi trường ao tù, nước đọng và hệ thống hạ tầng đã xuống cấp mà thay vào đó là một cảnh quan môi trường công nghiệp sạch sẽ và đẹp mắt.
Đó là những lợi ích có thể thấy được và sẽ tác động lớn đến sự gia tăng vị thế, thương hiệu cũng như hoạt động marketing của công ty, vv từ đó giảm thiểu được các chi phí liên quan đến quảng cáo, giới thiệu và không ngừng gián tiếp thực hiện chiến lược để phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới. • Có chính sách đền bù giải toả đất và cấp đất tái định cư cho hộ dân sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước, được cho công ty, hài lòng người dân có đất bị giải toả để công ty mở rộng diện tích đất công ty, mở rộng kinh doanh và khai thác cầu cảng, bến, bãi, vv.