Marketing địa phương - Yếu tố thiết yếu trong thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Quy trình marketing địa phương

Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay, mỗi địa phương cần thực hiện một kế hoạch marketing mang tính chiến lược, tận dụng những tiến bộ mà địa phương khác đã thực hiện nhằm phát triển một cách hiệu quả nhất. Có bốn loại khách hàng mà một địa phương có thể hướng tới: (i) Du khách - những người đến với địa phương với mục tiêu tham quan, nghỉ ngơi, khảo sát hoặc thăm thân nhân, (ii) Người lao động và thân nhân của họ - những người góp phần tạo ra của cải vật chất và tạo nên phong cách của một địa phương, (iii) Nhà đầu tư - những người chủ trương tạo ra của cải vật chất tại địa. Trong môi trường toàn cầu, các địa phương cần cải thiện và nâng cấp hệ thống giáo dục, đào tạo cũng như nỗ lực xuất khẩu, huy động những nguồn lực cơ bản của địa phương để có thể vượt qua được các trở ngại và khó khăn của toàn cầu hóa.

Thực tế cho thấy, các địa phương biết áp dụng những nguyên tắc cơ bản của marketing trong xây dựng chiến lược phát triển của mình luôn có cơ hội thành công cao hơn, cho dù nguồn lực tự nhiên vốn có không quá nhiều. Cũng giống như các chiến lược marketing khác, marketing địa phương là sự kết hợp của 4 công cụ marketing-mix – 4Ps cơ bản: Sản phẩm – Products; Giá cả – Price; Kênh phân phối – Place; và Truyền thông marketing – Promotion. Tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa phương, cả những yếu tố khách quan (cứng) như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố chủ quan (mềm) như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực.

Bên cạnh đó, hành vi của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng tạo nên hình ảnh của địa phương trong nhận thức của nhà đầu tư; nó cũng cần được coi là một phương thức truyền thông trong marketing địa phương. Tương tự như tiếp thị thương hiệu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, tiếp thị thương hiệu địa phương là làm cho thương hiệu của mình thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu hiệu quả hơn thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.

THỰC TRẠNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY – SỰ CẦN THIẾT PHẢI MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

Chính sách thu hút đầu tư ở các địa phương hiện nay

Tuy nhiên do hầu như đều có thể bắt gặp các ưu đãi này ở chính sách thu hút đầu tư tại các địa phương nên chúng ta sẽ xét đến chúng dưới góc độ cạnh tranh, làm thế nào để các địa phương thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư khi mà nơi nào dường như cũng đưa ra cùng một “công thức” như vậy. Hơn nữa, liệu những chính sách như thế có thực sự là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư và xét về lâu dài, liệu chúng có đảm bảo được lợi ích cả về phía địa phương và nhà đầu tư hay không?. Thứ nhất, nếu giả định là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là những điều được đề cập trong các chính sách ưu đãi thì như thế địa phương nào có mức ưu đãi càng cao thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Cú thể thấy rừ ràng nhất là nhiều tỉnh phớa Nam dự khụng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn như một số tỉnh phía Bắc nhưng vẫn thu hút được lượng vốn không hề thua kém và có phần hơn so với các tỉnh phía Bắc. Mà xét cho cùng, túi tiền của địa phương cũng là từ Ngân sách nhà nước, nếu địa phương nào cũng tiến hành những ưu đãi đến bất hợp lý như vậy thì không chỉ địa phương mà cả Nhà nước cũng sẽ phải đối mặt với bài toán nan giải trong việc cân đối ngân sách. Liệu với nguồn nhân lực chất lượng như thế thì địa phương có thể thu hút được những dự án công nghệ cao, vốn lớn hết sức cần thiết cho việc phát triển kinh tế dài hạn của địa phương hay không?.

Lợi nhuận về lâu dài chỉ có thể được đảm bảo nhờ sự thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm; nhờ chất lượng của nhà xưởng, kho bãi; nhờ chất lượng công nhân, nhờ sự thuận lợi trong việc mở rộng quy mô, phát triển sản xuất… Nhà đầu tư không thể tìm kiếm được điều này từ các. Địa phương sẽ không thể là nơi nhà đầu tư lựa chọn nếu không có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết như nhà xưởng, đường sá giao thông, sự đảm bảo của thị trường tiêu thụ, sự sẵn có của nguồn nguyên nhiên vật liệu, sự thông thoáng trong môi trường đầu tư… và không kém phần quan trọng là sự cam kết “đồng hành” của chính quyền địa phương.

Bảng dưới đây cho thấy những ưu đãi trong thu hút đầu tư của ba tỉnh: Bắc  Ninh, Hà Tây và Vĩnh Phúc
Bảng dưới đây cho thấy những ưu đãi trong thu hút đầu tư của ba tỉnh: Bắc Ninh, Hà Tây và Vĩnh Phúc

Các nhà đầu tư mong muốn gì từ địa phương?

Có rất nhiều lời phàn nàn từ các nhà đầu tư về việc chính quyền địa phương chỉ chăm chăm đi tìm kiếm các dự án đầu tư mới mà “quên” đi các dự án đang sẵn có. Hoặc tệ hơn là sau khi mời gọi được nhà đầu tư bằng những cam kết hấp dẫn, sau một vài năm chính chính quyền địa phương lại là người đơn phương phá bỏ những cam kết ấy. Một vấn đề nữa hiện nay là để thu hút được các dự án, đặc biệt là các dự án với vốn đầu tư lớn, nhiều địa phương đã bất chấp các vấn đề về môi trường.

Như vậy khi theo đuổi thu hút đầu tư bằng một loạt các chính sách ưu đãi kể trên, các địa phương thường không ý thức được rằng doanh nghiệp khi quyết định đầu tư thường căn cứ vào tính toán kinh doanh và đầu tư vào nơi đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và triển vọng phát triển hơn là dựa trên những ưu đãi sẽ được hưởng. Quyết định đầu tư thường bị tác động bởi các yếu tố tiêu biểu như: vị trí địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, môi trường chính trị, luật pháp, thiện chí của các quan chức địa phương, khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động có tay nghề.v.v. Nhà đầu tư chỉ đến khi các yếu tố đã sẵn sàng chào đón họ, như: thứ nhất, về mặt bằng, đã được quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng; thứ hai là phải sẵn có hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối; thứ ba là sẵn sàng nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng, không để xảy ra tranh chấp về nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư; thứ tư là chính quyền địa phương phải đi cùng với doanh nghiệp, tìm hiểu kịp thời và nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Sản phẩm rẻ chỉ nên xuất phát từ cải tiến kỹ thuật, từ các dây chuyền sản xuất hàng loạt sau khi đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Do vậy, về mặt marketing, địa phương phải dựa vào nguyên lý: "Yêu cầu về sản phẩm của khách hàng càng ngày càng cao, chứ họ không yêu cầu giá thành hạ".

Marketing địa phương mang lại lợi ích gì?

Điều này không chỉ giúp địa phương cải thiện năng lực cạnh tranh mà còn giúp địa phương “nâng giá sản phẩm” của mình và tạo điều kiện cho nhà đầu tư tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm của họ. Việc nhà đầu tư trả đúng giá những gì họ nhận được cũng góp phần giúp địa phương giải quyết những vấn đề về ngân sách của địa phương mình. Sự quan tâm của các cấp trung ương là hết sức quan trọng bởi nó đảm bảo cho địa phương có được một sự lưu tâm cần thiết mỗi khi một chiến lược, quy hoạch phát triển được hoạch định, một chính sách được xây dựng.

Xét cho cùng thì sự phát triển của địa phương không thể nằm ngoài kế hoạch phát triển chung và nguồn lực của địa phương cũng khó có thể đủ để đảm bảo cho các kế hoạch của địa phương. Một điều không kém phần quan trọng là cùng với việc thực hiện các kế hoạch marketing địa phương thì chính người dân là những đối tượng hưởng lợi trực tiếp. Đó chính là chất lượng cơ sở hạ tầng được cải thiện và nâng cao, là chất lượng cuộc sống được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao…Người dân sẽ được hưởng những sản phẩm – kết quả trực tiếp của các dự án đầu tư, sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm được tạo ra, số lượng và chất lượng các dịch vụ cũng được cải thiện.

Chất lượng cuộc sống được nâng cao, dân trí được cải thiện sẽ đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào sự phát triển của bản thân địa phương. Qua các phân ở trên ta có thể thấy được marketing địa phương có tác dụng to lớn như thế nào trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương.