MỤC LỤC
Với đặc điểm là gần 90% giá trị xuất khẩu thủy sản là từ nguồn nuôi trồng, thời gian vừa qua các địa phương đã chú trọng công tác quy hoạch, nuôi trồng những vùng thủy sản đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, và trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch các vùng nuôi trồng và khai thác, nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu thủy sản. Đây là một hạn chế rất lớn và cần phải được thay đổi trong thời gian tới do những đòi hỏi khách quan của việc tăng sản lượng thủy sản khai thác với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhất là thủy sản ven bờ.
Bên cạnh đó việc NTTS và khai thác hải sản còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết… Chính vì vậy sản lượng thủy sản có được ở khu vực này không ổn định, điều này làm cho giá thu mua nguyên liệu cũng bấp bênh. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương đã tích cực trong việc đổi mới công nghê, mua dây truyền thiết bị kỹ thuật của nước ngoài, đào tạo nguồn lao động. Cộng với nó là những tác động xấu từ những vụ kiện chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP đối với mặt hàng thủy sản đã làm cho hàng Việt Nam khó giữ vững các thị trường truyền thống cũng như khó xâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng mới.
Nói sâu hơn về vấn đề này, chính do sự thả lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, sự chủ quan của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khi không kiểm tra chất lượng nguyên liệu, sự ham lợi trước mắt của các cơ sở khi nuôi trồng, bảo quản sau khai thác mà chúng ta phải trả giá khi mất đi một số thị trường và mất đi uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên thời gian vừa qua, mặc dù có những chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp đa số mới chỉ áp dụng tiện ích của công cụ này ở mức sơ khai. Một kết luận chung cho vấn đề này là mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về tác hại của việc không đảm bảo VSATTP thủy sản nhưng thời gian qua vẫn có rất nhiều những doanh nghiệp, vì những lý do khác nhau đã xuất khẩu tiếp tục những lô hàng vi phạm quy định về VSATTP của chính phủ nước nhập khẩu.
Điều này có thể cho chúng ta thấy, thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn coi thường các cảnh báo về dư lượng của các nước nhập khẩu; thứ hai, các doanh nghiệp vẫn chưa có được những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình trạng thủy sản có dư lượng; thứ ba, không loại trừ tình trạng các doanh nghiệp chế biến vì lợi ích trước mắt của mình đã sử dụng quá mức hoặc cố tình sử dụng các loại kháng sinh, các phụ gia không được phép. Mặc dù công tác đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu, sản phẩm thủy sản chế biến đã được chú trọng, có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định về vấn đề này, tuy nhiên những vi phạm, sai phạm vẫn còn, làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao, công việc đầu tiên là phải quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển giống, rồi tới những yêu cầu kỹ thuật khác như mật độ thả nuôi, chất lượng ao nuôi, những yêu cầu về nước, thức ăn, thú y thủy sản….
Về công tác giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường và xâm nhập vào các thị trường mới, bài học cho các doanh nghiệp nhỏ đó là việc khai thác hợp lý nguồn thông tin, trực tiếp tiếp xúc cũng như mở trang thông tin điện tử riêng của doanh nghiệp, kết nối với kênh thông tin thế giới, trong nước, liên hệ với khách hàng, nhà phân phối, các doanh nghiệp khác. Nhằm tránh những thiệt hại do các vụ kiện chống bán phá giá, các doanh nghiệp khi bị kiện cần phải liên kết với các doanh nghiệp khác, tiến hành tốt công tác vận động hành lang, có thái độ tích cực nhằm thuyết phục là mình không bán phá giá. Đối với các vụ kiện về vi phạm ATVSTP, các doanh nghiệp cần tổ chức quá trình kiểm tra, kết hợp với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự bất lợi về phía doanh nghiệp, có thể thu hồi sản phẩm nhằm giữ gìn uy tín của doanh nghiệp.